Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu và phân biệt được các nhóm lương thực, thực phẩm; vai trò cung cấp dưỡng chất của từng nhóm thức ăn.
- Biết cách sử dụng các loại thực phẩm để có cơ thể khỏe mạnh, có đủ năng lượng cho học tập và vui chơi.
- Hiểu được tại sao phải ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau chứ không phải chỉ một số loại thực phẩm nhất định.
- Hiểu được tác hại của một số đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều mà ít hoạt động dẫn đến cơ thể không cân đối, sức khỏe không tốt.
- Biết được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản lương thực, thực phẩm.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực, thực phẩm.
- Gạo, 2 chiếc hộp, nước.
- Rau, thịt, cá, 1 cốc sữa.
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Kể lại việc cùng với bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình như thế nào?
+ GV cung cấp cho HS một số tạp chí, sách báo quảng cáo về lương thực, thực phẩm.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn những loại thực phẩm an toàn từ các bài báo, quảng cáo đó. Yêu cầu HS cắt hình các loại lương thực, thực phẩm ra (hoặc vẽ) và dán chúng lên mảnh giấy. Sau đó, các nhóm lên trình bày trước lớp về lựa chọn của mình và giải thích lí do.
- HS thảo luận nhóm, trình bày lựa chọn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm (15 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vai trò của lương thực, thực phẩm
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 15.1 đặt ra các câu hỏi cùng thảo luận với HS: + Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật từ động vật? + Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? + Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? nhẹ hơn nước và tan trong nước không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
I. Vai trò của lương thực, thực phẩm - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu, đỗ, dầu thực vật, bơ, lạc, vừng, rau xanh. - Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa. - Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: rau xanh, củ quả tươi, sữa,... Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: cá, thịt,... - Cần bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách vì chúng dễ bị hư hỏng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm (20 phút)
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 15.1, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: N1: Tìm hiểu về carbohydrate 1. Hãy kể tên các lương thực có trong hình 15.1 và một số thức ăn được biến từ các loại lương thực đó 2. Nhóm carbohydrate có vai trò gì với cơ thể N2: Tìm hiểu về các chất dinh dưỡng khác (Protein, Lipid) 1. Thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid. 2. Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người. N3: Tìm hiểu về chất khoáng và vitamin 1. Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể 2. Vitamin nào tốt cho mắt? 3. Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương GV nhắc HS chú ý đến các thực phẩm của nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam và một số thực phẩm nước ngoài thường xuất hiện gần đây ở nước ta. Sau đó HS tìm hiểu sự biến đổi của lương thực, thực phẩm trong đời sống: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS trả lời câu hỏi về các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. Tìm hiểu được sự biến đổi của lương thực thực phẩm và biết cách bảo quản chúng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm 1. Carbohydrate: Nguồn năng lượng chính CH 1: Lương thực và một số thức ăn được chế biến từ chúng ở hình 15.1 (SGK)
Nhóm carbohydrate có vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể CH2: 1. Hạt gạo trong hộp nhựa có thêm nước mềm hơn, dễ bị nghiền vụn. 2. Bát cơm có mùi ôi thiu, mềm nát hơn, có đốm trắng, đen hoặc xanh lá 3. Bảo quản lương thực khô:
Bảo quản lương thực đã nấu chín ( cơm, cháo):
2. Các chất dinh dưỡng khác a. Protein ( chất đạm) và b) Lipis ( chấy béo) CH1: 1. Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật: các loại đậu, đổ,... Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ động vật: thịt,cá, trứng,... Các thực phẩm cung cấp lipid: bơ, dầu thực vật, thịt lạc, vừng, sữa,.... 2. Mặt tốt của chất béo đối với cơ thể người: khi bị dư thừa, chất béo làm rối loạn trao đổi chất, sinh ra bệnh tật. c. Chất khoáng và vitamin CH 1: 1. Nguồn thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: thủy sản, hải sản ( cá, tôm, cua,...) sữa, trứng,... 2. Vitamin tốt cho mắt là vitamin A 3. Vitamin tốt cho mắt là vitamin A 3. Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là vitamin D CH 2: 1. Rau hư, thối và thân lá úa vàng 2. Cá, thịt bốc mùi thiu, thối, cốc sữa nổi váng, chua và mất mùi thơm 3. Bảo quản thịt tươi: dùng ngắn ngày thì để ngăn đá tủ lạnh, dài ngày thì sấy khô, hun khói,... Bảo quản thịt chín: để tủ lạnh |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sức khỏe và chế độ dinh dưỡng (20 phút)
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, xem video do giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV có thể cho HS xem video ngắn được trình bày bởi chuyên gia dinh dưỡng, nói về những thói quen giúp sức khoẻ tốt, các loại thực phẩm cần ăn trong một ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm về câu hỏi: “Những thực phẩm hằng ngày các em sử dụng đã tốt cho sức khoẻ chưa?” + GV đặt ra các câu hỏi, cùng thảo luận với HS về các vấn để: Những thực phẩm nào tốt cho sức khỏe? Thực phẩm nào là phù hợp với các lửa tuổi khác nhau? Thời gian nào phù hợp với việc ăn uống để có sức khoẻ tốt? Có nên ăn nhiều đồ ăn ngọt không và tại sao? Tại sao khẩu phần cho một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tìm hiểu về khẩu phần một bữa ăn có nhiều loại thức ăn khác nhau, tìm hiểu về thực đơn cho lứa tuổi của bản thân. + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời + HS khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
III. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng Khẩu phần một bữa ăn nên có nhiều loại thức ăn khác nhau để cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng trong các nhóm dưỡng chất cơ bản, có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập
Câu 1: Hãy nối các hình minh họa lương thực, thực phẩm với nhóm chất dinh dưỡng trong hình bên?
Câu 2: Kể tên các loại thực phẩm trong hình dưới đây và cho biết chúng thuộc nhóm thực phẩm nào?
* Dự kiến sản phẩm
Câu 1:
Carbohydrate nối với hình cơm, gạo, ngô, khoai,...
Protein nối với hình thịt, cá, trứng, sữa,...
Vitamin nối với hình rau, củ, quả.
Câu 2:
- Bánh mì, cơm thuộc loại carbohydrate.
- Rau, củ, quả thuộc nhóm chất khoáng và vitamin.
- Thịt gà, cá, trứng, sữa thuộc nhóm protein và lipid.
- Dầu ăn, bơ thuộc nhóm lipid.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát tranh và hoàn thiện câu hỏi
a. Thực phẩm nào giúp phát triển cơ bắp?
b. Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin?
c. Thực phẩm nào cung cấp nhiều năng lượng?
d. Thực phẩm nào giúp cho xương phát triển tốt?
* Dự kiến sản phẩm
a. Thực phẩm (3) giúp phát triển cơ bắp.
b. Thực phẩm (2) chứa nhiều vitamin.
c. Thực phẩm (1) cung cấp nhiều năng lượng.
d. Thực phẩm (4) giúp cho xương phát triển tốt.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học. - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. - Hấp dẫn, sinh động. - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học. - Phù hợp với mục tiêu, nội dung. |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập. - Hệ thống câu hỏi và bài tập. - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 16: Hỗn hợp các chất
- Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
- Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống
- Bài 19: Cấu tạo và chức năng cac thành phần của tế bào
- Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)