Đề thi GDCD 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Với bộ Đề thi Giữa Học kì 2 GDCD 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giáo dục công dân 6 Giữa kì 2.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Lương Thế Vinh

Đề thi Giữa kì 2 GDCD 6

Bộ sách: Chân trời sáng tạo

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 1)

A. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1. Trong các tình huống sau đâu là tình huống nguy hiểm?

A. Bị người lạ mặt rủ đi chơi.

B. Đi học với bố mẹ.

C. Đi chơi với các bạn ở lớp

D. Sang nhà ông bà chơi

Câu 2. Khi bị bắt cóc em sẽ làm gì?

A. Gào khóc thật to để mọi người biết đến giúp.

B. Bỏ chạy thật nhanh.

C. Đứng im tại chỗ .

D. Không có phản ứng gì

Câu 3. Khi bị hỏa hoạn chúng ta sẽ gọi số nào sau đây để chữa cháy?

A.115

B. 113

C. 116

D.114

Câu 4. Mối nguy hiểm nào sau đây là do con người gây ra?

A. Sấm chớp

B. Mưa đá

C. Đánh nhau

D. Nước lũ

Câu 5. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là?

A. Cướp giật

B. Bắt có trẻ con

C. Mưa giông, sấm chớp

D. Tai nạn

Câu 6. Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải làm gì?

A. Lo lắng

B. Bình tĩnh

C. Hốt hoảng

D. Hoang mang

Câu 7. Trong các tình huống sau đây đâu là tình huống không nguy hiểm?

A. Các bạn lớp 6 đi học về ra sông tắm.

B. Các bạn tập trung ở bãi biển cấm

C. Bạn A được bố cho học bơi ở trung tâm văn hóa huyện có thầy dạy

D. Bạn T lội qua suối về nhà khi nước lũ.

Câu 8. Hành động nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn chơi lãng phí

B. Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác

C. Tiết kiệm tiền mua sách vở

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản không khoa học

Câu 9. Đâu là câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm?

A. Học, học nữa học mãi

B. Tích tiểu thành đại

C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

D. Có công mài sắt có ngày lên kim

Câu 10. Ngoài tiết kiệm về tiền của chúng ta cần tiết kiệm?

A. Nhân phẩm

B. Lời nói

C. Sức khỏe

D. Danh dự

Câu 11. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?

A. Làm giàu cho gia đình, cho đất nước

B. Sống có ích

C. Yêu đời hơn

D. Tự tin trong cuộc sống

Câu 12. Để tiết kiệm thời gian chúng ta cần phải làm gì?

A. Đi chơi với bạn bè

B. Tranh thủ học bài và giúp bố mẹ trông em

C. Chơi game

D. Ngủ cả ngày

Câu 13. Đối lập với tiết kiệm là?

A. Trung thực, thẳng thắn

B. Cần cù, chăm chỉ

C. Cẩu thả, hời hợt

D. Xa hoa, lãng phí

Câu 14. Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến đức tính nào sau đây?

A. Lãng phí, thừa thãi

B. