Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 54: Hệ Mặt Trời

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

GV tổ chức cho HS các loại hoạt động như hoạt động khởi động bước vào nghiên cứu bài học, trò chơi, hoạt động trải nghiệm kiểm chứng lí thuyết để HS:

+ Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời.

+ Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

+ Vận dụng được kiến thức vào đời sống thực tế (chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời).

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, theo dõi video để tìm hiểu về cấu trúc sơ lược của Hệ Mặt Trời, nêu được tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong  tìm hiểu chu kì tự quay, chu kì quay quanh Mặt Trời và khoảng cách đến Mặt Trời của tám hành tinh, hợp tác để đưa ra so sánh về khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời và sự liên hệ giữa khoảng cách này với chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong vẽ sơ đồ biểu diễn sơ lược hệ Mặt Trời theo một tỉ lệ cho trước và giải tích lí do từ Trái Đất, có thể nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

- Năng lực KHTN:

+ Quan sát được tranh, ảnh, video để rút ra nhận xét về khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời.

+ So sánh, rút ra được sự liên hệ giữa khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời và chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh đó.

+ Giải thích được lí do có thể nhìn thấy các hành tinh dù chúng không phải là nguồn sáng.

+ Vẽ được sơ đồ biểu diễn Hệ Mặt Trời theo đúng tỉ lệ cho trước.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

-  Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.

-  Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về Hệ Mặt Trời.

-  Trung thực, cẩn thận trong xử lí kết quả được nhận, rút ra nhận xét và vẽ sơ đồ theo đúng tỉ lệ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:   

+ Các slide chiếu Hình 54.1; 54.2; 54.3; chiếu bảng số liệu về các hành tinh.

+ Các vật liệu: bìa các-tông, đỉnh ghim, giấy nến, băng dính đủ cho các nhóm chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời.

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: HS nghiên cứu nội dung cơ bản của bài học: cấu trúc của hệ Mắt Trời và đặc điểm của các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời.

b. Nội dung: HS sử dụng kinh nghiệm thực tế để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

+ GV đặt câu hỏi gây sự chú ý của HS: “Em nào biết, ngoài Trái Đất, còn có những thiên thể nào quay quanh Mặt Trời?”

+ Sau khi HS trả lời  các thiên thể và đặt tiếp câu hỏi: “Trong các thiên thể quay quanh Mặt Trời, thiên thể nào ở gần Mặt Trời nhất, thiên thể nào ở xa Mặt trời nhất?” 

+ HS trả lời theo ý nghĩ của mình sau đó GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của hệ mặt trời

a. Mục tiêu:  HS hiểu được kiến thức về hệ mặt trời

b. Nội dung: HS đọc hiểu, chơi trò chơi, thực hành để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, yêu cầu quan sát Hình 54.1, ghỉ ra giấy trả lời các câu hỏi:

+ Hệ Mặt Trời bao gồm những thiên thể nào? Vì sao các thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các “hành tinh” mà không gọi là “sao”? 

+ Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?

+ Dự đoán xem, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tỉnh có giống nhau không?

~ Cho HS làm việc cả lớp, GV chiếu Hình 54.1 và yêu cầu trả lời lần lượt từng câu hỏi, đại diện các nhóm lần lượt trả lời.

- Khi quan sát Hình 54.1, HS có thể thắc mắc sự khác lạ về hình dạng của các hành tinh vòng ngoài, GV xem phần “Thông tin bổ sung” để giải thích cho HS, các vành khuyên bao quanh bốn hành tinh vòng ngoài là biểu tượng các vệ tỉnh của hành tinh.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS làm việc cả lớp quan sát Hình 54.1 và trả lời lần lượt từng câu hỏi

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: xung phong đại diện các nhóm lần lượt trả lời, nhóm còn lại nghe và nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV tổng kết, khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.

I. Hệ mặt trời

Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.

 Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tình, hơn một trấm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ 

Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

? CH:

Câu 1. Thủy tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

Câu 2. Thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hành tinh của hệ mặt trời

a. Mục tiêu:  HS nắm được một số đặc điểm của các hành tinh

b. Nội dung: HS làm việc nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, nhiệm vụ: Xem 2 bảng số liệu về các hành tinh, trả lời câu hỏi, ghi lại trên giấy:

- Hành tinh quay quanh Mặt trời mất nhiều thời gian nhất?

+ Tiếp tục cho HS làm việc nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong mục II, đại diện các nhóm trả lời trước lớp.

+ Cho HS thực hành cá nhân: Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành

tỉnh theo tỉ lệ 1 em ứng với I AU, cho nhận xét về khoảng cách giữa các hành tinh.

+ GV hướng dẫn HS về nhà chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời, viết báo cáo mô tả kết quả quan sát.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS làm việc cả lớp quan sát Hình 54.1 và trả lời lần lượt từng câu hỏi

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: xung phong đại diện các nhóm lần lượt trả lời, nhóm còn lại nghe và nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV tổng kết, khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.

II. Các hành tinh của hệ mặt trời

1. Các hành tinh của hệ mặt trời

Trong bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời, một ngày của hỏa tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.

2. Các hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời

* CH:

Câu 1. Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ, ... đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời. Nói như thế là sai. Vì chúng là các hành tinh chứ không phải sao.

Câu 2. Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời vì chúng không thể tự phát sáng nhưng chúng nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại nên ta có thể thấy chúng.

Câu 3. Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất. Vì Trái Đất gần Mặt Trời hơn Hải Vương tinh

* HĐ: HS tự về sơ đồ và nhận xét

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập :

Câu 1: Hãy điền Đúng (Đ), Sai( S) vào đánh giá các phát biểu sau:


Nói về chuyển động của mặt trời và thiên thể

Đánh giá


1

Hệ Mặt Trời chỉ gồm mặt trời và 8 hành tinh


2

Hành tinh ở càng xa mặt trời thì có chu kì quay quanh mặt trời càng lớn


3

Mặt trăng không chỉ quy quanh trái đất mà còn quay quanh mặt trời.


4

Hòa tinh là hành tinh giống trái đất nhé


Câu 2: Hãy mô tả vị trí Trái Đất trong hệ mặt Trời

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức chỉ ra vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học