Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

Trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo để dễ dàng soạn giáo án KHTN 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Xem thử

Giáo án KHTN 6 Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm của khoa học tự nhiên (KHTN).
  • Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.
  • Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
  • Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTN với môi trường.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.

- Năng lực KHTN: 

+ Phát biểu được khái niệm KHTN.

+   Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.

+   Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN

+   Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.

+ Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTN đối với môi trường.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh

- Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm)

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình trong sách trang 7, Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hàng ngày ở hình đó. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?

- HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp

- GV yêu cầu HS: tìm thêm các ứng dụng của KHTN vào đời sống hàng ngày.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm KHTN – vật sống và vật không sống

a. Mục tiêu: Thông qua các hiện tượng tự nhiên đơn giản thường gặp trong đời sống và các thí nghiệm dễ làm, hấp dẫn, để giúp HS hiểu thế nào là hiện tượng tự nhiên, nhiệm vụ của KHTN

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV đặt câu hỏi, hs trả lời:

? Thế nào là hiện tượng tự nhiên

+ GV thông báo đặc điểm của mọi hiện tượng tự nhiên xảy ra theo những quy luật nhất định. Dùng thí nghiệm trong hinh 1.1 để minh họa cho đặc điểm này.

? Xác định nhiệm vụ của KHTN

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu mục II. Vật sống và vật không sống theo cá nhân và trả lời câu hỏi trong SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV luôn yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh họa. Chỉ cho HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó, không phát biểu định nghĩa KHTN

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

I. Khái niệm Khoa học tự nhiên

- Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

II. Vật sống và vật không sống

Trả lời câu hỏi:

Vật sống (1, 4, 5)

Vật không sống (2, 3, 6)

Hoạt động 2: Nhận biết các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

a. Mục tiêu: HS hoạt động nhóm và làm việc cá nhân tìm hiểu các lĩnh vực chính của KHTN.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có và kinh nghiệm hằng ngày để phát biểu ý nghĩ của em về các lĩnh vực Vật lí học, Hóa học, sinh học.

- Cho HS làm việc cá nhân điền thông tin vào Bảng 1.1

- Cho HS hoạt động nhóm thực hiện các thí nghiệm Hình 1.1

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS điền thông tin Bảng 1.1, báo cáo kết quả thí nghiệm Hình 1.1

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

Trong KHTN không chỉ có 3 lĩnh vực (Vật lí học, Hóa học, Sinh học) mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Có thể nhắc tới Thiên văn học vì các em sẽ được học một số bài thiên văn ở cuối chương trình KHTN 6.

III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

Hình 1.1:

a, Đầu khác tên hút nhau, cùng tên đẩy nhau

b, Có bị biến đổi thành chất khác

c, HS làm thí nghiệm và nhận xét

d, Cây sẽ héo tàn

Bảng 1.1:

Hiện tượng

Lĩnh vực khoa học tự nhiên

Sinh học

Hóa học

Vật lí học

a



X

b


X


c



X

d

X





Hoạt động 3: Nhận biết vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống

a. Mục tiêu: Dựa vào việc so sánh các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng xưa và nay để giúp HS thấy được vai trò của KHTN đối với đời sống.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, quan sát Hình 1.2 và 1.3 và trả lời các câu hỏi.

+ Yêu cầu HS đưa thêm những so sánh không có trong hình 1.2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống

- HS tự trả lời dựa trên Hình 1.2, ví dụ đối với lĩnh vực thông tin liên lạc:

+ Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển: phương tiện truyền thông thô sơ, dùng loa và di chuyển để đưa tin,...

+ Hiện nay: dùng điện thoại truy cập internet để đọc tin tức,...

- HS tự trả lời dựa trên Hình 1.3. 

+ Lợi ích: công nghiệp phát triển, phương tiện giao thông hiện đại,...

+ Tác hại: khí thải, ô nhiễm môi trường,...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm giáo án lớp 6 Kết nối tri thức các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học