Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 12: Một số vật liệu
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được tính chất cơ bản của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống thông qua các thí nghiệm thực tiễn.
- Biết cách lựa chọn, phân loại, sử dụng một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống một cách phù hợp (kim loại, nhựa, thuỷ tinh, gỗ, xi măng, thép,...).
- Có thể tự học cách tái sử dụng khi xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng:
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lí.
- Năng lực thực hành
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Bộ dụng cụ thử tính dẫn điện, một số vật làm bằng kim loại, nhựa, gỗ, thuỷ tinh, cao su, gốm...
+ 2 bát sứ, nước nóng, nước đá, 4 chiếc thìa bằng kim loại, sứ, nhựa, gỗ.
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vật liệu mà loài người đã từng sử dụng trong lịch sử hoặc về vật liệu mới được phát triển và có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống.
+ HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ
- GV đặt vấn đề: Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá (dùng đá làm công cụ), thời đại đồ đồng (dùng đồng làm công cụ) và thời đại đồ sắt (dùng sắt, thép làm công cụ). Do vậy, tên vật liệu đã được dùng để đại diện cho một thời kì trong nền văn minh của con người. Em có thể chọn một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các vật liệu thông dụng (18 phút)
a. Mục tiêu: HS quan sát các vật thể và tìm hiểu xem chúng làm bằng vật liệu gì
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1, 12.2 và dựa vào hiểu biết đọc tên vật liệu đã dùng để chế tạo vật dụng quen thuộc. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời câu hỏi + HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
I. Vật liệu Các đồ vật thường được làm bằng các vật liệu như: gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,.... Trả lời câu hỏi: 1.
2. Ví dụ một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau: bát, đĩa có thể làm từ sứ, thuỷ tinh, nhựa, inox, đồng; nổi nấu ăn có thể làm từ inox, nhôm, đất. 3. Ví dụ một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau: kim loại được dùng làm dây điện, xoong chảo nấu ăn, khung cửa,... Nhựa được dùng làm xô, chậu, bình đựng nước, bát đĩa, đồ chơi,... |
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của vật liệu
(20 phút)
a. Mục tiêu: HS xây dựng phương án và thực hiện thí nghiệm để rút ra những tính chất của vật liệu (tính dẫn điện, dẫn nhiệt) và biết cách chọn vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng của đồ vật.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành từng nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm, ghi kết quả quan sát của thí nghiệm và rút ra nhận xét ra bảng nhóm. - GV yêu cầu HS tìm hiểu mối quan hệ về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu và trả lời câu hỏi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm HS thực hiện thí nghiệm, viết kết quả. + Thảo luận trả lời câu hỏi. + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu 1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
Trả lời câu hỏi: 1. Chiếc ấm điện đun nước được làm từ các vật liệu: nhựa, kim loại. Thân ấm làm bằng inox (bền, chắc, chịu nhiệt). Nắp ấm và tay cẩm làm bằng nhựa (cách nhiệt, cách điện). Thanh cấp nhiệt, giúp làm nóng và sôi nước, làm bằng thép (dẫn điện, dẫn nhiệt). Dây điện có lõi bằng đồng (dẫn điện), vỏ bọc bằng nhựa (cách điện, cách nhiệt). 3. Để tránh bị bỏng thì cần dùng găng tay, vải lót tay khi cầm nắm đồ vật,... Để tránh bị điện giật thì cần tránh tiếp xúc với nguồn điện, sử dụng đồ vật cách điện... |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng gia đình
(20 phút)
