Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 47: Một số dạng năng lượng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được một số dạng năng lượng

- Phân biệt được các dạng năng lượng theo tiêu chí (Theo nguồn phát ra chúng)

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để nhận biết khi nào có năng lượng và tìm hiểu về các dạng năng lượng.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để nhận biết năng lượng và cách thể hiện của các dạng năng lượng .

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc liên hệ giữa từng dạng năng lượng và biểu hiện tương ứng.

- Năng lực KHTN:

+ Lấy được ví dụ về một số dạng năng lượng thường gặp

+ Nêu một số dạng năng lượng thường gặp.

+ Trình bày được mối liên hệ giữa một số dạng năng lượng với các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.

+ Xác định được nguồn phát ra các dạng năng lượng tương ứng.

Phân tích được tồn tại những dạng năng lượng nào trong một hiện tượng cụ thể.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các dạng năng lượng

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ trong các nhiệm vụ của nhóm.

- Trung thực, cẩn thận, ghi chép kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu học tập cá nhân, phiếu nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:   

Máy tính, máy chiếu để chiếu hình trong SGK, có thể dùng tranh, ảnh phóng to

Phiếu học tập

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: HS có thể nhận biết được các dạng năng lượng xuất hiện trong những hiện tượng đó

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát và hình đầu bài, yêu cầu HS chỉ ra các dạng năng lượng xuất hiện trong các hiện tượng đó.

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 47: Một số dạng năng lượng | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

- HS quan sát trả lời. Dự kiến: Năng lượng trong hình là năng lượng hóa học và năng lượng điện.

- Sau đó gv đánh giá nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận biết năng lượng

a. Mục tiêu: Nhận viêt năng lượng dựa vào biểu hiện của năng lượng trong cuộc sống hằng ngày

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc các ví dụ SGK và hoàn thành câu hỏi hoạt động:

+ Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng. Sắp xếp những thứ tìm thấy theo dạng năng lượng sử dụng tương ứng (điện, nhiệt, âm thanh, ánh sáng). Nêu những gì đang xảy ra đối với các vật đó.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS tự nghiên cứu thông tin và ví dụ sgk và chuẩn bị câu trả lời cho hoạt động

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + 1 HS phát biểu, nêu ý kiến, HS còn lại nghe nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- Gv nhận xét, bổ sung ( nếu chưa chính xác)

I. Nhận biết năng lượng

Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết năng lượng qua biểu hiện của nó

VD: 

+ Nhận biết hoá năng do thức ăn cung cấp cho cơ thể qua sự ấm lên của cơ thể hoặc qua các hoạt động:

đi bộ, chạy nhày, đi xe đạp, chơi bóng...

+  Nhận biết năng lượng âm qua sự rung nhẹ của bản tay áp vào màng loa tivi, sự rung động của mặt nước trong cốc thuỷ tinh đặt gần loa.

Những vật đang sử dụng năng lượng:

  • Điện năng: đèn pin, tivi, quạt, tủ lạnh
  • Nhiệt năng: ấm đun nước, xoong, bình nước nóng
  • Ánh sáng: đèn dầu

Hoạt động 2: Phân loại các dạng năng lượng

a. Mục tiêu:  Phân loại và phân biệt các dạng năng lượng

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS tìm hiểu Bảng 47.1 về cách phân loại năng lượng theo nguồn phát giúp HS ôn lại một số dạng năng lượng đã biết ở Tiểu học như năng lượng điện, năng lượng âm, năng lượng hóa học, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng cùng với một số dạng năng lượng khác mà HS mới được biết ở bài học này. 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS tự nghiên cứu thông tin và ví dụ sgk và chuẩn bị câu trả lời cho hoạt động

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV mời HS phát biểu, nêu ý kiến và mời HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- Gv nhận xét, bổ sung ( nếu chưa chính xác), rút ra nhận xét chung về các dấu hiệu có thể quan sát được để nhận biết các dạng năng lượng,

II. Các dạng năng lượng

Các dạng của năng lượng:

+ Động năng

+ Thế năng hấp dẫn

+Năng lượng điện

+Năng lượng ánh sáng

+ Năng lượng âm

+Năng lượng nhiệt

Câu 1. Các dạng năng lượng chính được sử dụng:

a) năng lượng ánh sáng

b) thế năng hấp dẫn

c) điện năng

Câu 2.

Ta nối như sau:

1 -  d

2 - a

3 - e

4 - b

5 - c

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vào PHT 1 

HS hoàn thiện nhanh và nộp lại cho GV nhận xét

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS trình bày trước lớp ý kiến của mình về dạng năng lượng dễ vận chuyển để sử dụng và dễ hóa thành năng lượng khác.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………….

Câu 1. Gọi tên dạng năng lượng có mặt trong các tình huống sau đây:

a) Thuyển buổm di chuyển trên biển.

b) Dây cao su bị kéo dân.

c) Thắp sáng các ngọn nến trên bánh sinh nhật.

d) Một vận động bắn cung trúng mục tiêu.

Câu 2. Ghép mỗi hoạt động ở cột bên trái với nguồn năng lượng ở cột bên phải (mỗi hoạt động có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau).

Hoạt động                                              Nguồn năng lượng

1) Máy hút bụi đang hoạt động,

a. Nước

2) Chong chóng giấy đang quay.

b. Gió

3) Học sinh đạp xe trong công viên. 

c. Điện

4) Mặt nước trong chiếc cốc rung động khi đặt cốc nước trước màng loa đang hoạt động

d. Ánh sáng mặt trời

e) Âm thanh

5) Cầu thủ chuyền bóng cho đồng đội

g) Thực phẩm


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học