Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Quan sát được tế bào lớn hơn bằng mắt thường và tế bào nhỏ hơn bằng kính hiển vi
  • Làm được tiêu bản tế bào biểu bì thực vật
  • Quan sát và nhận biết được các thành phần cơ bản trong tế bào
  • Vẽ hình và so sánh được sự khác nhau giữa các tế bào quan sát được

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác,

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  thiết bị, dụng cụ và mẫu vật ( SGK)

2 - HS :  Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi khởi động trong SGK để HS dự đoán câu trả lời

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV dẫn dắt:

Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về tế bào và ý nghĩa của sự lớn lên, sinh sản của tế bào qua tranh ảnh và video. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ thực hành trực tiếp quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ bằng kính hiển vi, kiểm chứng lại một cách trực quan các nội dung lý thuyết đã được học để các em dễ dàng so sánh các điểm giống và khác nhau giữa chúng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào

b. Nội dung: HS đọc và quan sát hình ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS/ nhóm phụ thuộc vào số lượng dụng cụ, thiết bị và mẫu vật GV chuẩn bị được (nên đảm bảo mỗi nhóm không quá 5 HS)

+ GV đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung thực hành như: thời gian, yêu cầu cần đạt được. GV có thể khuyến khích các nhóm bằng điểm thưởng đối với nhóm làm nhanh có tiêu bản đẹp.

+ GV tổ chức để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành ( quan sát ngay sau khi làm tiêu bản). GV có thể làm mẫu một số thao tác khó và giải đáp các thắc mắc của HS ( nếu có)

Nội dung thực hành

Thời gian đề xuất

Yêu cầu cần đạt được

Làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây

10-15 phút

- Lớp biểu bì được lột 

Quan sát tế bào trứng cá

5-7 phút

- Quan sát được hình dạng từng tế bé trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp

- Xác định được thành phần quan sát được là cấu trúc nào của tế bào

+ GV quan sát và hỗ trợ HS, đồng thời nhắc nhở HS đảm bảo về mặt thời gian để hoàn thành toàn bộ nội dung bài thực hành.

+ GV có thể củng cố kiến thức về thành phần tế bào dựa trên việc trình chiếu và phân tích ảnh chụp một tiêu bản quan sát bằng kính hiển vi của một nhóm HS hoặc tiêu bản chuẩn do GV chuẩn bị trước.

+ GV cần lưu ý HS cần thận khi sử dụng các dụng cụ như dao mổ, kim mũi mác.

+ GV nên hướng dẫn kĩ và làm mẫu một số thao tác như: dùng kim mũi mác lột biểu bì hành tây.

+ GV cũng nên chuẩn bị sẵn tiêu bản tế bào biểu bì hành tây và hình ảnh của các tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi để hỗ trợ phần củng cố kiến thức và làm mẫu cho nhóm làm tiêu bản chưa đẹp.

+ Trong quá trình HS thực hành, GV cần bao quát lớp để hỗ trợ các nhóm hoàn thành nội dung bài học, đồng thời đánh giá được kỹ năng và thái độ của HS.

+ GV nên sử dụng điểm thực hành như phần điểm thưởng để khuyến khích HS.

+ GV nên hướng dẫn kĩ và làm mẫu một số thao tác như: dùng kim mũi mác lột biểu bì hành tây.

+ GV cũng nên chuẩn bị sẵn tiêu bản tế bào biểu bì hành tây và hình ảnh của các tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi để hỗ trợ phần củng cố kiến thức và làm mẫu cho nhóm làm tiêu bản chưa đẹp.

+ Trong quá trình HS thực hành, GV cần bao quát lớp để hỗ trợ các nhóm hoàn thành nội dung bài học, đồng thời đánh giá được kỹ năng và thái độ của HS.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+ Ở từng nội dung, các nhóm có thể trao đổi hình ảnh tiêu bản, nhận xét kết quả làm tiêu bản của nhau và rút ra các kinh nghiệm cụ thể để có tiêu bản đẹp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

Sau khi trao đổi, các nhóm tổng hợp lại kiến thức và báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV lưu ý cho HS cẩn thận khi sử dụng dụng cụ như dao mổ, kim mũi mác

GV nên sử dụng điểm thực hành như phần điểm thưởng để khuyến khích HS.

