Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này, HS:

- Quan sát, nhận biết và phân biệt được trên hình ảnh, mẫu vật: các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá,....) cơ quan sinh sản (túi bào tử, nón cái, nón đực, hoa), vị trí của hạt (hạt trần, hạt kín)

- Phân chia được các mẫu vật vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học

- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫu vật của bài thực hành

- Phát triển được các kỹ năng quan sát, năng lực thực hành,....

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực quan sát, trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  

- Thiết bị, dụng cụ cho bài thực hành (phần 1 chuẩn bị)

- Mẫu vật thật, tranh, ảnh liên quan đến nội dung thực hành

- PHT để làm bài thu hoạch

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: kích thích trí tò mò, hứng khởi của HS về bài học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ nắm được nội dung tiết học

d. Tổ chức thực hiện: 

GV dẫn dắt bài học:

Ở bài học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về thực vật, nhận thấy được sự đa dụng cũng như vai trò của thực vật trong tự nhiên và đời sống. Bài 35 mà chúng ta học ngày hôm nay, chúng ta sẽ thực hành quan sát và phân chia được các nhóm thực vật vào tiêu chí đã học

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Hướng dẫn HD quan sát và phân tích mẫu vật

a. Mục tiêu:  Tìm ra các đặc trưng phân loại mẫu vật vào từng ngành thực vật phù hợp hoặc từ những đặc điểm quan sát được kiểm chứng

b. Nội dung: HS quan sát, phân tích mẫu vật để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV Chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng 5 - 6 HS/nhóm. Mỗi nhóm đều có khay mẫu (gồm rêu, dương xỉ, thông, bí ngô) và thiết bị, dụng cụ giống nhau. Các nhóm tiến hành quan sát lần lượt các mẫu vật theo hướng dẫn và yêu cầu trong SGK.

Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau về kích thước cơ thể và đặc điểm của các cơ quan

sinh dưỡng ở mỗi đại diện (Có rễ thật chưa? Thân có mạch dẫn không? Đa dạng về hình thái như thế nào?).

GV hướng dẫn HS quan sát: 

+ Quan sát cơ quan sinh sản của rêu (bào tử), dương xỉ (túi bảo tử); thông (nón); bí ngô (hoa). Yêu cầu HS chỉ ra được sự khác nhau về đặc điểm giữa nón đực và nón cái của thông.

+ Yêu cầu HS xác định được vị trí của hạt thông và hạt bí ngô (được bao bọc hay lộ ra ngoài), từ đó HS nhận xét được về những ưu thế và tiến hoá của ngành thực vật Hạt kín so với các ngành khác trong hệ thống phân loại thực vật.

Lưu ý:

+  HS cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ như dao lam, kim nhọn....

+ Thao tác cắt ngang thân rêu. Lát cắt càng mông và đều thì quan sát bằng kính hiển vi càng rõ và đẹp.

Trong khi các nhóm làm thực hành, GV tương tác với từng nhóm để nhắc nhở và hỗ trợ HS trong quả trình thực hành.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát. So sánh kết quả quan sát được với các hình ảnh trong sách hoặc tranh, ảnh

GV cung cấp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Đánh giá kĩ năng, thái độ của mỗi HS hoặc từng nhóm HS sau khi kết thúc bài thực hành.

III. Cách tiến hành

- Quan sát đại diện thực vật không có mạch 

- Quan sát đại diện ngành dương xỉ

- Quan sát đại diện ngành hạt trần (Thông)

- Quan sát đại diện ngành hạt kín ( Bí ngô)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài thu hoạch và sản phẩm thực hành

a. Mục đích: Tổng hợp lại kết quả và hoàn thành bài thu hoạch cùng nhận xét, giải thích của mình về các kết quả thực hành

b. Nội dung: Tổng hợp lại những gì quan sát và hoàn thiện bài thu hoạch

c. Sản phẩm: Bài thu hoạch hoàn chỉnh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS hoàn thiện bài thu hoạch bằng cách hoàn thiện 2 câu hỏi phần III vào giấy

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 HS ghi lại kết quả đã tổng hợp vào giấy 

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV thu lại bài thu hoạch

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét đánh giá

III. Thu hoạch

HS dựa vào kết quả quan sát thực tế để hoàn thành


Tên ngành

Tên ngành

Lý do

Rêu thường

Ngành rêu

Cơ quan sinh sản là bào tử, không phân nhánh, không có mạch dẫn

Dương xỉ

Ngành dương xỉ

Cơ quan sinh sản là bào tử, tập trung thành ổ/túi. Lá non cuộn tròn ở đầu

Thông 

Ngành hạt trần

Cơ quan sinh sản là nón, hạt thông lộ ra ngoài nằm trên các lá noãn hở

Bí ngô

Ngành hạt kín

Bí ngô đã có quả thực sư, hạt nằm trong quả

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo PHT1

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Cách HS hoạt động nhóm, trao đổi


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHT1:

Tên ngành

Tên ngành

Lý do

Rêu thường



Dương xỉ



Thông 



Bí ngô




Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác