Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Quan sát được các dạng hình dạng của một số loại nấm mốc và nấm lớn thường gặp

- Vẽ được hình một số loại nấm đã quan sát được. 

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:

+ Thiết bị dụng cụ và mẫu 1 (phần I chuẩn bị)

+ Phiếu báo cáo thực hành  

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (CHUẨN BỊ)

a. Mục tiêu: Các nhóm chuẩn bị một bộ mẫu vật như yêu cầu SGK (chuẩn bị trước buổi thực hành)

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Dẫn dắt: Các đồ dùng hay thức ăn xung quanh chúng ta rất dễ bị hỏng. Trong điều kiện nào nấm dễ hình thành và phát triển? Các loại nấm có hình dạng và cấu tạo giống nhau không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi thực hành nghiên cứu quan sát nấm mốc.

GV chia lớp thành các nhóm (5-6 HS/nhóm), mỗi nhóm chuẩn bị một bộ mẫu vật như yêu cầu trong SGK (chuẩn bị trước buổi thực hành)

B. HÌNH THÀNH THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nấm mốc

a. Mục tiêu: HS quan sát nấm mốc trên các mẫu vật, so sánh nấm mốc trên các mẫu vật và giữa các nhóm trong lớp

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn các nhóm (từ 4-6 người) lấy nấm mốc trên các mẫu vật ra và quan sát màu sắc của đám mốc bằng mắt thường, quan sát hình dạng và cấu tạo sợi mốc bằng kính lúp và kính hiển vi

GV yêu cầu HS so sánh mẫu nấm mốc của nhóm mình với nhóm bạn, mẫu nấm mốc của các nhóm giống hay khác nhau. Nếu khác nhau HS đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân sự khác nhau đó

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS:Quan sát, ghi chú 

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 

II. Cách tiến hành

1. Quan sát các loại nấm mốc mọc ở nhiều vật thể khác nhau (mốc trên bánh mì, quả cam,…)

Bước 1: Dùng panh gắp một đám mốc nhỏ lên lam kính

Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước cất lên đám mốc trên lam kính

Bước 3: Dùng kim tách nhẹ đám mốc thành các mảnh nhỏ

Bước 4: Đậy lamen lên, thấm nước thừa và quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x

2. Quan sát một số nấm thường gặp

Cấu tạo của nấm: Vảy nấm, mũ nấm, phiến nấm, cổ nấm, cuống nấm, bào gốc, sợi nấm

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát nấm thường gặp

a. Mục tiêu: HS quan sát hình dạng ngoài của các nấm thường gặp

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS quan sát hình 33.4 và chỉ ra các bộ phận cấu tạo của các mẫu nấm quả đang có. (Có thể sử dụng kính lúp để quan sát bộ phận nỏ) 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: quan sát, ghi lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 

2. Quan sát một số nấm thường gặp

Cấu tạo của nấm: Vảy nấm, mũ nấm, phiến nấm, cổ nấm, cuống nấm, bao gốc, sợi nấm

Hoạt động 3: Hoàn thành bài thu hoạch

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:  

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài thu hoạch

a. Mục tiêu: Hoàn thiện bài thu hoạch

b. Nội dung: Tổng hợp lại những gì quan sát và hoàn thiện bài thu hoạch

c. Sản phẩm: Bài thu hoạch hoàn chỉnh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS hoàn thiện bài thu hoạch bằng cách hoàn thiện 2 câu hỏi phần III vào giấy

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 HS ghi lại kết quả đã tổng hợp vào giấy 

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV thu lại bài thu hoạch

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét đánh giá

III. Thu hoạch

HS dựa vào kết quả quan sát thực tế để hoàn thành

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thu hoạch

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Cách HS hoạt động nhóm, trao đổi


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học