I. Chuẩn bị 

1. Thiết bị, dụng cụ

Kính hiển vi có vật chất 40x và kính lúp ( xem bài 4 - chương I)

Nước cất đựng trong cốc thủy tinh

Đĩa petri

Các dụng cụ trong hình 21.1

2. Mẫu vật

- Củ hành tây

- Trứng cá

II. Cách tiến hành

1. Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì hành tây

+ Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành, sau đó tạo một vết cắt hinh vuông nhỏ kích thước 7 - 8 mm ở mặt trong của vảy hành. Sử dụng panh/kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bảo trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bi).

+ Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kinh đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh. Sử dụng giấy thấm để thấm phân nước thừa.

+ Bước 3: Đặt lam kinh lên bản kinh của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kinh 40x. (Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi theo

các bước đã học ở bài 4 — chương l).

2. Quan sát và vẽ tế bào trứng cá

+ Bước 1. Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.

+ Bước 2. Nhỏ một ít nước vào đĩa.

+ Bước 3. Dùng kim mũi mác khoáng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

+ Bước 4. Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.

+ Bước 5. Vẽ hình tế bào em quan sát được.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài thu hoạch

a. Mục tiêu: HS hoàn thành bài thu hoạch

b. Nội dung: HS báo cáo lại kết quả bài thu hoạch

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS hoàn thiện bài thu hoạch bằng cách trả lời 3 câu hỏi trong sgk trang 74

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS đọc nhiệm vụ và hoàn thiện bài thu hoạch

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV yêu cầu HS thu lại bài thu hoạch

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Xem và đánh giá bài thu hoạch HS

III. Thu hoạch

1. GV yêu cầu HS quan sát và vẽ hình: HS vẽ hình tế bào biểu bì hành tây, tế bào trứng cá. Hình vẽ có chú thích cụ thể thành phần quan sát được

Bảng mô tả hình dạng và các thành phần tế bào quan sát được. HS có thể có đáp án khác phụ thuộc vào kết quả quan sát thực tế.


Tế bào hành tây

Tế bào trứng cá

Thành phần quan sát được

Thành tế bào nhân tế bào

Màng tế bào, tế bào chất

Thành phần không quan sát được

Màng tế bào, các bào quan

Nhân, các bào quan

Hình vẽ



3. a. HS dựa vào kết quả quan sát thực tế để trả lời câu hỏi

b. Đặc điểm để phân biệt tế bào hành tây và tế bào trứng cá là: kích thước, sự có mặt của thành tế bào

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập:

Câu 1. Nêu các đặc điểm nhận biết tế bào thực vật và tế bào động vật.

Câu 2. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy ở tế bào của nhóm sinh vật nào?

A. Động vật. 

B. Thực vật.

C. Người. 

D. Vi khuẩn.

Câu 3. Trứng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà là thành phần nào trong cấu trúc của tế bào? Vai trò của chúng trong quá trình phát triển của trứng thành gà con là gì?

Gợi ý :

Câu 1. Tế bào thực vật: có thành tế bào (tế bào thường có hình đa giác, hình chữ nhật;

có lục lạp và có thể quan sát thấy một không bào trung tâm có kích thước lớn.

Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng (tế bào thường có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp

Câu 2. D

Câu 3. Trứng gà là một tế bào, lòng đỏ và lòng trắng thuộc cấu trúc của tế bào chất.

Nếu trứng được thụ tinh, phôi nằm ở phần lòng đỏ sẽ phát triển thành gà con nhờ chất

dinh dưỡng được cung cấp bởi lòng đỏ (chủ yếu là protein) và lòng trắng (chủ yếu là nước và muối khoáng). 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

Yêu cầu HS vận dụng để hoàn thành yêu cầu:

1. Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống

2. Dựa vào các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật để có hành động phù hợp giúp chăm sóc và chăm sóc và bảo vệ sinh vật

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác