Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS sẽ:

- Nêu được khái niệm và sự cần thiết của phân loại thế giới sống

- Dựa vào sơ đồ, nêu được các đơn vị trong hệ thống phân loại sinh vật

- Nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được những ví dụ minh họa cho mỗi giới

- Phân loại loại được các loài sinh vật vào các giới

- Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực quan sát, phân loại
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, trung thực, trách nhiệm, yêu thích môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  Chuẩn bị:

  • Tranh ảnh về sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật
  • Tranh ảnh sơ đồ hệ thống phân loại năm giới
  • Máy chiếu, slide ppt ( nếu có),...

2 - HS :  Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

- Gv chiếu hình ảnh và câu hỏi khởi động. Chia lớp thành các nhóm ( từ 3-5 HS) và yêu cầu thảo luận câu hỏi:

Khi vào một cửa hàng sách, em sẽ dễ dàng tìm được cuốn sách mình cần vì sách trong cửa hàng đã được sắp xếp thành từng nhóm khác nhau. Vậy để có thể dễ dàng tìm ra một loại sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?

- HS trả lời và rút ra kết luận về tầm quan trọng của việc phân loại trong thế giới sống

- GV nhận xét về sự đa dạng dạng của sinh vật sống và dẫn dắt vào bài: Vậy nếu mọi sinh vật trong thế giới sống đa dạng đó không được sắp xếp hay phân loại thì sẽ dẫn đến điều gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi đó

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự cần thiết của việc phân loại

b. Nội dung: kết nối với câu trả lời của hoạt động khởi động và liên hệ thêm các hoạt động thường ngày có tính phân loại

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục I sgk qua đáp án HD sẽ hình thành kiến thức về sự phân loại nói chung và ý nghĩa nói riêng:

+ Sắp xếp sách vở đồ dùng học tập thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng?

+  Việc phân loại đó giúp ích gì cho em?

Sau khi trả lời, HS đọc tiếp SGK để nêu khái niệm “ phân loại sinh hoc”

Đưa thêm ví dụ để HS nêu được sự cần thiết của việc phân loại sinh hoặc phân loại thế giới sống

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động cá nhân đọc sgk và trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và củng cố kiến thức dựa trên những nội dung trong SGK

I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

Khái niệm: Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định

Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống:

+ Giúp xác định vị trí các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn

+ So sánh được sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan qua hệ giữa các nhóm sinh vật

? CH:

1. Có thể sắp xếp theo phương án sau: 

+Nhóm 1: sách, vở, truyện,… 

+ Nhóm 2: bút, thước kẻ, keo dán

2. Việc phân loại giúp các đồ dùng được ngăn nắp hơn và tìm đồ dùng dễ dàng hơn

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS về hệ thống phân loại sinh vật

a. Mục tiêu: HS nhận biết về hệ thống phân loại sinh vật

b. Nội dung: sử dụng sơ đồ và ví dụ trong SGK để hướng dẫn HS tìm hiểu về các đơn vị của hệ thống phân loại sinh vật

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình 25.1 và cho HS quan sát, yêu cầu HS nêu các loài trong hình

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

Chiếu hình 25.2 để chỉ ra các đơn vị trong hệ thống phân loại sinh vật từ thấp đến cao hoặc ngược lại

GV phân tích 2 ví dụ trong hình và tổ chức trò chơi, chia lớp làm 2 nhóm, lần lượt các thành viên trong nhóm lên bảng kể tên các loài động vật dưới nước/ biết bay/….?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS quan sát hình vẽ và sơ đồ phân loại sgk và thực hiện nhiệm vụ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tổng kết kiến thức và thể cung cấp tên khoa học của một số loài mà HS vừa đưa ra giới thiệu thông tin về tên khoa học và tên địa phương từng loài

II. Hệ thống phân loại sinh vật

Hệ thống phân loại là hệ thống phân loại cơ bản, trong thực tế các bậc này có thể phân chia thành các mức khác nhau.

Sinh vật được phân loại thành các đơn vị khác nhau: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi ( hoặc giống), loài

Hoạt động 3: Giới và hệ thống phân loại năm giới

a. Mục tiêu: hình thành khái niệm “giới” dựa vào sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật, nhận biết tên các giới và các loài đại diện của mỗi giới dựa vào sơ đồ và hình ảnh

b. Nội dung: sử dụng sơ đồ và ví dụ trong SGK để hướng dẫn HS tìm hiểu về các đơn vị của hệ thống phân loại sinh vật

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV sử dụng các đơn vị phân loại sinh vật sau đó yêu cầu HS đưa ra  khái niệm về “giới”

GV chiếu hình 25.4 và yêu cầu HS nêu tên các giới trong hệ thống phân loại năm giới.

- HS cần lấy ví dụ đại diện đối với các giới gần gũi mà HS đã biết như giới Thực vật, Động vật, Nấm

- Yêu cầu HS thực hiện hoạt động trong SGK

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS đọc câu hỏi và hoạt động trong SGK và tự hoàn thiện yêu cầu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV gọi HS đứng trên trả lời câu hỏi, GV còn lại lắng nghe

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV chốt kiến thức, sau khi học xong bài học, GV cần quay lại câu hỏi khởi động để HS đưa ra câu trả lời, gợi ý để HS đưa ra được câu trả lời cuối cùng: thế giới sống được chia thành năm giới, trong mỗi giới lại có các đơn vị phân loại khác nhau. Qua đó, việc tìm ra một sinh vật trong thế giới sinh vật đa dạng được thực hiện dễ dàng

III. Giới và hệ thống phân loại năm giới

Sinh vật được chia thành những giới:

  • Giới thực vật
  • Giới nấm
  • Giới động vật
  • Giới nguyên sinh
  • Giới khởi sinh

? CH:

  • Giới Nấm: hình B
  • Giới Thực vật: hình A, hình C
  • Giới Động vật: hình D, hình E, hình G


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập sau :

Câu 1 : Hệ thống sinh vật được chia thành những giới nào ? Nêu tên và đặc điểm của mỗi giới. Lấy các ví dụ đại diện mà em biết

Câu 2 : Vẽ sơ đồ thể hiện các đơn vị phân loại sinh vật từ thấp đến cao ?

- HS tự hoàn thành câu hỏi vào vở

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS tìm hiểu trên sách, báo và internet và tên khoa học và vị trí phân loại của một loài sinh vật em yêu thích (có thể tìm hiểu về con người)

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện nhiệm vụ

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học