Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 36: Động vật

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được hai nhóm: động vật không xương sống  và có xương sống thông qua tranh, ảnh hoặc mẫu vật và trong tự nhiên

- Phân loại được các loài động vật vào các lớp/ ngành thuộc nhóm động vật không xương sống và có xương sống

- Lấy được ví dụ minh họa đại diện cho từng lớp/ngành

- Nêu được tính đa dạng của động vật

- Nêu được vai trò của động vật trong tự nhiên đối với con người

- Nêu được tác hại của động vật đối với con người và với sinh vật khác

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  

- Các tranh, ảnh đại diện các lớp/ ngành thuộc giới Động vật

- Thiết bị để trình chiếu, slide bài giảng

- Phiếu học tập (dùng cho phần kiểm tra, đánh giá)

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Dẫn dắt: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài động vật. Có những loài động vật rất gần gũi hằng ngày tiếp xúc với chúng ta như chó, mèo, chim,…. Nhìn vào bức tranh chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều loài động vật khác nhau.

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 36: Động vật | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

Các em hãy quan sát tranh và kể tên các loài động vật trong hình. Em đã bao giờ nhìn thấy loài này chưa? Kể thêm một số loài động vật mà em biết. Những loài động có đặc điểm như thế nào thì được sắp xếp vào giới động vật

GV chia lớp thành 4-5 nhóm, các nhóm trao đổi và bàn bạc, tổ chức trò chơi thi kể tên, trong vòng 5p các nhóm lên bảng viết nhanh câu trả lời của nhóm mình. Nhóm nào trả lời nhanh, nhiều, chính xác nhất sẽ chiến thắng

GV nhận xét đánh giá kết quả 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đa dạng động vật

a. Mục tiêu: HS khái quát nắm được sự đa dạng của động vật thể hiện qua: số lượng loài, môi trường sống

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS hoạt động theo nhóm đôi để trả lời:

Các loài động vật có thể sống ở đâu? Hãy kể tên một số loài động vật sống ở những nơi đó và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Môi trường sống

Loài động vật









Từ đó giáo viên yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa động vật và thực vật

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết luận

I. Đa dạng động vật

- So sánh giữa động vật và thực vật: 

+ Giống nhau: đều được cấu tạo từ tế bào, đều lớn lên và sinh sản.

+ Động vật khác thực vật ở các đặc điểm: cấu tạo thành tế bào, hình thức dinh dưỡng, khả năng di chuyển, hệ thần kinh và giác quan.

- Động vật xung quanh chúng ta rất đa dạng gồm hơn 1,5  triệu loài đã được xác định. 

- Môi trường sống động vật đa dạng: dưới nước, trên cạn, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,….

VD:

Môi trường sống

Loài động vật

Trên cạn

Trâu, lợn, sư tử

Dưới nước

Cá, tôm, trai, mực, cua,…

Trong lòng đất

Giun,kiến,….

….


Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống

a. Mục tiêu: HS tìm tòi khám phá về các đại diện động vật không xương sống thông qua những ví dụ

b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi: 

+ Những loài có đặc điểm cơ thể như thế nào được xếp vào nhóm động vật không xương sống và gồm có những ngành chính nào? 

+ Tìm hiểu về môi trường sống, đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành.

+ Quan sát hình trong SGK hoặc hình GV cung cấp về đại diện của các ngành.

+ Tìm thêm các đại điện ở mỗi ngành.

Sau đóm GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu tiếp câu hỏi hoạt động ở mục II và hoàn thành phiếu học tập 1

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét và đánh giá HS ở mỗi lần HS trả lời.

II. Các nhóm động vật

1. Động vật không xương sống

Gồm những loài động vật cơ thể chúng không có xương sống (ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, giun đũa, giun đốt, những động vật thân mềm, động vật chân khớp….)

Vd: 

+ Một số loài thuộc ngành Thân mềm: ốc nhồi, ốc mít, trai, mực.... 

+ Một số loài thuộc ngành Chân khớp: gián, châu chấu, tôm, cua, ruồi…

Dấu hiệu nhận biết mỗi ngành:

HĐ 1:

Ngành

Ruột khoang

Giun dẹp

Giun tròn

Thân mềm

Chân khớp

Dấu hiệu

Đối xứng tỏa tròn

Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

Cơ thể hình trụ

Cơ thể mềm, có vỏ cứng

Phần phụ phân đốt

HĐ2:

Tên loài

Đặc điểm nhận biết

Ngành

Sứa

 cơ thể đối xứng, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở ở phần trên cơ thể

ruột khoang 

Châu chấu

 chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động

chân khớp 

Hàu biển

 cơ thể mềm, bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài

thân mềm 

Rươi

 cơ thể phân đốt

 giun đốt

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống

a. Mục tiêu: HS tìm tòi khám phá về các đại diện động vật không xương sống

b. Nội dung: HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS đọc SGK để chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

+ GV cùng HS tìm hiểu các lớp chính của động vật có xương sống.

+ HS đọc SGK để nêu đặc điểm đặc trưng ở từng lớp: môi trường sống, hình dạng,...

+ Cho HS quan sát các hình trong SGK tương ứng với nội dung tìm hiểu

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS trả lời các câu hỏi trong SGK lần lượt theo trình tự nội dung tìm hiểu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung kiến thức: Con người được xếp vào đối tượng thuộc lớp động vật có vú

2. Động vật có xương sống

Gồm những loài động vật mà cơ thể chúng thường có xương sống:

+ Lớp cá

+ Lớp bò sát

+ Lớp chim

+ Lớp lưỡng cư

+ Lớp động vật có vú (Thú)

CH:

1.

+ Cá nước ngọt: cá chép, cá mè, cá trảm,...

+ Cá nước mặn: cá thu, cá chỉ vàng, cá nục, cá đuối,...

2. Nếu nuôi ếch ở nơi thiếu ẩm, ếch vẫn sống được vì ngoài hô hấp qua da, ếch trưởng thành còn có khả năng hô hấp bằng phổi

3. Các heo và cá voi mang các đặc điểm của lớp động vật có vú: hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, có lông mao (rất ít)


Hoạt động 5: Tìm hiểu về vai trò của động vật

a. Mục tiêu: HS tìm tòi, khám phá về vai trò của động vật thông qua tranh, ảnh và liên hệ đời sống hằng ngày

b. Nội dung: HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

NV1: Tìm hiểu về vai trò đối với tự nhiên

+ GV yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi: Em hãy liệt kê các vai trò của động vật trong tự nhiên

+ Sau đó GV giới thiệu về chuỗi thức ăn và cung cấp cho HS một vài chuỗi thức ăn cơ bản trong tự nhiên

NV2: Tìm hiểu về vai trò đối với con người

+ Yêu cầu HS quan sát hình 36.3 về một số vai trò của động vật đối với con người. Sau đó HS thực hiện và hoàn thiện yêu cầu hoạt động trong SGK, liệt kê được vai trò của động vật với con người

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS trả lời các câu hỏi trong SGK lần lượt theo trình tự nội dung tìm hiểu.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung kiến thức

III. Vai trò của động vật

1. Vai trò đối với tự nhiên

Động vật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày:

+ Cân bằng hệ sinh thái (VD: rắn ăn chuột => diều hâu ăn rắn,…

+ Cải tạo đất đai ( giun, dế, bọ hung,…)

+ Giúp thụ phấn cho cây, phát tán hạt cây (dơi, chim phát tán hạt)

2.Vai trò đối với con người

+ Cung cấp thức ăn cho con người (bò, lợn, gà, tôm)

+ Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống như (lông cừu làm áo, ngọc trai làm trang sức….)

+ Phục vụ cho nhu cầu giải trí và an ninh cho con người (chó trông nhà)

+ Tiêu diệt các sinh vật gây hại cho con người, bảo vệ mùa màng (ong mắt đỏ tiêu diệt sâu gây hại, mèo diệt chuột,….)

+ Là đối tượng thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu, thử nghiệm (chuột, khỉ,…thử nghiệm thuốc)

Hoạt động 5: Tìm hiểu tác hại của động vật

a. Mục tiêu: HS tìm tòi, khám phá về vai trò của động vật thông qua tranh, ảnh và liên hệ đời sống hằng ngày

b. Nội dung: HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:  HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (4-6 người), tìm hiểu thông tin trong SGK, quan sát tranh và dựa vào những hiểu biết của bản thân, nêu các tác hại của động vật.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+ HS dựa vào thông tin trong SGK kết hợp với những hiểu biết của bản thân để nêu được tác hại của động vật đối với con người và các sinh vật khác.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung kiến thức

IV. Tác hại của động vật

- Tác hại:

+ Động vật hút nhựa và ăn lá gây hại cho thực vật và : ốc bươu vàng, ốc sên, sâu hạo, chấy, rận

+ Các loài động vật gây hại: chuột, gián, ruồi, muỗi

+ Kí sinh gây bệnh cho động vật và người: giun, sán

+ Trung gian truyền bệnh: muỗi, chuột

=> Để phòng tránh các bệnh giun, sán, mọi người nên ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và khi chế biến thực phẩm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, kể tên, nơi sống và vai trò, tác hại của các loài động vật mà em biết vào bảng theo mẫu sau :

Loài động vật

Nơi sống

Vai trò/ tác hại













HS trao đổi nhóm và hoàn thiện

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

Yêu cầu HS phân biệt được các loài động vật thuộc các lớp, các ngành khác nhau dựa vào các đặc điểm bên ngoài. HS vận dụng kiến thức vào phòng tránh các bệnh giun, sán vào thực tiễn

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHT1:

HĐ 1: Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, em hãy tìm ra một từ khóa là dấu hiệu giúp em nhận biết được chúng thuộc ngành nào.

Ngành

Ruột khoang

Giun dẹp

Giun tròn

Thân mềm

Chân khớp

Dấu hiệu






HĐ2: Dựa vào cầu trả lời ở câu trên, hãy quan sát hình 13.7 và hoàn thành vào bảng theo mẫu sau vào vở.

Tên loài

Đặc điểm nhận biết

Ngành

Sứa



Châu chấu



Hàu biển



Rươi





Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác