Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS sẽ:

- Nêu được cơ chế giúp tế bào lớn hơn

- Mô tả được kết quả của quá trình sinh sản (phân chia) tế bào và chỉ ra được mối quan hệ giữa sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với cơ thể

- Vận dụng được kiến thức về sự lớn lên và sinh sản của tế bào để chăm sóc cơ thể

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  

- Các hình ảnh trong SGK và các hình ảnh thay thế, bổ sung tương tự

- Video về quá trình phân chia tế bào

2 - HS :  Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: HS rút ra nhận xét về sự thay đổi kích thước cơ thể qua các giai đoạn và dự đoán cơ sở của việc thay đổi đó

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi khởi động trong SGK để HS dự đoán câu trả lời

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

  • Sử dụng hình ảnh về sự thay đổi kích thước của cơ thể người khi còn nhỏ và khi trưởng thành. 
  • HS quan sát hình ảnh và nhận xét sự thay đổi kích thước của sinh vật ở các giai đoạn khác nhau
  • Những thay đổi gì ở trong cơ thể sinh vật dẫn đến sự khác nhau như vậy? Dẫn dắt HS vào bài học:

Khi một con chó con vừa sinh ra, em có thể dùng một tay bế nó. Song chính con chó đó khi trưởng thành, em có thể không còn bế nổi nó nữa. Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự lớn lên và sinh sinh sản của tế bào và ý nghĩa của quá trình đó

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào

b. Nội dung: HS đọc và quan sát hình ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu hình 20.1 trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình để rút ra nhận xét về kích thước của tế bào mới hình thành và tế bào trưởng thành.

GV tổ chức để HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào thông qua trả lời câu hỏi trong SGK, có thể yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi

1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế bào khi tế bào lớn lên?

2. Tế bào có lớn lên mãi được không tại sao?

Nếu HS không trả lời được, GV có thể gợi ý để HS đọc thông tin “ Em có biết? cuối bài để đưa ra đáp án

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát hình 20.1 và chuẩn bị câu trả lời cho 2 câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

Gọi 1 số HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV tiếp nhận câu trả lời của HS và đánh giá, kết luận

I. Sự lớn lên của tế bào

1. Tế bào trưởng thành có kích thước lớn hơn so với tế bào mới hình thành. Quá trình lớn lên nảy chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước của tế bào chất trong khi kích thước nhân tế bào không thay đổi nhiều.

2. Tế bào không thể lớn lên mãi được vì: kích thước tế bào bị giới hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ S/V giảm; dẫn đến sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến từng phần trong tế bảo sẽ chậm hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi trường cũng chậm hơn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh sản (phân chia) của tế bào

a. Mục tiêu: làm rõ được quá trình sinh sản ở tế bào trưởng thành và mối quan hệ giữa quá trình lớn lên với quá trình phân chia tế bào

b. Nội dung: HS đọc và quan sát hình ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn để về sự biến đổi tiếp theo của tế bào trưởng thành. GV cũng có thể đặt câu hỏi về việc tế bào mới hình thành ở Hình 20.1 có nguồn gốc từ đâu.

 Sau đó, giới thiệu cho HS Hình 20.2 hoặc một hình ảnh, video tương tự để làm rõ được các giai đoạn của quá trình phân chia tế bào. HS quan sát hình ảnh hoặc video để trả lời câu hỏi mục II trong SGK;

GV có thể giới thiệu thêm các giai đoạn của quá trình phân chia tế bào.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ Gọi HS trả lời câu hỏi, những HS khác nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV có thể mở rộng kiến thức thông qua việc đưa thêm công thức tính số lượng tế bào sau n lần phân chia.

GV nhấn mạnh rằng sự phân chia tế bào chính là hoạt động sinh sản của tế bào. GV cung cấp thông tin về khả năng phân chia của các loại tế bào thông qua nội dung của mục “Em có biết?”

II. Sự sinh sản (phân chia) của tế bào.

Mỗi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con. Qúa trình này được gọi là sự sinh sản của tế bào

CH:

1. Khi tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định (tế bào trưởng thành) sẽ thực hiện quá trình phân chia. 

2. Cơ thể người xuất phát ban đấu là hợp tử, chỉ gồm 1 tế bào, nhờ quá trình phân chia tế bào sẽ tạo ra hàng tỷ tế bào

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào

a. Mục tiêu: tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào thông qua việc liên hệ với các ví dụ, hiện tượng thực tế

b. Nội dung: HS đọc và quan sát hình ảnh để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thông qua việc: yêu cầu mỗi nhóm lấy một ví dụ cụ thể về những hiện tượng liên quan đến sự lớn lên và phân chia tế bào. Sau đó, yêu cầu các nhóm giải thích về những biến đổi của tế bào, cơ thể trong các hiện tượng cụ thể đó. từ đây GV chỉ ra ý nghĩa của 2 quá trình này đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Với các lớp HS có năng lực tốt, GV gợi ý các nhóm HS đọc SGK để tự tìm các ví dụ minh hoạ. Trong trường hợp khác, GV có thể chỉ định từng nhóm tìm hiểu các ví dụ cụ thể tương ứng với các Hình 20.3, 20.4; từ đó nêu ý nghĩa của quá trình lớn lên và phân chia của tế bào ở từng hiện tượng. 

GV cùng HS trao đổi về tốc độ phát triển của cơ thể người trong giai đoạn dậy thì (đã nêu ở thông tin bổ sung).

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Sau đó, GV chốt lại kiến thức dựa trên tổng hợp câu trả lời của mỗi nhóm. Cụ thể GV cần nhấn mạnh vào 2 vai trò:

+ Giúp cơ thể lớn lên (tảng về kích thước, chiếu cao, cân nặng) như ở Hình 20.3.

+ Giúp thay thế các tế bào chết, các tế bào bào già, tế bào sai hỏng hay tế bào bị tổn thương như hiện tượng trong Hình 20.4.

GV tổng hợp lại ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với cơ thể qua các giai đoạn: khi cơ thể mới hình thành -> cơ thể đang phát triển -> sau khi cơ thể trưởng thành, ngừng lớn.

III. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào

Sự lớn lên của hầu hết các sinh vật đa bào (cơ thể có cấu tạo gồm nhiều tế bào) chủ yếu là do sự tăng lên vẻ kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. Trong khi đó, ở các sinh vật đơn bảo, sự lớn lên là do sự tăng lên của kích thước tế bào.

CH:

1. Trong các trường hợp nêu ở Hình 20.3, 20.4, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết, già hay mất chức năng. (H)

2. Nhờ có quá trình phân chia của tế bào, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, tế bào chết, tế bảo sai hỏng và tế bào bị tổn thương. (H)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS thực hiện bài tập

Câu 1. Cơ thể động vật lớn lên được là nhờ

A, sự lớn lên của một tế bào ban đầu.

B. sự tăng số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.

C. sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể được tạo ra từ quá trình lớn

lên và phân chia tế bào.

D. sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.

Câu 2: Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra:

A. 3 tế bào con

B. 6 tế bào con

C. 8 tế bào con

D. 12 tế bào con

Câu 3: Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium Tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật?

Gợi ý

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết về ý nghĩa của sự sinh sản tế bào đối với sự lớn lên của cơ thể để có chế độ dinh dưỡng là tập luyện hợp lý giúp cơ thể đạt được chiều cao tối ưu.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: 

- Trả lời được câu hỏi có phải tất cả các tế bào đều có khả năng sinh sản hay không.

- Biết được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ thể không điều khiển được sự sinh sản của tế bào.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ và trình bày tại lớp nếu còn thời gian, nếu hết giờ thì GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Có phải tất cả các tế bào đều có khả năng sinh sản hay không?

Câu hỏi 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể không điều khiển được sự sinh sản của tế bào?

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác