Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này, HS:

- Hiểu được tại sao cần phải tiết kiệm năng lượng

- Biết một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng được các biện pháp đó vào trong đời sống

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

+ Năng lực phát triển liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí

+ Năng lực phát triển về phương pháp

+ Năng lực trao đổi thông tin.

+ Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

 Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện, nước hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi

 - Trẻ hưởng ứng thích thú trong việc tiết kiệm điện, nước.

- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trung thực: khách quan, công bằng.

- Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong nhóm học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:   máy chiếu, slide, PHT

2. Đối với học sinh: vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết và đưa ra cách khắc phục sự lãng phí năng lượng

b. Nội dung: HS sử dụng hình ảnh có các chi tiết gây lãng phí năng lượng sau đó tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

- Gv tổ chức cho HS trò chơi nhanh, thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 tổ, GV yêu cầu các thành viên trong mỗi tổ luân phiên nhau ghi lên bảng bằng các chi tiết gây lãng phí năng lượng có trong hình và biện pháp khắc phục

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 51: Tiết kiệm năng lượng | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

- Trong thời gian 2 phút đội nào ghi chính xác và đầy đủ hơn thì chiến thắng

Sau đó GV nhận xét và dẫn dắt vào bài:

Tiết kiệm năng lượng hiện đang là một vấn đề lớn được hầu hết mọi người quan tâm. Khi các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một hao mòn dần, việc tiết kiệm năng lượng càng được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Vậy tiết kiệm năng lượng là gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng và những biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng được các biện pháp đó vào trong đời sống

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

a. Mục tiêu: HS nhận ra các hành vi hằng ngày của chính các em  gia đình mình có gây sự lãng phí năng lượng không, hậu quả của nó là gì. Từ đó, giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng.

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

Câu 1. Theo em, sự lãng phí năng lượng có thường xuyên xảy ra trong lớp học, trong nhà trường không?

Câu 2. Hãy thảo luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo cá nhân, đọc thông tin sách kết hợp hiểu biết của mình

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ GV mời HS trả lời câu hỏi và HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, kết luận

I. Tại sao cần tiết kiệm năng lượng?

Năng lượng không tái tạo đang ngày một cạn kiện và khi đốt cháy lại gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế chúng ta cần tiết kiệm năng lượng

Sự lãng phí năng lượng thường xuyên xảy ra trong lớp học, trong nhà trường. 

Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết

Hoạt động 2: Một số biện pháp tích kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu biện pháp tích kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức và hiểu biết để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ GV chia nhóm để HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi hoạt động:

Câu 1: Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?

Câu 2:

Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1 và đánh dấu X vào các cột thích hợp trong bảng.

* Hoạt động:

Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của một số bóng đèn. Dựa vào bảng số liệu về hai loại bóng đèn (bảng 6.2), em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 1 năm. Từ đó, đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Cho biết giá điện là 1500 đồng/kW.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h

Bài giải:

+ GV chiếu lên màn hình một số hình ảnh về sự lãng phí năng lượng, hậu quả của nó và biện pháp khắc phục để cùng tìm hiểu với HS

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo cá nhân, đọc thông tin sách kết hợp hiểu biết của mình

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV mời HS trả lời câu hỏi và mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, kết luận

II. Một số biện pháp tích kiệm năng lượng trong hoạt động hằng ngày

* CH:

CH1: Những biện pháp tiết kiệm năng lượng:

+ Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

+ Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

+ Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.

+ Tắt vòi nước trong khi đánh răng

+  Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa, ...) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

* CH2:

Biện pháp

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm nước

Tiết kiệm nhiên liệu

Dùng nguồn năng

lượng tái tạo

a

X

?

X

X

b

X

?

X

?

c

X

?

X

X

d

X

?

X

?

e

X

?

X

?

h

?

X

?

X

i

X

X

X

?

* HĐ:

Bóng đèn dây tóc:

  • Chi phí mua bóng đèn: 21900 đồng
  • Tiền điện phải trả: 429750 đồng
  • Bóng đèn compact:
  • Chi phí mua bóng đèn: 35040 đồng
  • Tiền điện phải trả: 131400 đồng

Qua đó ta thấy được cần hạn chế sử dụng bóng đèn sợi đốt và nên thay thế bằng bóng đèn compact để tiết kiệm điện và tiết kiệm tiền chi tiêu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS vận dụng hoàn thành bài tập sau:

Câu 1. Nêu một số giải pháp tiết kiệm năng lượng:

a) Tại nhà.

b) Tại lớp học.

Câu 2: Đánh dấu chọn (X) vào giải pháp thích hợp cho việc tiết kiệm năng lượng.


Dùng loại bếp có kích cỡ phù hợp với nối đun khi nấu ăn


Dùng bóng đèn hiệu quả năng lượng hoặc đèn LEI2 để chiếu sáng trong nhà.


Luôn bật máy điều hòa trong phòng ở chế độ 16 °C.


Điều chỉnh nút làm lạnh trong tủ lạnh ở mức vừa phải.


Luôn kéo kín màn che cửa sổ phòng ngủ.


Tắt cầu dao cấp điện cho cả nhà khi ra khỏi nhà.


Tắt hết đèn khi ra khỏi phòng.


Đề mở cửa tủ lạnh thay vì bật máy điều hòa trong những ngày nóng bức.


Dùng bóng đèn công suất thấp (không quá sáng) để chiếu sáng cầu thang, nhà tắm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV tổ chức cho HS một hoạt động hưởng ứng: Tiết kiệm năng lực”. Gồm hai phần:

Phần 1: HS sẽ đứng trước lớp nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

a) Tải sử dụng và tái chế có những lợi ích gì?

b) Tại sao cản hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa vả nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy?

c. Nếu được đề cử là một "Đại sứ môi trường" của nhà trường, em hãy để ra một

“ dự án" để góp phần bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Phần 2: Em và các bạn trong nhóm hãy giới thiệu một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy......

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1


Biện pháp

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm nước

Tiết kiệm nhiên liệu

Dùng nguồn năng

lượng tái tạo

a

X

?

X

X

b

?

?

?

?


























Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học