Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn Toán 9 sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 9.

1. Công thức

Cho đường tròn tâm O và ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn.

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

• Với BAC^ là góc nội tiếp chắn cung nhỏ BC (như hình 1), ta có thể viết BAC^=12sđBC.

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

• Với α, β là các góc nội tiếp chắn các cung AB,  CD.

− Nếu α = β thì sđ  AB=sđ  CD.

− Nếu sđ  AB=sđ  CD thì α = β.

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

• Với EF là một đường kính của đường tròn, G nằm trên đường tròn thì FGE^=90°.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho đường tròn tâm O và hai dây cung song song AB, CD. Trên cung AB lấy điểm M. Chứng minh rằng AMC^=BMD^.

Hướng dẫn giải:

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

Ta có: AMC^ là góc nội tiếp chắn AC;

BMD^ là góc nội tiếp chắn DB.

Ta lại có AB//CD nên AC=DB.

Do đó AMC^=BMD^.

Ví dụ 2. Cho hình vẽ có CA = CD, BDA^=26°, ACD^=28°. Hãy tính số đo BAC^.

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

Hướng dẫn giải:

Xét tam giác ACD có CA = CD nên ΔACD cân tại C

Suy ra CAD^=CDA^180°ACD2=180°28°2 = 76°

CDB^+BDA^=ADC^ nên CDB^ + 26° = 76°.

Do đó CDB^ = 76° - 26° = 50°.

Ta lại có: BAC^=CDB^=50° (hai góc nội tiếp cùng chắn BC).

Vậy BAC^=50°.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho đường tròn (O) đường kính AB và hai điểm E, F nằm trên một đường tròn. Các đường thẳng AE, BF cắt nhau tại P nằm ngoài đường tròn (O). AF và BE cắt nhau tại Q. Chứng minh PQ vuông góc với AB.

Bài 2. Cho đường tròn (O; R) đường kính BC cố định. Điểm A di động trên đường tròn khác B và C. Vẽ đường kính AOD. Xác định vị trí điểm A để diện tích ΔABC đạt giá trị lớn nhất, khi đó ADC^=?.

Bài 3. Qua điểm A nằm ngoài đường tròn (O) kẻ hai cát tuyến ABC và ADE với đường tròn đó (B nằm giữa A và C, D nằm giữa A và E). Kẻ dây BF // DE. Chứng minh rằng:

a) DBF^=BCE^

b) ΔACE và ΔDCF đồng dạng.

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm (O), biết ABC^=45°; BAC^=60°. Tính số đo cung AB.

Bài 5. Hãy tính số đo góc BDC trong hình sau, biết BCA^=70°:

Công thức tính số đo góc nội tiếp của đường tròn (siêu hay)

Xem thêm các Công thức Toán lớp 9 quan trọng hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học