Top 100 Đề thi GDCD 6 (năm 2024 có đáp án)



Bộ Đề thi GDCD 6 năm 2024 chọn lọc, có đáp án sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu Đề thi Giáo dục công dân lớp 6 từ đó giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi môn GDCD 6.

Xem thử GDCD 6 KNTT Xem thử GDCD 6 CD Xem thử GDCD 6 CTST

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 (ba bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bộ đề thi GDCD 6 - Kết nối tri thức

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 1

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 2

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 2


Bộ đề thi GDCD 6 - Cánh diều

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 1

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 2

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 2


Bộ đề thi GDCD 6 - Chân trời sáng tạo

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 1

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1

- Đề thi GDCD 6 Giữa kì 2

- Đề thi GDCD 6 Cuối kì 2

Xem thử GDCD 6 KNTT Xem thử GDCD 6 CD Xem thử GDCD 6 CTST

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây trái với tiết kiệm?

A. Lãng phí của công.

B. Chặt chẽ chi tiêu.

C.Làm việc khoa học.

D.Bảo quản của công.

Câu 2. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của ai?

A. của mình.

B. của mình và người khác.

C. gia đình.

D. xã hội.

Câu 3. Bạn X đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn X quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình X?

A. Gia đình X làm như vậy là hợp lí.

B. Gia đình X làm như vậy là vi phạm pháp luật.

C.Gia đình X làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D.Gia đình X làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Câu 4. Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

C.Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 5. Trường hợp nào là không phải là công dân Việt Nam?

A. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam.

B. Trẻ em mồ côi cha mẹ ở Việt Nam.

C. Trẻ là con nuôi có bố mẹ nuôi là công dân Việt Nam.

D. Trẻ em theo cha mẹ đến Việt Nam du lịch .

Câu 6. Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Căn cước công dân.

B. Giấy nhập học.

C. Giấy báo điểm.

D. Giấy sử dụng đất.

Câu 7. Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam.

B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.

C. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.

D. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.

Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

D. Tất cả người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

Câu 9. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp 6A có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học.

B. Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.

C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.

Câu 10. Quyền cơ bản của trẻ em là?

A. Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ.

B.Tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.

C.Tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

D. Trẻ em được tự do quyết định tất cả mọi việc theo sở thích của mình.

Câu 11. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 12. Gần cuối năm, Mai rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động trải nghiệm ở một khu di tích văn hoá quốc gia. Nhưng bạn băn khoăn không biết ở tuổi mình thì có quyền đi không. Theo em, Mai có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao?

A.Không. Vì Mai còn nhỏ.

B.Có. Vì trẻ em đều có quyền được tham gia.

C.Có. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.

D.Không. Vì đây không phải là nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1(2 điểm): Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Gia đình em đã có những việc làm nào để tiết kiệm điện, nước? (Nêu ít nhất 6 việc làm)

Câu 2(2 điểm) A là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, A thường tự học và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ. Theo em, A đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân? Nêu 3 việc làm em đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của một người công dân?

Câu 3(3 điểm) Bố mẹ mua cho B rất nhiều sách tham khảo, B không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ tức giận và đã mắng B. B cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.

a. B hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là B em sẽ làm gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

D

A

D

A

B

B

C

A

D

C

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

- Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Gia đình em đã có những việc làm để tiết kiệm điện, nước:

+ Sử dụng lượng nước vừa đủ: Trong các công việc như tắm, rửa tay, vệ sinh cá nhân, rửa rau…

+ Khóa chặt vòi nước sau khi dùng xong

+ Kiểm tra, khắc phục rò rỉ của các thiết bị sử dụng nước

+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

+ Không bật quá nhiều bóng điện nếu không cần thiết…

Câu 2 (2 điểm)

- A đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

- Nêu 3 việc làm em đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của một người công dân:

+ Chăm chỉ học tập, nâng cao kiến thức

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, nước...

Câu 3 (3 điểm)

Yêu cầu a) B đã hiểu sai về quyền trẻ em vì số sách đó bố mẹ mua để cho B học, B không có quyền tự quyết định cho người khác mà phải hỏi ý kiến bố mẹ. B đang trong độ tuổi chịu sự quản lý của bố mẹ không được tự ý quyết định mọi việc.

Yêu cầu b) Nếu là B:

- Dùng số sách đó để phục vụ cho việc học tập

- Nếu bạn cần thì có thể cho bạn mượn

- Nếu muốn cho bạn thì phải hỏi ý kiến bố mẹ

Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng sức lao động của bản thân và của người khác.

B. Không được thỏa mãn hết vật chất và tinh thần.

C. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

D. Khó có động lực để chăm chỉ và làm việc.

Câu 2. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Khi đã có giàu có, con người không cần phải sống tiết kiệm.

B. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

C. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.

D. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm.

Câu 3. Sau mỗi năm học, Y cắt những tờ giấy còn chưa viết đóng thành một tập thành vở nháp. Như vậy thể hiện đức tính gì?

A. Hà tiện.

B. Chăm chỉ.

C.Lãng phí.

D.Tiết kiệm.

Câu 4. Trong các bạn dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?

A. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống.

B. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.

C.Trung, Trường và Tuấn đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam.

D. Chị Na-ta-sa sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 20 tuổi chị đến Việt Nam học đại học.

Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam là công dân Việt Nam.

D. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

Câu 6. Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Người có quốc tịch Việt Nam.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

Câu 7. N và L là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, L bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, L đổ tội cho N lấy cắp. N và L to tiếng, tức quá N đã xông vào đánh L chảy cả máu mũi. N đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013 quy định?

A. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

B. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. N vi phạm quyền tự do kinh doanh.

D. N không vi phạm quyền nào.

Câu 8. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là?

A. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện.

B. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.

C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.

D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.

Câu 9. Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?

A. Sống, hiến mô tạng.

B. Tự do kinh doanh.

C. Đi lại, cư trú.

D. Bí mật đời tư.

Câu 10. Ngăn cản trẻ em tham gia vào các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền tham gia.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền phát triển.

Câu 11. Bé My năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học. Ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao?

A. Cha mẹ là người có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé từ khi bé mới sinh.

B. Bệnh viện có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra.

C. Chính quyền cơ sở có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé theo quy định.

D. Nhà trường có lỗi vì đã không tạo điều kiện cho bé vào học.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?

A.Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền.

B.Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

C.Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ.

D.Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

Câu 2 (3 điểm): Bà Diệp cho chị Dương là sinh viên thuê một căn phòng để ở. Một lần nhân lúc chị Dương về quê thăm nhà, bà Diệp đã mở khóa phòng của chị Dương để vào kiểm tra.

Theo em việc làm của bà Diệp đã vi phạm quyền gì của công dân? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm): Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lửa, phục vụ khách... suốt từ sáng sớm đến khuya có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.

Bạn Cúc đã được hưởng quyền trẻ em chưa? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

D

D

C

B

B

B

B

A

A

C

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

- Tất cả mọi người cần tiết kiệm thời gian.

- Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm tiền bạc.

- Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích to lớn cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Tiết kiệm thời gian giúp ta có thời gian tích luỹ vốn để phát triển gia đình, kinh tế đất nước. Tiết kiệm thời gian thể hiện lối sống có văn hóa.

Câu 2 (3 điểm)

- Việc làm của bà Diệp đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Vì công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Câu 3 (2 điểm)

- Bạn Cúc chưa được hưởng quyền trẻ em.

- Bởi vì:

- Còn nhỏ đã làm việc nặng quá sức.

- Không được đi học.

- Không được tiếp xúc các bạn cùng lứa tuổi.

Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Câu nói nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Năng nhặt chặt bị.

B. Vung tay quá trán.

C.Vắt cổ chày ra nước.

D.Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tiết kiệm thời gian rảnh dỗi?

A. Chơi game bất kể mọi lúc, mọi nơi.

B. Soạn bài mới, đọc thêm sách tham khảo.

C. Lập nhóm rồi cùng bạn bè đi chơi.

D. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.

B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.

C.Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.

D.Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.

Câu 4. Quyền cơ bản của công dân là gì?

A. Những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.

C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.

D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cà mọi người trên thế giới.

Câu 5. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào trong Hiến pháp 2013?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước.

Câu 6. Q đủ 18 tuổi, đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. Vậy Q đã thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào trong Hiến pháp 2013?

A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.

C. Nghĩa vụ bảo vệ trật tự.

D. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Câu 7. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ là …?

A. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.

B. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.

C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.

D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu 8. Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền tham gia.

B. Nhóm quyền phát triển.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền bảo vệ.

Câu 9. Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 10. Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuoi dạy trẻ em?

A. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu.

B. Bố mẹ hoặc ông bà nội.

C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại.

D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.

Câu 11. Bỏ rơi trẻ em là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền bảo vệ.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 12. Ngăn cấm trẻ em học tập, vui chơi là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền bảo vệ.

C. Nhóm quyền sống còn.

D. Nhóm quyền tham gia.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hương là một học sinh ngoan và học giỏi. Bố mẹ muốn Hương tập trung cho việc học để đạt kết quả cao nên đã cấm Hương tham gia các hoạt động tập thể để dành thời gian học tập. Hương cảm thấy rất buồn và tâm sự với Dương. Nếu là Dương, em sẽ nói gì với Hương?

Câu 2 (2 điểm): Bố mẹ Lan là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, Lan sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Lan có phải là công dân Việt Nam hay không ? Vì sao?

Câu 3 (3 điểm): Một nhóm bạn trong lớp 6A thường để nước tràn lênh láng khi rửa tay ở vòi nước trong khuôn viên trường. Các bạn ấy còn hay quên tắt điện, quạt trong lớp mỗi khi ra chơi, ra về.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn lớp 6A.

b. Nếu em là bạn của các bạn đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào để thể hiện tính tiết kiệm ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

B

A

A

A

A

D

A

A

A

A

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

- Dương động viên Hương hãy cố gắng nói chuyện với bố mẹ để bày tỏ nguyện vọng bản thân. Hương nên hứa có thể vừa tham gia các hoạt động vừa đảm bảo việc học để bố mẹ yên tâm.

Câu 2 (2 điểm)

- Lan không phải là công dân Việt Nam.

- Vì Lan sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ Lan là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống - quốc tịch của cha hoặc mẹ).

Câu 3 (3 điểm)

- Việc làm của các bạn chưa tiết kiệm.

- Nếu em là bạn của các bạn đó:

+ Nhắc nhở bạn

+ Nêu hậu quả của việc lãng phí điện, nước…

Lưu ý: Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Xem trực tuyến 3 bộ sách giáo khoa lớp 6 mới:

Xem thử GDCD 6 KNTT Xem thử GDCD 6 CD Xem thử GDCD 6 CTST

Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 sách mới chọn lọc, có đáp án hay khác:


Lưu trữ: Bộ đề thi GDCD 6 cũ:



Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học