Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 49: Năng lượng hao phí

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

+ Chỉ ra được năng lượng nào là hữu ích và năng lượng nào là hao phí.

+ Nhận biết được năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng.

+ Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, nghiên cứu thông tin, hình ảnh gọi tên được năng lượng hữu ích, năng lượng hao phí trong một số tình huống cụ thể.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các các vấn đề GV nêu ra, GQ các tình huống xảy ra trong quá trình học tập.

- Năng lực KHTN:

+ Nêu được dạng năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi đun nước trong các trường hợp khác nhau.

+ Phân tích các ví dụ để rút ra được: Năng lượng hao phí thường xuất hiện ở dạng nhiệt năng, năng lượng âm (đôi khi có cả ánh sáng).

+ Xác định được các dạng năng lượng hao phí khi đạp xe, khi ô tô chạy.

+ Vẽ được sơ đồ năng lượng thể hiện năng lượng đầu vào, năng lượng hữu ích, năng lượng hao phí trong một số trường hợp đơn giản. 

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.

-  Chăm học: luôn nỗ lực vươn lên, tiến bộ trong học tập.

- Có trách nhiệm quan tâm tới các thành viên trong nhóm để hoàn thành được nhiệm vụ chung.

-  Trung thực trong quá trình báo cáo kết quả làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên: máy tính, máy chiếu, hình ảnh, slide,....

2. Đối với học sinh: Vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS tự nhận ra cách sử dụng nào ít hao phí năng lượng nhất

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV cho HS quan sát ba ví dụ đun nước bằng bếp củi, bếp than và ấm điện ở đầu bài và yêu cầu HS tìm hiểu xem trong  cách đun nước đó, cách đun nào ít hao phí năng lượng nhất.

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 49: Năng lượng hao phí | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

HS quan sát tranh và đưa ra ý kiến của mình. 

Dự kiến sản phẩm:

  • Cách đun nước bằng cách dùng ấm điện ít hao phí năng lượng nhất.
  • Vì gần như toàn bộ năng lượng cung cấp cho ấm sẽ làm nóng nước và sôi. Ở hai cách đun còn lại có nhiều năng lượng bị tổn thất ra bên ngoài môi trường.

Sau đó GV dẫn dắt vào bài bằng cách khái quát qua nội dung bài học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lượng hữu ích

a. Mục tiêu: HS hiểu khi sử dụng năng lượng bào một mục đích nào đó thì có một phần năng lượng là hữu ích, phần còn lại là hao phí

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ Trong việc đun sôi nước như hình trên, năng lượng nào là hữu ích, năng lượng nào là hao phí?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động cá nhân, đọc thông tin trong sách

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ GV mời HS trả lời câu hỏi.

+ GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét, kết luận

I. Năng lượng hữu ích

Khi sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó thì luôn có một phần năng lượng là hữu ích, phần còn lại là hao phí.

CH:

Năng lượng cung cấp cho nước từ nhiệt độ hiện tại tăng lên tới nhiệt độ sôi là năng lượng hữu ích. Năng lượng tỏa ra môi trường xung quanh là năng lượng hao phí.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về năng lượng hao phí

a. Mục tiêu: HS nhận biết được năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nào và ở đâu.

b. Nội dung: HS thông qua một số câu hỏi và hoạt động về sử dụng năng lượng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời phần:

* Câu hỏi:

Câu 1. Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận định trên.

Câu 2. Nêu tình huống (ở gia đình, ở lớp học) cho thấy luôn có năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình sử dụng năng lượng. Xác định nguyên nhân gây ra sự hao phí đó.

* Hoạt động:

Câu 1: Năng lượng hao phí khi đi xe đạp

a) Dự đoán xem ở bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

b) Dạng năng lượng nào là hữu ích, là hao phí đối với người và xe?

Câu 2: Năng lượng hao phí khi ô tô chạy

Nêu tên các dạng năng lượng có thể xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường. Những hao phí này ảnh hưởng 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS Hoạt động cá nhân, đọc thông tin trong sách

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV mời HS trả lời và mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

Gv nhận xét, kết luận

II. Năng lượng hao phí

? CH:

CH1:

Ví dụ: Khi thả quả bóng cao su từ trên cao xuống, sau nhiều lần nảy lên độ cao của nó giảm dần. Vì năng lượng của quả bóng bị hao phí một phần thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí làm cho các phần tử không khí chuyển động

CH 2. Tình huống cho thấy luôn có năng lượng hao phí:

Khi dùng quạt điện, sau một thời gian chiếc quạt nóng lên

Khi đá vào quả bóng, quả bóng chuyển động một lúc sẽ dừng lại.

Dùng bóng đèn điện để phát sáng, sau một thời gian bóng sẽ nóng lên.

? HĐ:

HD1:

Năng lượng hao phí khi đi xe đạp:

a) Bộ phận có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất của xe đạp có thể là: các chỗ tiếp xúc giữa trục với ổ bi, giữa bánh xe với mặt đường.

b) Năng lượng hữu ích là năng lượng làm cho xe chuyển động.

HĐ2. Năng lượng hao phí khi ô tô chạy:

a) Các dạng năng lượng khi ô tô di chuyển trên đường: nhiệt năng, điện năng, động năng, năng lượng âm, quang năng. 

b) Năng lượng có thể bị hao phí ở các bộ phận như: nhiệt năng làm nóng động cơ, ma sát của trục với ổ bi, giữa bánh xe với mặt đường, giữa xe với môi trường, khí thải ra môi trường,... 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS hoàn thành PHT1 sau đó nộp lại cho GV đánh giá kết quả học tập sau buổi học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu mục Em có thể, về nhà nghiên cứu và nêu ra được lí do tại sao nên dùng đèn LED để thắp sáng thay cho đèn sợi đốt và đèn compact.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1. Các câu dưới đây ĐÚNG hay SAI? (Ghi Ð/S trước mỗi câu).

a) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phi dưới dạng nhiệt năng.

b) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phi.

c) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.

đ) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.

e) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.

Câu 2. Cho sơ đồ biến đổi năng lượng ở một ô tô.

a) Hãy hoàn tất sơ đồ.

b) Dạng năng lượng nào trong sơ đồ là phần năng lượng hao phí của ô tô?

 

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 49: Năng lượng hao phí | Giáo án Khoa học tự nhiên 6



Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học