Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 45: Lực cản của nước

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

-  Trình bày được các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản.

-  Trình bày được khái niệm lực cản của nước là tác dụng cản trở chuyển động của nước với các vật chuyển động bên trong nước.

-  Trình bày được đặc điểm lực cản của nước, độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.

-  Vận dụng được khái niệm lực cản của nước để giải thích một số hiện tượng có liên quan trong đời sống.

-  Vận dụng đánh giá được không khí cũng tác dụng lực cản lên vật chuyển động trong nó.

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+  Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về lực cản của nước, đặc điểm lực cản của nước và lực cản của không khí.

+  Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thí nghiệm tìm hiểu khái niệm và đặc điểm lực cản của nước.

+  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong hoạt động thí nghiệm về lực cản của nước.

- Năng lực KHTN:

+   Lấy được ví dụ về lực cản vật chuyển động trong nước.

+   Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm lực cản của nước.

+   Trình bày được khái niệm lực cản của nước và đặc điểm lực cản của nước.

+   Xác định được tầm quan trọng lực cản của nước đối với cuộc sống.

+   Nêu được lực cản của nước còn có lực cản của không khí.

+   Đánh giá được đặc điểm lực cản của không khí cũng tương tự như lực cản của nước.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

-  Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khái niệm lực cản của nước và đặc điểm lực cản của nước, lực cản của không khí.

-  Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm lực cản của nước

-  Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các kết quả trong hoạt động thực hành nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm lực cản của nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:   

Dụng cụ để chiếu hình

Dụng cụ để làm thí nghiệm hình 45.1

2. Đối với học sinh : Vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: HS tự phát hiện ra sự tồn tại của lực cản vì nó liên quan đến hiện tượng mà các em đều biết đã biết hoặc có thể đoán dễ dàng là: máy bay, chuyển động nhanh hơn tàu ngầm

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phần mở đầu từ đó tìm ra nguyên nhân và đi đến suy luận về sự tồn tại của lực cản

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 45: Lực cản của nước | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

Trong hai phương tiện ở trên thì chúng sẽ chịu tác dụng của lực cản nào?

HS quan sát và vận dụng hiểu biết để trả lời. Gợi ý:

Máy bay chịu lực cản của không khí và Tàu ngầm chịu lực cản của nước. Vậy lực cản của nước và lực cản của không khí thì lực cản nào lớn hơn? Chúng ta sẽ cùng vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Làm thí nghiệm về lực cản của nước

a. Mục tiêu: HS hoàn thành thí nghiệm thu thập thông tin

b. Nội dung: HS quan sát hiện tượng tự nhiên cùng thí nghiệm  SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV thực hiện thí nghiệm trước lớp theo hướng dẫn của SGK

Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS theo dõi, ghi chép lại quan sát và chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi hoạt động SGK

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS phát biểu trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, đánh giá kết quả

1. Thí nghiệm về lực cản của nước

? CH1:

Vì khi có nước trong hộp, nước làm cản trở chuyển động của xe lăn nên cần lực lớn hơn để kéo được xe lăn. Do đó số chỉ lực kế khi có nước lớn hơn khi chưa có nước.

? CH2:

Khi lội nước thì di chuyển rất khó khăn so với khi đi trên đất.

Hoạt động 2: Một số đặc điểm của lực cản của nước

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu sự phụ thuộc của lực cản của nước vào diện tích mặt cản

b. Nội dung: HS quan sát hiện tượng tự nhiên thực tế để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS quan sát, đọc và trả lời câu hỏi

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS theo dõi, ghi chép lại quan sát và chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi hoạt động SGK:

+Nghĩ cách dùng hai tấm cản có kích thước khác nhau chứng tỏ đặc điểm trên của lực cản của nước.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS phát biểu trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, đánh giá kết quả

1. Thí nghiệm về lực cản của nước

? CH1:

Ta lấy tay đẩy hai tấm cản có kích thước khác nhau trong nước, tay đẩy tấm cản có diện tích lớn hơn sẽ cảm giác nặng hơn tay đẩy tấm cản có kích thước bé. Điều đó chứng tỏ diện tích mặt cản càng lớn thì độ lớn lực cản càng lớn.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức vận dụng thực tiễn

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS dùng khái niệm lực cản của nước để giải thích hiện tượng lực cản của nước làm giảm hiệu suất bơi của con người.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác