Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 30: Nguyên sinh vật

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được một số loài nguyên sinh vật thông qua tranh, ảnh

- Nêu được các đặc điểm cơ bản của nguyên sinh vật: cấu tạo cơ thể, kích thước, hình dạng, môi trường sống. Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật

- Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên đối với con người

- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên, vận dụng kiến thức để phòng, tránh các loại bệnh này

- Tuyên truyền và thực hiện được các hành động giữ gìn vệ sinh môi trường

- Năng cao được năng lực hợp tác trong học tập

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực giao tiếp
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  Chuẩn bị:

- Các hình ảnh về các đại diện nguyên sinh vật (nguyên sinh động vật và các loài tảo)

- Máy chiếu, slide

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: kích thích trí tò mò và giới thiệu về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Dẫn dắt: 

Trong tự nhiên, các loài nguyên sinh vật có kích thước rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy bằng mắt thường. Khi quan sát mặt ao, hồ chúng ta thường thấy một lớp vàng có màu xanh, vàng đỏ.

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 30: Nguyên sinh vật | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

 Lớp vàng đỏ có chứa nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì? Đặc điểm, vai trò cũng như tác hại như thế nào? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu để trả lời cho câu hỏi ấy.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng nguyên sinh vật

a. Mục tiêu: HS nhận biết về các đặc điểm của nguyên sinh vật như: hình dạng, môi trường sống, cấu tạo cơ thể,….

b. Nội dung: HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS đọc SGK để nêu các đặc điểm của nguyên sinh vật: cấu tạo cơ thể (đơn bào/đa bào), kích thước,…

Sử dụng hình 30.1 giới thiệu cho HS các nguyên sinh vật. Gv đặt ra câu hỏi liên quan đến nới ống của chúng hoạt các hoạt động liên quan như vận động, dinh dưỡng:

+ Trùng roi, trùng giày biến hình di chuyển bằng bộ phận nào?

+ Trùng sốt rét sống ở đâu?

+ Lục lạp và sắc tố quang hợp có trong cơ thể nguyên sinh vật có vai trò như thế nào?

- GV giới thiệu về các hình thức di chuyển nơi sống của nguyên sinh vật

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK để trả lời câu hỏi trong phần hoạt động

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

HS phát biểu trước lớp, HS còn lại nghe và bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Bổ sung kiến thức: Nguyên sinh vật là một tế bào nhưng lại hoạt động như một cơ thể

1. Đa dạng nguyên sinh

+ Nguyên sinh vật đa số là những cơ thể đơn bào nhân thực có kích thước hiển vi. 

+ Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường

+ Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày),... hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình)

+ Môi trường sống của nguyên sinh vật rất đa dạng. Nguyên sinh vật có thể sống ở các môi trường như nước, dưới đất, trong cơ thể. 

Hoạt động 2: tìm hiểu vai trò của nguyên sinh

a. Mục tiêu: HS khám phá về vai trò của nguyên sinh vật

b. Nội dung: HS sử dụng tranh ảnh, thông tin trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 2 nhóm để nghiên cứu 2 nhiệm vụ:

* NV1: Vai trò trong tự nhiên:

- Cho HS đọc SGK về vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên

- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong SGK và câu hỏi bổ sung:

+ Tại sao tảo lại cung cấp được oxygen?

+ Tảo và các nguyên sinh động vật là nguồn thức ăn cho những sinh vật này?

* NV2: Vai trò đối với con người

- Giới thiệu Hình 30.2 và thêm một số hình ảnh các loại thức ăn có sử dụng nguyên liệu từ tảo và đặt câu hỏi:

+ Các em có nghĩ những đồ ăn này có thành phần là nguyên sinh hay không?

- GV giới thiệu thêm các hình ảnh về các loài nguyên sinh vật có ý nghĩa với đời sống con người

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

Các nhóm quan sát hình kết hợp với đọc phần đọc hiểu trong SGK để trả lời các câu hỏi ngắn

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Gv nhận xét đánh giá

II. Vai trò của nguyên sinh vật

1. Vai trò trong tự nhiên

+ Cung cấp oxygen cho cá động vật dưới nước.

+ Thức ăn cho các động vật lớn hơn

+ Sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của của các loài động vật khác

2. Vai trò đối với con người

+ Chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho con người như tảo xoắn Spirulina

+ Làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm (ví dụ: chất tạo thạch trong tảo được chiết xuất để sử dụng làm đông thực phẩm như thạch)

+ Dùng trong sản xuất: chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt

+ Vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lý nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước

Hoạt động 3: Một số bệnh do nguyên sinh vật

a. Mục tiêu: HS thấy được tác hại của nguyên sinh vật đối với con người, ý thức bảo vệ sức khỏe và có hành động giữ gìn vệ sinh môi trường

b. Nội dung: HS sử dụng tranh ảnh, thông tin trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS một số bệnh nguy hiểm có nguyên nhân gây bệnh là nguyên sinh vật

- GV yêu cầu HS đọc SGK về bệnh kiết lị, có thể cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một bệnh và thực hiện các yêu cầu trong phần hoạt động đối với bệnh do nhóm tìm hiểu. 

- Đối với nhóm tìm hiểu bệnh kiết lị. GV có thể hướng dẫn HS dựa vào thông tin trong SGK để vẽ được con đường truyền bệnh kiết lị

- Các nhóm hoàn thành Hoạt động bằng cách hoàn thành PHT1

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

Các nhóm nghiên cứu thông tin sgk và những thông tin tìm hiểu được để chuẩn bị câu trả lời theo yêu cầu GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

Gv gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nghe và bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Gv giải thích thêm: bệnh sốt rét thường sốt theo chu kỳ tùy thuộc vào loại ký sinh trùng

+ Sốt do Plasmodium falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

+ Sốt do Plasmodium vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn).

+ Sốt do Plasmodium malariae và Plasmodium ovale:  sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.

III. Một số bệnh do nguyên sinh vật

* Bệnh sốt rét

* Bệnh kiết lị


Bệnh sốt rét

Bệnh kiết lị

Tác nhân gây bệnh

Trùng sốt rét Plasmodium (B)

Amip lị Entamoeba (B)

Con đường lây bệnh

truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi

lây qua đường tiêu hóa

Biểu hiện bệnh

sốt, rét, người mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu

đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói, ...

Cách phòng tránh bệnh

diệt muỗi, mắc màn khi ngủ, ...

vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh

* Biện pháp ngăn chặn bệnh không chỉ đơn thuần chỉ ngăn không bị muỗi đốt mà phải là các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của muối, phát triển của muỗi như vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức, vận dụng thực tế

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS vận dụng thực tế

d. Tổ chức thực hiện: 

HS vận dụng kiến thức đã học trong bài vào việc phòng, tránh các bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong cuộc sống. Thực hiện dọn dẹp nhà cửa, nơi chứa nước sạch sẽ ở nhà và báo cáo lại những điều em đã làm được để phòng tránh các bệnh sốt rét, kiết lị.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT1

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)


Bệnh sốt rét

Bệnh kiết lị

Tác nhân gây bệnh

?

?

Con đường lây bệnh

?

?

Biểu hiện bệnh

?

?

Cách phòng tránh bệnh

?

?




Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác