Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 41: Biểu diễn lực

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được đặc trưng của lực: điểm đặt, độ lớn, phương và chiều.

- Kể tên được đơn vị lực: niuton (N).

- Mô tả được cấu tạo của lực kế lò xo và sử dụng được lực kế này để đo độ lớn của một số lực đơn giản.

- Biểu diễn được lực bằng một mũi tên theo hương của lực và mô tả được các đặc trưng của một lực dựa trên mũi tên biểu diễn lực này.

2. Năng lực 

- Năng lực chung: 

+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phương, chiều, độ lớn của lực.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thống nhất được đơn vị đo, dụng cụ đo lực, các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực, hợp tác trong việc thực hành đo lực kéo, giải quyết bài tập vận dụng.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực trong các trường hợp cụ thể.  

- Năng lực KHTN:

+ Nhận ra được các đặc trưng của lực: phương, chiều, độ lớn.

+ Nêu được đơn vị đo lực là Niutơn (N), dụng cụ đo lực là lực kế.

+ Chỉ ra được các bộ phận của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN ghi trên lực kế.

+ Ước lượng được các lực cần đo.

+ Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo và thực hiện được phép đo lực kéo bằng lực kế.

+ Trình bày được cách biểu diễn các yếu tố của lực bằng một mũi tên.

+ Vận dụng kiến thức của bài để chỉ ra được phương, chiều, độ lớn của lực trong các trường hợp, biểu diễn được các lực đó.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu phương, chiều, độ lớn của lực.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về đơn vị, dụng cụ đo lực, các bài tập vận dụng.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo lực bằng lực kế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:

- Các loại lực kế trong phòng thí nghiệm

- Dụng cụ để chiếu hình một số lực kế không có trong phòng thí nghiệm và một số hình vẽ trong bài

2. Đối với học sinh: Vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú, tò mò của các em về bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Dẫn dắt và đưa ra câu hỏi khởi động cho HS:: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể sử dụng hình vẽ để diễn tả những cái trừu tượng. Ví dụ hình trái tim Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 41: Biểu diễn lực | Giáo án Khoa học tự nhiên 6  để biểu diễn tình yêu, ý thích, khuôn mặt cười Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 41: Biểu diễn lực | Giáo án Khoa học tự nhiên 6  để biểu diễn niềm vui hay như khuôn mặt không vui Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 41: Biểu diễn lực | Giáo án Khoa học tự nhiên 6  để biểu diễn sự không hài lòng,…. Ở bài học trước chúng ta đã học về lực. Vậy theo các em làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực? Ta có thể biểu diễn được lực tác dụng khi ta đặt một hộp bút lên tay? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các để biểu diễn lực, trả lời cho câu hỏi đó.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc trưng của lực

a. Mục tiêu: HS làm quen với các đặc trưng của lực

b. Nội dung: HS dựa vào các hiện tượng quen thuộc để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS nhận viết các đặc trưng sau:

1. Về độ lớn: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện các câu hỏi 1,2,3, ghi ý kiến vào vở. Hướng dẫn HS nhận xét về một số ý kiến

2. Về đơn vị và dụng cụ đo lực:

+ GV yêu cầu HS mô tả lực kế lò xo, nêu ĐCNN và GHĐ của lực kế ( tổ chức hoạt động nhóm từ 4-5 HS)

+ Gv giới thiệu cho HS cách sử dụng

3. Về phương và chiều của lực:

+ Yêu cầu HS tự đọc SGK trả lời cho các câu hỏi a,b,c của hình 41.5. Ghi câu trả lời vào vở

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động cá nhân thực hiện tìm hiểu về độ lớn của lực, phương chiều lực và cùng các bạn trong nhóm hoàn thành bài tập hoạt động ở mục I

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

+ Các nhóm còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Gv đánh giá kết quả

I. Các đặc trưng của lực

1. Độ lớn của lực

Độ mạnh yếu của một lực gọi là độ lớn của lực

Trả lời câu hỏi:

CH1: Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất, lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất.

Sắp xếp các lực theo thứ tự độ lớn tăng dần:

  • Lực của em bé ấn nút chuông điện
  • Lực của người mẹ kéo cửa phòng
  • Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên
  • Lực của người đẩy xe ô tô chết máy

CH2. Đội bên phải có độ lớn lực kéo lớn hơn đội bên trái.

CH3. Hai lực trong đời sống có độ lớn bằng nhau:

Trọng lực của tạ và lực đẩy của lực sĩ khi người lực sĩ giữ tạ đứng im

2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực

- Đơn vị lực là N (Niuton)

- Dụng cụ đo lực là lực kế

? HĐ: HS tự dự đoán và thực hiện

3. Phương và chiều của lực

Mỗi lực đều có phương và chiều xác định

VD:

- Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

- Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái

- Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biểu diễn lực

a. Mục tiêu: HS biết được cách biểu diễn lực

b. Nội dung: HS dựa vào các hiện tượng quen thuộc để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc phần đọc hiểu trong SGK và phân tích ví dụ về cách biểu diễn lực

GV nhận xét về các ý của HS trước khi trình bày nội dung này trong SGK về ví dụ:

Ví dụ, nếu người mẹ đẩy xe nôi với lực 30 N theo phương nằm ngang từ trái sang phải, thì lực đẩy của người mẹ sẽ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc năm trên xe, tại vị trí tay đất vào xe đề đây,

+ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải;

+ Nếu quy ước mỗi cm độ dài của mũi tên tương ứng với 10 N (tỉ xích 1 m ứng với 10 N), thi mũi tên có độ dài là:

30 : 10 = 3cm

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc các nhân để thực hiện hoạt động 1,2, ghi vào vở 

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

HS phát biểu, đưa ra câu trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Gv đánh giá câu trả lời, nhận xét, bổ sung

II. Biểu diễn lực

Để biểu diễn lực người ta sử dụng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng của lực:

+ Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng

+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực

+ Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích

Trả lời hoạt động:

HĐ 1: 

Lực trong hình a

+ Gốc là điểm vật chịu lực tác dụng.

+ Phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải

+ Độ lớn bằng 2N

Lực trong hình b

+ Gốc là điểm vật chịu lực tác dụng

+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới

+ Độ lớn bằng 2N

Lực trong hình c

+ Gốc là điểm vật chịu lực tác dụng

+ Phương xiên, tạo với mặt phẳng ngang 1 góc 45∘, chiều từ dưới lên trên, hướng từ bên trái sang

+ Độ lớn bằng 1,5N

HĐ 2:

a) tỉ lệ xích 1cm ứng với 2,5N

b) tỉ lệ xích 1cm ứng với 10N

c) tỉ lệ xích 1cm ứng với 2N

C + D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TÂP + VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

Yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để biểu diễn lực bằng mũi tên và trả lời nhanh câu hỏi sau:

Câu 1: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.

D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.

Câu 2: Khi quả bóng đập vào tường, lực do tường tác dụng lên bóng

A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.

D. không làm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng quả bóng.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………….

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học