Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 38: Đa dạng sinh học

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được khái niệm đa dạng sinh học

- Trình bày được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và với con người

- Trình bày được nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

- Đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực quan sát
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thích môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  

- Các tranh, ảnh về các loài sinh vật, hệ sinh thái

- Các tranh ảnh về sản phẩm có nguồn gốc từ đa dạng sinh học

- Các tranh ảnh về các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

- Các tranh, ảnh về các biện pháp bảo vệ đa dạ sinh học

- Thiết bị máy chiếu, slide bài giảng

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: dẫn dắt hứng thú của HS về sự tồn tại của con người là dựa vào đa dạng sinh vật

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV đưa ra câu hỏi ở hoạt động khởi động, cùng học sinh dự đoán và cùng các em chia sẻ thoải mái những suy nghĩ của các em (kể cả chưa đúng) về đa dạng sinh học

Dẫn dắt: Loài người từ khi hình thành đã biết săn bắn, hái lượm để tồn tại và phát triển. Cho đến nay, đa dạng sinh học vẫn cung cấp cho con người các bữa ăn cho tới quần áo để mặc. Nếu không có sự tồn tại của các loài sinh vật khác, chắc chắn con người không thể tồn tại được.Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung kiến thức trả lời cho câu hỏi vai trò của đa dạng sinh học là gì và tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm về đa dạng sinh học là gì?

a. Mục tiêu: HS hình thành khái niệm đa dạng sinh học, sử dụng các ví dụ thực tế

b. Nội dung: HS sử dụng hình 38.1 và 38.2 SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 và 38.2 yêu cầu HS quan sát hình vẽ khu rừng, cánh đồng  và rút ra khái niệm về đa dạng sinh học

HS lấy ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo cá nhân, quan sát hình 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + Hs xung phong phát biểu lại, hs khác lắng nghe bổ sung

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, đánh giá, bổ sung: Đa dạng sinh học còn được thể hiện ở đa dạng gen và đa dạng hệ sinh thái

I. Đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên.

  • Ví dụ đa dạng sinh học ở loài gà: gà tre, gà chọi, gà lôi, gà rừng, ...
  • Đa dạng sinh học ở loài lúa: lúa nếp, lúa tẻ, lúa mạch, ...

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên

a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên thông qua nội dung và hình trong SGK

b. Nội dung: HS sử dụng hình ảnh và thông tin SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS chia thành các nhóm tự đọc SGK mục II.1, trình bày ngắn gọn các vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên, con người:

? 1: Quan sát hình 15.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất.

a) Cú mèo

b) Thực vật

? 2:  Kể tên các loài thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS đọc và trả lời câu hỏi ở mục II.1, trong SGK

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + Mỗi nhóm đưa ra các vai trò của đa dạng sinh học đối với con người và ví dụ ở mỗi vai trò

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, tổng hợp lại các nội dung chính

II. Vai trò của đa dạng sinh học

1. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

Vai trò giúp duy trì và ổn định sự sống trên trái đất, đảm bảo sự tồn tại và ổn định cân bằng hệ sinh thái

?CH1:

a) Khi cú mèo bị giảm số lượng hoặc biến mất thì số lượng loài chuột sẽ tăng lên. Chúng sẽ tranh giành và ăn hết thức ăn của loài thỏ và dê, phá hoại thực vật. Khi đó làm số lượng thỏ và dê cũng giảm đi đồng thời các loài động vật ăn thịt như chó rừng, sư tử hay mèo rừng cũng giảm số lượng.

 b) Khi thực vật bị giảm số lượng hoặc biến mất thì những loài ăn thực vật như chuột, thỏ, dê sẽ không có đủ thức ăn. Khi đó số lượng loài của chúng sẽ giảm kéo theo những loài động vật ăn thịt cũng giảm về số lượng.

2. Vai trò của đa dạng sinh học với con người:

+ Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người thông qua việc cung cấp ổn định nguồn nước, lương thực, thực phẩm

+ Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng

+ Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiên tai

? CH2: Thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật: thịt, trứng, cơm, hoa quả, bàn, ghế, lược, đàn piano, ...

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả thông qua việc HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời các câu hỏi

b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm từ 4-6 người, đọc SGK và yêu cầu:

+ Tìm hiểu tình trạng đa dạng sinh học hiện nay thông qua trả lời câu hỏi mục III.1 trong SGK

+ Trình bày hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học thông qua việc trả lời câu hỏi ở mục III.2 trong SGK

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS đọc thông tin, thảo luận nhóm, tổng hợp lại ý kiến vào giấy

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV gọi 1 nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, bổ sung ở mỗi hoạt động trả lời của HS, chốt kiến thức

II. Nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

1. Nguyên nhân

 Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: 

+ Nguyên nhân tự nhiên: cháy rừng, núi lửa.

+ Do con người: phá rừng; phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ; săn bắt động vật hoang dã.

+ Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là do con người, con người tác động nhiều và liên tiếp vào môi trường và vào đa dạng sinh học.

-  Các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học của con người: đốt rừng, khai thác quá mức sinh vật,... 

2. Hậu quả

+ Phá rừng làm mất lượng lớn các loài sinh vật dẫn đến các hậu quả: động vật hoang dã mất đi nơi ở và nguồn thức ăn dẫn đến không tồn tại được; con người mất đi một nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, cây gỗ phục vụ cho hoạt động sản xuất; giảm đa dạng nguồn gen; tăng nguy cơ sạt lở, lũ lụt,....

Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

a. Mục tiêu: HS đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên chính nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

b. Nội dung: HS quan sát hình 38.9 kết hợp với kiến thức bản thân để hoàn thiện yêu cầu GV

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS quan sát Hình 38.9 kết hợp với kiến thức về các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học để đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Sau đó, GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động trong SGK.

HS về nhà tìm hiểu  thêm về các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học,... tuyên truyền cho mọi người và cùng thực hiện.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát tranh kết hợp với kiến thức thực tế hoàn thành câu hỏi hoạt động

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV đánh giá bổ sung nếu chưa hoàn chỉnh

IV. Bảo vệ đa dạng sinh học

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: bảo vệ rừng, trồng rừng, xây dựng vườn quốc gia và khu bảo tồn, bảo vệ động vật hoang đã,...


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để thực hàn.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

HS áp dụng kiến thức đã học thực hiện những hành động thiết thực góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. HS tuyên truyền cho mọi người sự cần thiết bảo vệ đa dạng sinh học và những biện pháp thực hiện

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………….

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác