Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được các chất trong hỗn hợp có sự khác nhau về tính chất.
- Biết dựa trên sự khác nhau về tính chất để tách các chất trong hỗn hợp.
- Nêu được cách tách chất bằng phương pháp: (1) lắng, gạn, lọc; (2) cô cạn; (3) chiết.
- Nhận dạng được các hỗn hợp trong đời sống có sự khác biệt nào về tính chất của các chất.
- Để xuất được phương pháp tách chất thích hợp cho mỗi hỗn hợp.
- Thực hiện được việc tách chất từ một hỗn hợp.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nghiệm
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- GV chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để HS làm được hai thí nghiệm:
- Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất: 2 cốc thủy tinh, thìa, phễu, giấy lọc, đất sét, nước.
- Tách dầu ăn khỏi nước: phễu chiết, chai nhựa khoảng 500 ml, cốc thủy tinh, giá thí nghiệm, dầu ăn, nước.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS kể ra một số hỗn hợp, nhận ra các chất trong hỗn hợp là gì (nếu là hỗn hợp phức tạp thì chỉ cần kể 2 chất chủ yếu), nêu nhu cầu cần tách các chất đó ra khỏi hỗn hợp.
- GV gợi ý cho HS nhận thấy hỗn hợp được tạo ra như thế nào, các chất có tính chất khác nhau ra sao, khuyến khích các em để xuất cách tách chất.
- HS thoải mái trong việc bộc lộ suy nghĩ của mình, kể cả suy nghĩ không đúng.
Đặt vấn đề: Từ xưa có câu:” Đãi cát tìm vàng”. Vậy người ta đã tách vàng khỏi cát như thế nào? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng bằng một số dụng cụ và thiết bị cơ bản dựa trên tính những tính chất vật lí khác nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc tách chất (15 phút)
a. Mục tiêu: Hs nhận biết sự khác biệt về tính chất các chất trong hỗn hợp, dựa vào đó để tách chất.
b. Nội dung: Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 17.1 và trả lời câu hỏi: 1. Trên thực tế em thường gặp chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao chúng ta lại cần phải tách chất? 2. Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết. + GV gợi ý HS nhận thấy sự khác biệt về tính chất các chất trong hỗn hợp, dựa vào đó để tách chất. + Yêu cầu HS giải thích cách tách chất trong ví dụ đã nêu. + Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về sự tách chất trong tự nhiên và cuộc sống. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
I. Nguyên tắc tách chất 1. Trên thực tế thường gặp các hỗn hợp, chất tinh khiết hoàn toàn cực hiếm. Cần phải tách chất để sử dụng chất nguyên chất. 2. Các quá trình tách chất: đánh phèn làm trong nước, đun nước riêu cua, lọc bụi, hút ẩm không khí. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lắng, gạn, lọc (20 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận ra đặc điểm chung về cấu tạo của các hỗn hợp tạo thành từ các hạt chất rắn trong không khí, chất lỏng hoặc một chất rắn khác.
b. Nội dung: Làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách khỏi nước sông? HĐ: Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất Đọc hoạt động trong sách giáo khoa, GV tổ chức hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát, so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc, chú ý quan sát thực hành và chuẩn bị câu trả lời theo yêu cầu nhiệm vụ của GV - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu báo cáo lại kết quả thí nghiệm, những HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm thí nghiệm, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
II. Một số cách tách chất 1. Lắng, gạn và lọc CH: Hạt bụi (hoặc phù sa) bị tách ra khỏi không khí (hoặc nước sông) vì có khối lượng lớn hơn HĐ: Nước lọc trong hơn nước gạn
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cô cạn (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận ra đặc điểm chung về các dung dịch tạo thành từ chất rắn tan trong chất lỏng.
b. Nội dung: Quan sát bức tranh, đọc nội dung trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS đọc nội dung trong bài và trả lời câu hỏi: 1. Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào? 2. Có một mẫu muối có lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát? + Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về cô cạn để tách chất trong đời sống. - Chú ý: Để cô cạn dung dịch nhanh có thể tăng nhiệt độ (đun sôi), thổi khí nóng trên mặt thoáng và tăng diện tích mặt thoáng. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập + GV: quan sát và trợ giúp nếu cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Một HS phát biểu báo cáo lại kết quả thí nghiệm, những HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
2. Cô cạn Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp cô cạn Để tách cát và muối ăn, chúng ta có thể làm theo 2 bước:
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu về chiết (15 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu cách tách được chất từ hỗn hợp hai chất lỏng không tan vào nhau và tách thành hai lớp riêng biệt.
b. Nội dung: Thực hiện thí nghiệm và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV giới thiệu cho HS cách sử dụng bình chiết, phễu chiết để tách hỗn hợp hai chất lỏng tách lớp riêng biệt. + Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về sự chiết trong đời sống. * Hoạt động tách dầu khỏi nước: GV có thể hướng dẫn HS chia nhóm làm thí nghiệm rồi viết báo cáo, trả lời câu hỏi trong hoạt động: 1. Nước và dầu ăn, chất lỏng nào nặng hơn? 2. Tại sao phải mở khóa phễu chiết một cách từ từ? 3. Các chất lỏng thu được có còn lẫn vào nhau hay không? GV gợi cho HS nhớ lại những kiến thức về sự hòa tan có chất tan tốt trong nước; có chất tan tốt trong xăng, dầu; có chất tan tốt trong nước nóng; có chất tan tốt trong nước lạnh. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cách tách khỏi dầu mỏ hỗn hợp với nước biển bằng phương pháp chiết và tự làm được thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Gọi HS trả lời câu hỏi và báo cáo thí nghiệm - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm thí nghiệm, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. |
3. Chiết Để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta có thể dùng phương pháp chiết. Dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào phễu chiết thu được nước biển (ở bình hứng), dầu mỏ ở phễu chiết HĐ: 1. Nước chìm xuống dưới dầu ăn, nước nặng hơn. 2. Mở khóa từ từ để 2 lớp chất lỏng không bị xáo trộn khi chảy. 3. Các chất lỏng thu được có thể coi là nguyên chất.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Các bài tập học sinh làm
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập:
Câu 1: Dưới đây là các quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống, hãy điền dấu “X” vào các ô trống của bảng xác định phương pháp tách chất.
a. Tách xăng có lẫn nước
b. Phù sa bồi đắp cồn đất trên sông
c. Nước sau khi qua máy lọc nước
d. Nấu rượu
e. Gỉ sắt tạo thành trên giàn mưa của nhà máy lọc nước
g. Đun riêu cua rồi hớt lớp riêu phía trên ra bát bằng thìa (muôi)
|
Phương pháp tách chất |
|||
Lắng, gạn |
Lọc |
Cô cạn |
Chiết |
|
a. |
|
|
|
|
b. |
|
|
|
|
c. |
|
|
|
|
d. |
|
|
|
|
e. |
|
|
|
|
g. |
|
|
|
|
Câu 2 : Cho biết lượng muối ăn hòa tan trong khoảng 5ml, nước tối đa là 2 thìa. Khi cô cạn dung dịch trên thì lượng muối ăn thu được là :
A. 3 thìa
B. 1 thìa
C. 2 thìa
D. không xác định
* Dự kiến sản phẩm
Câu 1:
|
Phương pháp tách chất |
|||
Lắng, gạn |
Lọc |
Cô cạn |
Chiết |
|
a. |
|
|
|
X |
b. |
X |
|
|
|
c. |
|
X |
|
|
d. |
|
|
X (chưng cất) |
|
e. |
|
X |
|
|
g. |
X |
|
|
|
Câu 2: C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : Các bài tập HS đã hoàn thiện
d. Tổ chức thực hiện:
Vận dụng những kiến thức đã học, GV yêu cầu HS ở nhà thực hành tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết,…..
+ Yêu cầu HS sử dụng khẩu trang khi không khí nơi em sống bị ô nhiễm bụi mịn.
+ Nêu cách làm sạch nước trong bể cá khi bể cá nhà em bị bẩn.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện PHT - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống
- Bài 19: Cấu tạo và chức năng cac thành phần của tế bào
- Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
- Bài 22: Cơ thể sinh vật
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)