Công thức tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau (siêu hay)

Công thức tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau Toán 9 sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững công thức, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 9.

1. Công thức

Cho tam giác ABC vuông tại C có A^=α;  B^=β.

Công thức tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau (siêu hay)

- Cho α và β là hai góc phụ nhau, khi đó ta có:

sin α = cos β, cos α = sin β, tan α = cot β, cot α = tan β.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Biến đổi các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn 45°.

sin62°, cos73°, tan65°, cot80°

Hướng dẫn giải:

Ta có: sin62° = cos(90° - 62°) = cos28°;

          cos73° = sin(90° - 73°) = sin17°;

          tan65° = cot(90° - 65°) = cot25°;

          cot80° = cos(90° - 80°) = tan10°.

Ví dụ 2. Tính toán biểu thức sau:

A = sin15° - sin60° + cos30° - cos75° + 2.

Hướng dẫn giải:

A = sin15° - sin60° + cos30° - cos75° + 2

= (sin15° - cos75°) + (cos30° - sin60°) + 2

= 0 + 0 + 2 = 2.

Vậy A = 2.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Biến đổi các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc lớn hơn 45°:

sin30°, cos25°, tan17°, cot42°.

Bài 2. Rút gọn và tính toán biểu thức sau:

A = sin282°+cot24°.cot66°+cos282°.

Bài 3. Biết sin60°=32. Tính cos α, tan α, cot α.

Bài 4. Rút gọn và tính giá trị biểu thức A = 1+tan267°+sin234°1cos267°+cos234°

Bài 5. Tính giá trị biểu thức B = 1+cot276°+tan88°.tan2°1sin276°+12.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 9 quan trọng hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học