a. Mục tiêu: Dẫn dắt HS tham gia vào các hoạt động tái sử dụng để tìm hiểu về quản lí chất thải trong cộng đồng. Hạn chế thải rác, phân loại rác trước khi chuyển đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Sử dụng vật liệu tiết kiệm bằng cách tái chế hoặc sử dụng lại và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho HS xem video hoặc hình ảnh về những nguy hại của rác thải nếu không được xử lí hoặc xử lí không đúng cách. + Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: 1. Tại sao việc tái sử dụng lại có lợi cho cộng đồng về kinh tế? 2. Tại sao tái sử dụng là tốt cho môi trường? 3. Điều gì sẽ xảy ra nếu rác thải không được xử lí? + Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thảo luận trả lời câu hỏi + GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình Trả lời câu hỏi: 1. Một số cách xử lí đồ dùng bỏ đi trong gia đình: a) Chai nhựa, chai thuỷ tinh, túi nylon: làm sạch và dùng lại nhiều lần. b) Quần, áo cũ: đem tặng cho các bạn HS vùng khó khăn, cắt may lại thành quần áo mới, vật dụng mới (khăn trải bàn, vỏ gối, tạp dề,...), làm đồ chơi như búp bê vải. c) Đồ điện cũ, hỏng: liên lạc nhà sản xuất xem họ có thể nhận đồ cũ và tái chế không (máy sấy tóc, tủ lạnh, máy giặt,..). Mang đến các trung tâm thu gom đồ điện, điện tử để xử lí. d) Pin điện hỏng: tuyệt đối không vứt vào thùng rác vì pin điện chứa nhiều chất độc hại, chúng sẽ ngấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Cần mang đến các trung tâm thu gom pin để xử lí. e) Đồ gỗ đã qua sử dụng: đem tặng đồ cũ cho người nghèo, lấy gỗ để đóng thành các đồ mới đơn giản, làm củi (nếu gỗ đã cũ, mục). g) Giấy vụn: làm giấy gói, đóng góp kế hoạch nhỏ cho nhà trường, bán cho hàng đồng nát để tái chế. 2. Phân loại rác dễ phân huỷ từ thức ăn, thu gom lại rồi dùng làm phân bón cho cây. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Những đồ vật cho ở hình dưới đây được làm từ vật liệu gì?
Câu 2. Hãy tìm 10 đồ vật được làm từ nhựa, thủy tinh, gỗ và kim loại theo bảng sau.
Nhựa |
Thủy tinh |
Gỗ |
Kim loại |
Thước kẻ |
Cửa sổ |
Cửa ra vào |
Tay nắm cửa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 3. Cho biết tính chất của các vật liệu làm ra các đồ vật dưới đây. Tại dùng dùng vật liệu đó để làm ra đồ vật này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm
Câu 1: Cái bàn làm từ gỗ, sách làm từ giấy, kính lúp làm từ kính, đồ chơi làm từ nhựa, đất nặn được làm từ thành phần chính là đất sét hoặc bột gạo.
Câu 2:
Nhựa |
Thủy tinh |
Gỗ |
Kim loại |
Thước kẻ |
Cửa sổ |
Cửa ra vào |
Tay nắm cửa |
Hộp bút |
Cốc |
Bàn |
Đinh sắt |
Bút bi |
Bình hoa |
Ghế |
Thìa nhôm |
Ghế nhựa |
Kính |
Giường |
Đũa inox |
Chậu |
Bóng đèn |
Tủ quần áo |
Xoong |
Rổ, rá |
Gương soi |
Lan can |
Chảo |
Dép |
Kính đeo mắt |
Thước |
Móc nhôm |
Vỏ chai nước ngọt |
Chai |
Hòm |
Chậu nhôm |
Thìa |
Mặt bàn |
Kệ để ti vi |
Chìa khóa |
Cốc |
Bình nước |
Tủ đựng giày |
Ốc vít |
Câu 3:
- Tất và khăn được từ vải vì vải mềm, giữ ấm cho cơ thể.
- Kính đeo mắt được làm từ kính vì tùy vào loại kính mà khi đeo lên giúp chúng ta nhìn rõ vật.
- Chìa khóa được làm từ kim loại vì nó cứng.
- Vỏ chai nước làm từ nhựa vì nhựa dẻo, nhẹ và rẻ.
- Cửa sổ làm từ kính vì kính trong suốt, cho ánh sáng đi qua, chắn gió tốt.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức
b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành:
+ Phân loại rác thải trong gia đình theo chu trình 3R.
+ Tạo ra một sản phẩm tái chế từ rác thải đã thu gom và phân loại.
- HS về nhà hoàn thành yêu cầu của GV
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 13: Một số nguyên liệu
- Bài 14: Một số nhiên liệu
- Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
- Bài 16: Hỗn hợp các chất
- Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)