Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm và chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước một số loại tế bào

- Kể tên được một số loại tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường, một số loại tế bào chỉ có thể quan sát được bằng lớp kính lúp, kính hiển vi

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: tranh, ảnh một số loại tế bào, thiết bị chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh ( nếu có)

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh ngôi nhà trong sgk để hs quan sát

- GV dẫn dắt: Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ đơn vị cấu trúc nào? Có tế bào có thể quan sát bằng mắt thường, có tế bào kích thước nhỏ cần phải dùng kính hiển vi mới quan sát được. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tế bào, nhận biết được tế bào, quan sát hình dạng và kích thước của một số loại tế bào....

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tế bào

a. Mục tiêu: HS có những hiểu biết cơ bản về tế bào, khái niệm về tế bào

b. Nội dung: HS đọc và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh về một số tế bào ( vi khuẩn, thực vật, động vật) rồi đưa ra câu hỏi và hướng dẫn HS hiểu được:

Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS 

I. Tế bào.

Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống.

Tế bào thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể sống: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết sự đa dạng về hình dạng và kích thước tế bào

a. Mục tiêu: HS hiểu được sự đa dạng về hình dạng và kích thước tế bào

b. Nội dung: HS quan sát hình 18.2 và 19.2, ý nghĩa mối liên quan giữa sự đa dạng về hình dạng với chức năng của mỗi loại tế bào, liên hệ với thức tiễn để biết những loại tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường/ kính hiển vi?

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giới thiệu Hình 18.1, yêu cầu HS nhận xét về hình dạng của mỗi loại tế bào và rút ra kết luận chung về hình dạng của tế bào

HS đọc SGK, quan sát hình 18.2 và trả lời câu hỏi

GV có thể cung cấp thông tin về kích thước trung bình của các tế bào: khoảng từ 0.5m ( 1m= 1/1000mm)

GV có thể đặt ra câu hỏi:” Với kích thước đó thì có thể sử dụng phương tiện gì để quan sát tế bào?” nhằm phát huy năng lực nghiên cứu, vận dụng kiến thức của HS

Sau đó HS đọc phần hoạt động. cuộc trò chuyện giữa các bạn trong tranh và trả lời 2 câu hỏi trong sách

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

Gọi một số HS trả lời, đưa ra ý kiến, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét và có thể bổ sung thông tin về một số tế bào có thể quan sát bằng mắt thường như: tế bào sợi gai có chiều dài 550mm và đường kính khoảng 0,55 mm, tế bào trứng đà điểu có đường kính lớn đến cm, tế bào thần kinh có đường kính nhỏ nhưng chiều dài có thể đến 120cm, … để thấy kích thước các tế bào cũng rất đa dạng

II. Hình dạng và kích thước tế bào.

1. Hình dạng tế bào

Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật: phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cho cơ thể sống trao đổi chất, và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.

2. Kích thước tế bào

 Chúng ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường; tế bào 1µm, 10µm hoặc 100µm có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học.

Các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào chim ruồi, tế bào cá voi xanh, ...

Các tế bào phải quan sát bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, lục lạp, virus, ...

HĐ: 

a) Phát biểu D là đúng, các phát biểu còn lại sai.

b) Ví dụ tế bào hồng cầu ở người có hình cầu có đường kính khoảng 7,8 um , còn tế bào vi khuẩn E.coli hình que có kích thước là 2-3 um x 0,5 um

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS thực hiện bài tập luyện tập:

Câu 1 : Nêu khái niệm và chức năng của tế bào

Câu 2 : Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thiện phiếu học tập hoặc GV có thể thiết kế bảng trên slide rồi vấn đáp HS để cùng hoàn thiện bảng sau :

Tế bào quan sát được bằng mắt thường

Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi







D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

Từ những kiến thức đã học, GV yêu cầu HS giải thích được vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng khác nhau.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: 

- Biết được tế bào được tìm thấy đầu tiên vào thời gian nào và được mô tả như thế nào.

- Giải thích được tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1:Tế bào đầu tiên được nhìn thấy và được mô tả như thế nào?

Câu hỏi 2: Vì sao hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ?

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác