Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 11: Oxygen. Không khí

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được một số tính chất vật lí của oxygen: trạng thái, màu sắc, tính tan.

- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.

- Tìm được ví dụ về vai trò của oxygen trong đời sống.

- Nêu được thành phần của không khí: oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và các khí khác.

- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Trình bày được sự ô nhiễm không khí bao gồm: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
  • Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
  • Năng lực thực hành.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh, tư liệu cho thấy oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất, lọ đựng khí oxygen.

- Hình ảnh, tư liệu về vai trò của oxygen: sự cháy, sự hô hấp...

- Hóa chất, dụng cụ: 

+ Hai ống nghiệm có nút (hoặc hai lọ thuỷ tinh có nút), nước đá, nước màu.

+ Chậu thuỷ tinh, cây nến gắn vào đế nhựa, nước vôi trong (hoặc kiềm loãng), phenolphtalein, cốc thuỷ tinh. Dùng bút đánh dấu chia cốc thành 5 phần đều nhau.

2. Đối với học sinh

- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi du hành tới Mặt Trăng không?

- HS thảo luận trả lời câu hỏi

- GV gợi ý để HS thấy trên các hành tinh khác không có oxygen hay nếu có thì hàm lượng oxygen không thích hợp để cho sự sống tồn tại. Từ đó, HS bắt đầu hiểu được vai trò quan trọng của oxygen đối với sự sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu oxygen trên Trái Đất (15 phút)

a. Mục tiêu: GV hướng dẫn, gợi mở cho HS tìm hiểu trong bài đọc hiểu hoặc tìm các ví dụ trong thực tế để thấy oxygen có ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí.

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mô tả những bức tranh trong hình 11.1 để HS thấy oxygen có trong đất, trong nước, trong không khí. 

+ Yêu cầu HS nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong đất, trong nước, trong không khí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi

+ HS khác nhận xét, bổ xung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Oxygen trên Trái Đất

Oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất

VD: 

- Động thực vật cần có oxygen để hô hấp. 

- Các loại động vật, thực vật và con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen.

- Cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước.

- Nhiều loài giun, dế hô hấp được trong đất xốp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của oxygen (20 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua các bằng chứng về sự có mặt của oxygen, HS có thể rút ra một số tính chất vật lí của oxygen như màu sắc, mùi v, thể và khả năng tan trong nước,...

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu các tính chất vật lí của oxygen.

+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK phần II.1

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện HS báo cáo kết quả 

+ HS cả lớp nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

II. Tính chất vật lý và tầm quan trọng của oxygen

1. Tính chất vật lý của oxygen

Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khi.

Oxygen hoá lỏng ở -183 °C, hoá rắn ở -218 °C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

Trả lời câu hỏi:

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tổn tại ở thể khí.

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89 °C. Khi đó oxygen ở thể khí, vì nhiệt độ sôi của oxygen là ~183 °C.

3. a) Không nhìn thấy được khí oxygen. Vì nó là chất khí không màu.

b) Khí oxygen có tan trong nước nên các sinh vật trong nước mới sống được.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tầm quan trọng của oxygen (15 phút)

a. Mục tiêu: GV gợi mở, hướng dẫn HS phát biểu về tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm quan sát nh 11.2 thảo luận về vai trò của oxygen => tầm quan trọng của nó.

+ Thảo luận về tác hại của nó, liên hệ với những thảm hoạ như hoả hoạn, cháy rừng, nổ,...

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần II.2 SGK

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS thảo luận trả lời câu hỏi

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 

+ Nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. 

=> GV sẽ chốt lại ở các vai trò quan trọng nhất: oxygen cần cho hô hấp của động vật, thực vật (sự sống) và cần cho sự cháy (để thắp sáng hoặc lấy nhiệt sưởi ấm, nấu ăn,...).

2. Tầm quan trọng của oxygen

Oxygen dùng cho bệnh nhân thở, dùng để đốt lửa sưởi ấm, dùng đốt đèn thắp sáng,...

Ví dụ: Khi nấu nướng, ta cần nhiệt từ lửa; ta đốt nến cháy để thắp sáng; trong ngày lạnh, ta đốt lửa để sưởi ấm.... 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về thành phần của không khí (20 phút)

a. Mục tiêu: GV biểu diễn thí nghiệm hoặc cho HS xem video thí nghiệm xác định thành phần không khí để rút ra kết luận

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát biểu đồ hình 11.3, từ đó nêu tên những chất có trong không khí.

+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần III

* Hoạt động nhóm:

- GV cho HS làm thí nghiệm Tìm hiểu một số thành phần của không khí trong SGK, sau đó rút ra nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS thảo luận trả lời câu hỏi

+ HS thực hiện thí nghiệm, viết kết quả

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 

+ Nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

III. Thành phần của không khí

Thành phần không khí gồm:

78% Nitơ, 21% oxi và 1% cacbon đioxit, hơi nước và các khí khác

Kết quả thí nghiệm

1. Nước không màu bám lên thành cốc lạnh chứng tỏ trong không khí có hơi nước.

2. a) Khi cây nến tắt là lúc oxygen trong cốc đã cháy hết.

b) Chiều cao cột nước dâng lên bằng khoảng 1/5 chiều cao của cốc, chứng tỏ oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của không khí (10 phút)

a. Mục tiêu: GV cho HS thảo luận về những vai trò của không khí.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nêu vai trò của không khí đối với sự sống.

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không khí chỉ có oxygen?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS thảo luận trả lời câu hỏi

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện HS báo cáo kết quả. 

+ HS khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

IV. Vai trò của không khí

Vai trò của không khí đối với sự sống:

- Không khí giúp điều hoà khí hậu; bảo vệ Trái Đất: khi các thiên thạch rơi từ vũ trụ do cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

- Nitrogen trong không khí khi trời mưa dông có sấm sét chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng (dạng phân bón tự nhiên).

- Oxygen cần cho sự hô hấp, sự cháy.

- Carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây.

- Hơi nước: hình thành các hiện tượng tự nhiên (như mây, mưa,...).

Hoạt động 6: Tìm hiểu sự ô nhiễm không khí (30 phút)

a. Mục tiêu: GV cho HS thảo luận về nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí; tác hại của ô nhiễm không khí và hành động HS cần làm để giảm ô nhiễm không khí.

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 11.7, nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

+ Thảo luận các tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người.

+ Em có thể làm gì để làm giảm ô nhiễm không khí?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS thảo luận trả lời câu hỏi

+ GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện HS báo cáo kết quả. 

+ HS khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

V. Sự ô nhiễm không khí

1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: xả rác bừa bãi, đốt rừng/cháy rừng, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ nhà máy/hoạt động sản xuất.

-  Ô nhiễm không khí gây bệnh về hô hấp, gây mưa acid, giảm chất lượng đất, chất lượng nước...

2. Bảo vệ môi trường không khí

Các việc em có thể làm để góp phần giảm ô nhiễm không khí: trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Viết “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai trong bảng sau:


Đúng

Sai

a) Oxygen tan được trong nước.



b) Oxygen sinh ra trong quá trình cây hô hấp.



c) Oxygen tiêu thụ trong quá trình động vật hô hấp.



d) Nến, than, xăng, dầu cháy trong oxygen.



e) Đám cháy lớn sẽ tắt nếu không có oxygen.



g) Oxygen là chất khí không màu.



h) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.



Câu 2. Hoàn thành bảng sau về vai trò của các khí có trong không khí:

Khí

Vai trò

Oxygen


Nitrogen


Carbon dioxide


Câu 3. Kể tên các nguồn gây ô nhiễm không khí mà em biết

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

Dự kiến sản phẩm

Câu 1. a) Đ        b) S             c) Đ           d) Đ           e) Đ           g) Đ         h) Đ

Câu 2: 

Khí

Vai trò

Oxygen

Cần cho sự hô hấp, sự cháy

Nitrogen

Nguồn cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng

Carbon dioxide

Cần cho sự quang hợp, giữ cho Trái Đất

Câu 3: VD: Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy, rác thải,...

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

+ Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng (nguồn cung cấp oxygen cho Trái Đất).

+ Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí.

- HS thảo luận trả lời câu hỏi

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.

- Gắn với thực tế.

- Tạo cơ hội thực hành cho người học.

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Hấp dẫn, sinh động.

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập.

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác