Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nhận biết được các bộ phận chính của kính hiển vi quang học.

- Biết cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin về cấu tạo của kính lúp cầm tay, các loại kính lúp thông dụng và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Hỗ trợ, thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được vấn đề quan sát các vật nhỏ khi thực hành và trong cuộc sống.

- Năng lực KHTN: 

+ Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học.

+ HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ.

+   HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Phòng thực hành.

- Một số kính hiển vi quang học (Loại có hai vật kính hoặc ba vật kính).

- Tranh vẽ hoặc clip sử dụng kính hiển vi quan sát các tế bào thực vật, động vật.

- Một vài lá cây thải lài tía.

- Kim mũi mác trong phòng thực hành, lam kính.

2. Đối với học sinh:

- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Nêu tình huống cho HS thấy được khi quan sát những vật rất nhỏ mà dùng kính lúp cũng không quan sát được, cần thiết phải có một dụng cụ khác để quan sát các vật này.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nêu vấn để: Dùng kính lúp ta có thể quan sát được gân của lá cây, nhưng có quan sát được tế bào của lá cây không?

+ Đặt câu hỏi: Muốn quan sát được tế bào của lá cây ta cần loại kính gì? 

- HS suy nghĩ chưa cần trả lời, từ đó gv dẫn dắt vào bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát trực tiếp một kính hiển vi quang học hoặc ảnh kính hiển vi Hình 4.1 SGK giúp HS nhận ra được các bộ phận chính của nó.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho mỗi nhóm HS một kính hiển vi quang học và yêu cầu HS chỉ ra các bộ phận chính của kính hiển vi bằng việc so sánh kính hiển vi trong Hình 4.1 SGK với kính hiển vi thực tế.

+ Yêu cầu HS nêu công dụng của kính hiển vi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện nhóm trả lời câu hỏi

+ Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

Một kính hiển vi gồm các bộ phận chính (Hình 4.1):

  •  Ống kính gồm:

- Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x....

  • Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ.
  • Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ. 

Trả lời câu hỏi:

- Những mẫu vật có thể quan sát

+ Bằng kính lúp: a), b), c)

+ Bằng kính hiển vi: d)

Hoạt động 2: Sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học

a. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết cách sử dụng kính hiển vi quang học và ứng dụng vào quan sát tế bào lá, đồng thời biết cách bảo quản kính hiển vi.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần đọc hiểu và phân tích cho HS hiểu rõ các bước sử dụng kính hiển vi quang học.

+ GV thực hiện trước các thao tác để HS quan sát. Yêu cầu HS mô tả lại hình dạng tế bào lá mà các em quan sát được.

- GV cho HS đọc phần đọc hiểu và thực hiện thao tác bảo quản kính hiển vi ngay trên lớp học. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét.

II. Sử dụng kính hiển vi quang học

Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

III. Bảo quản kính hiển vi quang học

  • Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải đẻ kính hiển vi trên bề mặt phẳng.
  • Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
  • Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Quan sát một kính hiển vi quang học, chỉ ra các bộ phận chính của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận.

Câu 2. Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi quang học.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Thực hành sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát tế bào của một chiếc lá.

- HS: Thực hành quan sát

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác