Đề kiểm tra Giữa kì 1 GDCD 6 năm 2024 có đáp án (Đề 1)

    Đề kiểm tra GDCD 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Việc làm thể hiện việc không chăm sóc, sức khỏe là:

A. Hút thuốc lá.

B. Chơi cầu lông.

C. Đánh răng trước khi đi ngủ.

D. Chơi đá bóng.

Câu 2: Việc làm thể hiện việc chăm sóc, sức khỏe là:

A. Đi khám định kỳ.

B. Chơi game thâu đêm.

C. Hút ma túy đá.

D. Đua xe trái phép.

Câu 3 : Bạn A nói chuyện với em bạn bị ho ra máu nhiều lần và kéo dài, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

A. Khuyên bạn đi viện khám để kiểm tra sức khỏe.

B. Không quan tâm.

C. Lặng im.

D. Nói với bạn là không phải đi khám, không có gì nguy hiểm.

Câu 4 : Sức khỏe có ý nghĩa ?

A. Sức khoẻ là vốn quý của con người.

B. Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

C. Sức khỏe giúp chúng ta lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

D. Cả A và B.

Câu 5: Có người rủ em hút thuốc lá em sẽ làm gì?

A. Em sẽ hút thử vì em nghĩ hút thuốc lá 1 lần sẽ không sao.

B. Em sẽ không hút vì hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

C. Em sẽ hút vì hút thuốc lá không có hại gì cho sức khỏe.

D. Đáp án A và C.

Câu 6: Ngày thế giới vì sức khỏe là:

A. 7/4.

B. 4/7.

C. 7/5.

D. 5/7.

Câu 7: Ngày thế giới chống hút thuốc lá:

A. 30/5.

B. 31/5.

C. 29/5.

D. 28/5.

Câu 8: Ngày thế giới phòng chống ma túy là:

A. 24.6.

B. 25/6.

C. 26/6.

D. 27/6.

Câu 9: Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Chịu khó mới có mà ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. Không học bài cũ.

C. Bỏ học chơi game.

D. Đua xe trái phép.

Câu 11: Kiên trì là

A. Miệt mài làm việc.

B. Thường xuyên làm việc.

C. Quyết tâm làm đến cùng.

D. Tự giác làm việc.

Câu 12: Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính siêng năng.

Câu 13: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách giáo khoa. Bạn A là người?

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Lười biếng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 15: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 16: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào ?

A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.

B. Không nói gì cả.

C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.

D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 17: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

A. Tích tiểu thành đại.

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 18: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào ?

A. Nhân phẩm.

B. Sức khỏe.

C. Lời nói.

D. Danh dự.

Câu 19: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?

A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

B. sống có ích.

C. yêu đời hơn .

D. tự tin trong công việc.

Câu 20: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

A. Chơi game.

B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

C. Đi chơi với bạn bè.

D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 21: Đối lập với tiết kiệm là ?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, chăm chỉ.

C. Cẩu thả, hời hợt.

D. Trung thực, thẳng thắn.

Câu 22: Những hành vi trái với lễ độ là?

A. Nói tục, chửi bậy.

B. Cãi bố mẹ.

C. Không nghe lời ông bà.

D. Cả A,B, C.

Câu 23: Thành ngữ nói về lễ độ là ?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Đi thưa về gửi.

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Góp gió thành bão.

Câu 24: Khi gặp một cụ già đứng bên vỉa hè chờ đèn đỏ để sang đường em sẽ làm gì ?

A. Không làm gì cả.

B. Mặc kệ.

C. Đưa bà sang đường.

D. Nhờ người khác đưa bà sang đường.

Câu 25: Biểu hiện của Lễ độ là ?

A. Tôn trọng, quý mến mọi người.

B. Quý trọng sức lao động.

C. Cần cù, tự giác.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 26: Đối với xã hội, Lễ độ sẽ giúp xã hội ?

A. Hạnh phúc.

B. Tươi đẹp.

C. Văn minh.

D. Tốt đẹp.

Câu 27: Em sẽ lên án hành vi nào dưới đây ?

A. Đánh chửi cha mẹ.

B. Trả lại tiền cho người đã mất.

C. Chào hỏi người lớn tuổi.

D. nhường chỗ cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Câu 28: Các hành động thể hiện sự lễ độ trong gia đình là?

A. Nghe lời bố mẹ, anh chị.

B. Kính trọng ông bà.

C. Yêu thương, dạy dỗ em.

D. Cả A,B, C.

Câu 29: Đối với cá nhân, Lễ độ sẽ giúp cho ?

A. Quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

B. Quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng hơn.

C. Quan hệ giữa con người với con người tồi tệ hơn.

D. Quan hệ giữa con người với con người bình an hơn.

Câu 30: Hành động nào sau đây là không tôn trọng kỷ luật ?

A. Dùng điện thoại trong giờ học.

B. Đi học đúng giờ.

C. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.

D. Mặc đồng phục trường.

Câu 31: Hành động nào sau đây là tôn trọng kỷ luật ?

A. Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.

B. Vứt rác đúng nơi quy định.

C. Giữ gìn vệ sinh lớp học.

D. Cả A,B, C.

Câu 32: Hành động dùng điện thoại trong giờ học là hành động ?

A. Không tôn trọng kỷ luật.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Tôn trọng kỷ luật.

D. Vô ý thức.

Câu 33 : Tôn trọng kỉ luật là biết...chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi.

A. Tự ý thức.

B. Tự giác.

C. Ý thức.

D. Tuân thủ.

Câu 34: Tôn trọng kỉ luật cần được thực hiện tại những đâu ?

A. Gia đình.

B. Nhà trường.

C. Xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu 35: Buổi sáng em dậy muộn, trên đường đi học lại gặp phải đèn đỏ, trong khi đó chỉ còn 5 phút nữa là đến giờ truy bài. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

A. Chờ đến đèn xanh đi tiếp.

B. Vượt đèn đỏ cho kịp giờ.

C. Đi xe lên vỉa hè cho nhanh.

D. Cả B và C.

Câu 36: Sân bóng nhân tạo có phải là thiên nhiên đúng hay sai ?

A. Đúng vì chúng sinh ra đã có.

B. Đúng vì chúng do con người tạo ra.

C. Chúng vừa là vừa là tự nhiên vừa không tự nhiên.

D. Sai vì chúng do con người tạo ra.

Câu 37: Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê, trong lúc tắm biển ở đó em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilong ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Coi như không biết và lờ đi.

C. Khuyên bạn nhỏ đó vứt rác vào thùng rác để bảo vệ biển.

D. Khuyên bạn nhỏ đó tiếp tục vứt rác ra biển.

Câu 38: Hành động nào là bảo vệ thiên niên ?

A. Đánh bắt cá bằng mìn.

B. Săn bắt động vật quý hiếm.

C. Đốt rừng làm rẫy.

D. Trồng rừng.

Câu 39: Hành động nào là hành động phá hoại thiên nhiên ?

A. Khai thác gỗ bừa bãi.

B. Trồng cây gây rừng.

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.

D. Thả các loại động vật quý hiếm về rừng.

Câu 40: Câu nói: Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu lần lượt nói đến các yếu tố nào cuả thiên nhiên ?

A. Rừng, không khí, đất.

B. Rừng, biển, đất.

C. Rừng, sông, đất.

D. Rừng, bầu trời, đất.

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 11 C 21 A 31 B
2 A 12 D 22 D 31 A
3 A 13 B 23 B 33 B
4 D 14 A 24 C 34 C
5 B 15 A 25 A 35 A
6 A 16 A 26 C 36 B
7 B 17 A 27 A 37 C
8 C 18 B 28 D 38 D
9 D 19 A 29 A 39 A
10 A 20 D 30 A 40 B

Xem thêm các Đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học