Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. Chỉ ra được sự chuyển hoá năng lượng trong một số hiện tượng đơn giản (trong Sinh học, Vật lí, Hoá học).

- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+  Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa,nghiên cứu thông tin, hình ảnh để phân tích được sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp cụ thể.

+  Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các các vấn đề GV nêu ra, GQ các tình huống xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.

- Năng lực KHTN:

+ Nêu được các dạng năng lượng khi một thiết bị đang hoạt động như đèn pin, máy sấy tóc.

+ Trình bày được một số ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

+ Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu về sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng của con lắc đơn.

+   Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.

Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng để giải thích một số hiện tượng thực 

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

+ Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.

+  Chăm học: luôn nỗ lực vươn lên, tiến bộ trong học tập.

+ Có trách nhiệm quan tâm tới các thành viên trong nhóm để hoàn thành được nhiệm vụ chung.

+  Trung thực, cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:   

- Máy tính, máy chiếu

- Bộ thí nghiệm con lắc đơn để làm thí nghiệm về sự bảo toàn năng lượng: một đoạn dây cao su, mấy que tăm, lõi chỉ, quả bóng tennis, thước dây

- Phiếu học tập

2. Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS bước đầu hình dung được năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS trả lời được 2 câu hỏi phần khởi động bằng cách vận dụng những kiến thức thực tế:

  • Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?
  • Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

HS nghe và đưa ra câu trả lời: 

  • Vì khi xoa hai tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên.
  • Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay, trong hoạt động này có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang năng lượng âm.

Vv đánh giá, nhận xét, dẫn dắt vào bài

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV dựa vào kinh nghiệm thực tế và những ví dụ về sự chuyển hoá năng lượng trong bài học để HS có thể lấy được những ví dụ chứng tỏ: năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

GV tổ chức để HS hoạt động nhóm đối:

+ Tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang thế năng và ngược lại trong quá trình chuyển động của quả bóng rổ khi được ném lên, cơ năng chuyển hóa thành năng lượng âm và nhiệt năng khi bóng chạm đất phát ra tiếng động Hình 48.1.

+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 của mục này trong SGK.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV mời HS trả lời và mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Gv nhận xét, bổ sung (nếu chưa chính xác),

I. Chuyển hóa năng lượng

? CH1:

Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn được bật sáng: điện năng; quang năng

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

? CH2:

a) Tên ba dạng năng lượng là: nhiệt năng, động năng, năng lượng âm

b) Các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác: quạt; tivi; điện thoại; ..

? CH3:

Hóa năng có thể chuyển hóa thành: điện năng, thế năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm, động năng.

? CH4:

Ta điền như sau:

(1) - động năng

(2) - nhiệt năng

(3) - năng lượng ánh sáng

(4) - động năng

(5) - điện năng

(6) - thế năng


Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng

a. Mục tiêu: Nghiên cứu về sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng trong một chuyển động cơ học

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức để HS:

~ Làm thí nghiệm theo như phương án được trình bày trong SGK để thấy được: Khi kéo quả cầu (2) đến điểm B (nằm trong mặt phẳng của tấm bìa) như Hình 48.5 rồi thả ra thì quả cầu (2) chuyển động về vị trí ban đầu va chạm vào quả cầu (1) lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi của mục này trong SGK..

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

Thảo luận về kết quả quan sát được từ thí nghiệm trên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ GV mời HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nêu kết luận và phát biểu nội dung định luật.

II. Định luật bảo toàn năng lượng

Định luật: 

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

HĐ: Thí nghiệm:

Thí nghiệm chứng tỏ rằng năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác.

CH em bé chơi xích đu:

Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người bố phải đẩy vào xích đu vì trong quá trình chuyển động, xích đu và cậu bé va chạm với không khí và lực cản của không khí làm tiêu hao một phần năng lượng của cậu bé và xích đu. Do đó thi thoảng cần phải đẩy vào xích đu để nó lên độ cao ban đầu.

CH hoạt động quả bóng

Khi kéo quả cầu (2) đến điểm B (nằm trong mặt phẳng của tấm bìa) rồi thả ra thì quả cầu (2) chuyển động về vị trí ban đầu va chạm vào quả cầu (1) lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B

Định luật bảo toàn năng lượng luôn đúng trong mọi trường hợp.

CH:

(1) - thế năng    

(2) - thế năng

(3) - động năng   

(4) - động năng

(5) - thế năng    

(6) - điện năng

(7) - năng lượng âm 

(8) - chuyển hóa

(9) - bảo toàn   

(10) - tự mất đi

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:

Câu 1. Tuabin điện gió sản xuất điện từ

A. động năng. 

B. hoá năng. 

C. năng lượng ánh sáng.

D. năng lượng mặt trời.

Câu 2. Hãy chỉ ra sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau:

a) Khi nước đố từ trên mặt đập thuỷ điện xuống.

b) Khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.

HS hoàn thành bài tập, Gv kiểm tra kết quả của HS :

Câu 1. A. 

Câu 2.

a) Trả lời được, khi nước đổ từ trên mắt đập thuỷ điện xuống thì thế năng của nước chuyển hoá thành động năng 

b) Trả lời được, khi vật được ném lên cao thì động năng của vật chuyển hoá thành thế năng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

HS vận dụng sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng để giải thích hiện tượng:

a. Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên

b. Ném một vật lên cao

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác