Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Với bộ Đề thi Cuối Học kì 1 GDCD 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giáo dục công dân 6 Cuối kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi GDCD 6 Cuối kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Võ Văn Vân 03

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Chân trời sáng tạo

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 1)

Câu 1. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

C. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.

D. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 2. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

A. Lười biếng.

B. Hời hợt.

C. Nông nổi.

D. Cần cù.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập ?

A. Từ chối khám phá cuộc sống

B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn

C. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng

D. Ngại khẳng định bản thân

Câu 4. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Mọi người xa lánh.

C. Mọi người coi thường.

D. Người khác nể và yêu quý.

Câu 5. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ

A. số ít.

B. số đông.

C. tự do.

D. sự thật.

Câu 6. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không

A. để cao lợi ích bản thân mình .

B. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân .

C. tôn trọng lợi ích của tập thể

D. phụ thuộc vào người khác

Câu 7. Làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính

A. tự ti.

B. siêng năng.

C. tự ái.

D. lam lũ.

Câu 8. Khi cá nhân biết tôn trọng sự thật, sẽ giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và được mọi người

A. yêu mến.

B. sùng bái.

C. khinh bỉ.

D. cung phụng.

Câu 9. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng

A. niềm tin.

B. sự thật.

C. mệnh lệnh.

D. sở thích.

Câu 10. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm tiền tiết kiệm.

B. Có rất nhiều bạn bè.

C. Không phải lo về việc làm.

D. Có thêm kinh nghiệm.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.

B. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.

C. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải.

D. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng hơn.

Câu 12. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

A. Giúp đỡ người khác.

B. Yêu thương con người.

C. Đồng cảm và thương hại.

D. Thương hại người khác.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Làm việc theo sở thích cá nhân.

B. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.

C. Vượt mọi khó khăn để đạt mục tiêu.

D. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.

Câu 14. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật?

A. Không ai biết thì không nói sự thật.

B. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

C. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.

D. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.

Câu 15. Lòng yêu thương con người

A. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.

B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.

C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.

D. làm những điều có hại cho người khác.

Câu 16. Cách cư xử nào dưới đây thể hiện là người biết tôn trọng sự thật?

A. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.

B. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

C. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình đến cùng.

D. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.

Câu 17. Việc làm nào dưới đây không thể hiện người có tính tính tự lập?

A. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.

B. Đi học đúng giờ.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Chủ động chép bài của bạn.

Câu 18. Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Vung tay quá chán.

B. Có đi có lại mới toại lòng nhau.

C. Giấy rách phải giữ lấy lề.

D. Qua cầu rút ván.

Câu 19. Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?

A. Sự thật mất lòng.

B. Ăn ngay nói thẳng.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Ném đá giấu tay.

Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện người có tính tự lập?

A. Bố mẹ chở đi học tới trường.

B. Tự giác học và làm bài tập.

C. Thường xuyên nhờ bạn làm bài.

D. Thường xuyên ỷ nại vào giúp việc.

Câu 21. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

B. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

Câu 22. Việc làm nào dưới đây thể hiện người không có tính tự lập?

A. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác

B. Tự thức dậy đi học đúng giờ.

C. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.

D. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.

Câu 23. Hành vi nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tôn trọng sự thật?

A. Mọi việc luôn dĩ hòa vi quý.

B. Làm việc không liên quan đến mình

C. Cố gắng không làm mất lòng ai

D. Phê phán những việc làm sai trái

Câu 24. Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Tự lập.

B. Yêu thương con người.

C. Đi học sớm.

D. Tự nhận thức bản thân.

Câu 25. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?

A. Ỷ lại.

B. Tiết kiệm.

C. Tự ti.

D. Tự lập.

Câu 26. Bạn Q năm nay học lớp 9, bạn thường xuyên lấy cớ là năm học cuối cấp nên ngoài việc học bạn không làm việc gì cả, việc nhà thường để anh chị làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện bạn Q chưa có phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Tự lập.

B. Ỷ lại.

C. Ích kỷ.

D. Chăm chỉ .

Câu 27. Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhà bạn Hoàng giải hộ”. Việc làm của Hải trong t́nh huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính ǵ?

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Đối phó với tình huống nguy hiểm.

C. Siêng năng, kiên trì

D. Yêu thương con người.

Câu 28. Được sự động viên của thầy cô và gia đình, sau khi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã tự giác, miệt mài ôn tập. Hàng ngày bạn thường xuyên tìm đọc các loại sách tham khảo để củng cố kiến thức. Tìm hiểu các cách giải hay trên mạng chỗ nào không hiểu bạn liên hệ với thầy cô giáo để được giúp đỡ. Không bao giờ Hưng chịu bỏ cuộc khi gặp những bài tập khó. Nhờ vậy mà trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã đạt giải nhất. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp Hưng đạt được nhiều thành công như vậy

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Siêng năng, kiên trì

C. Đối phó với tình huống nguy hiểm.

D. Yêu thương con người.

Câu 29. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiểng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống gia đình.

B. Tự nhận thức bản thân

C. Siêng năng, kiên trì

D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi.

Câu 30. Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người

A. Tôn trọng pháp luật

B. Tôn trọng sự thật

C. Tự nhận thức bản thân

D. Giữ chữ tín.

Câu 31. Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đõ sơ cứu vế thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Yêu thương con người.

C. Đối phó với tình huống nguy hiểm.

D. Siêng năng, kiên trì

Câu 32. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Tôn trọng sự thật

B. Tôn trọng pháp luật

C. Giữ chữ tín

D. Tự nhận thức bản thân.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

1D

2D

3C

4A

5D

6D

7B

8A

9B

10D

11A

12B

13C

14D

15C

16A

17D

18C

19D

20B

21D

22A

23D

24A

25D

26A

27C

28B

29A

30B

31B

32A









Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Thanh Đa

Đề thi Cuối kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Chân trời sáng tạo

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 2)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm tiền tiết kiệm.

C. Có rất nhiều bạn bè.

D. Không phải lo về việc làm.

Câu 2. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.

B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

Câu 3. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

A. Yêu thương con người.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Thương hại người khác.

D. Đồng cảm và thương hại.

Câu 4. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Người khác nể và yêu quý.

C. Mọi người coi thường.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 5. Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.

B. Trung thực.

C. Siêng năng.

D. Tự giác.

Câu 6. Biểu hiện của sự kiên trì là ..............

A. miệt mài làm việc.

B. thường xuyên làm việc.

C. quyết tâm làm đến cùng.

D. tự giác làm việc.

Câu 7. Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là ..................

A. sự thật.

B. dũng cảm.

C. khiêm tốn.

D. tự trọng.

Câu 8. Biểu hiện của tôn trọng sự thật là ...............

A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 9. Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là ..............

A. tự tin.

B. tự kỉ.

C. tự chủ.

D. tự lập.

Câu 10. Tự lập là .................

A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.

D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.

Câu 11. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là ............

A. thông minh.

B. tự nhận thức về bản thân.

C. có kĩ năng sống.

D. tự trọng.

Câu 12. Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự nhận thức về bản thân.

B. Tư duy thông minh.

C. Có kĩ năng sống tốt.

D. Sống tự trọng.

Câu 13. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta ................

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 14. Một trong những biểu hiện của tính tự lập là ..............

A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 15. Trái với siêng năng, kiên trì là ..................

A. lười biếng, chóng chán.

B. trung thực, thẳng thắn.

C. cẩu thả, hời hợt.

D. cả A và C.

Câu 16. Lòng yêu thương con người ..............

A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.

B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.

C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.

D. làm những điều có hại cho người khác.

Câu 17. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A,B,C.

Câu 18. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Cả A,B,C.

Câu 19. Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Làm những điều mình thích cho người khác.

B. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.

D. Mục đích sau này được người đó trả ơn.

Câu 20. Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.

B. Trung thực.

C. Siêng năng.

D. Tự giác.

Câu 21. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.

B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.

D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

Câu 22. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Sự tự tin.

B. Nhút nhát.

C. Nói nhiều.

D. Thích thể hiện.

Câu 23. Tự nhận thức về bản thân là ................

A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.

B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.

C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.

D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

Câu 24. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta .................

A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.

D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

Câu 25. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.

B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.

C. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc.

D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 26. Sự thật là ..............

A. những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

B. những điều trong cuộc sống và thường đem lại đau khổ cho nhiều người.

C. những thứ đã diễn ra trong quá khứ và đem lại đau khổ cho con người.

D. những gì đang diễn ra trong cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho chúng ta.

Câu 27. Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người ...................

A. thật thà trước hành động việc làm của mình.

B. thành công trong công việc và cuộc sống.

C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Câu 28. Đâu là biểu hiện của siêng năng?

A. Cần cù.

B. Nản lòng.

C. Hời hợt.

D. Chóng chán.

Câu 29. Yêu thương con người là gì?

A. Quan tâm người khác.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.

D. Cả A,B,C.

Câu 30. Ý nào dưới đây biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.

B. Mục đích sau này được người khác trả ơn.

C. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. Làm những điều bất lợi cho người khác.

Câu 31. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

B. Có thêm tiền tiết kiệm.

C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.

D. Không phải lo về việc làm.

Câu 32. Truyền thống là ...................

A. đức tính.

B. tập quán.

C. lối sống.

D. A, B, C đúng.

Câu 33. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta ...............

A. thành công trong công việc.

B. uy tín cao trong xã hội.

C. bản thân cảm thấy yêu đời hơn.

D. tự tin trong mọi công việc.

Câu 34. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

A. Giúp con người tin tưởng nhau.

B. Giúp con người gắn kết với nhau.

C. Làm cho tâm hồn thanh thản.

D. Cả A, B, C.

Câu 35. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Sự thật luôn làm đau lòng người.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Giúp con người tin tưởng nhau.

Câu 36. Một trong những biểu hiện của tính tự lập là ...............

A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 37. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

B. Có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

C. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. Cả A, B, C.

Câu 38. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là ..............

A. làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

B. làm cho đất nước ta có nhiều mặt hàng để xuất khẩu.

C. giúp cho chúng ta có thể giao lưu được với rất nhiều bạn bè.

D. giúp cho chúng ta không phải lo về việc làm, thu nhập.

Câu 39. Ý nghĩa của lòng yêu thương con người là ..............

A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.

C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

D. cả A, B, C.

Câu 40. Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.

C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.

D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

Xem thử

Xem thêm đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học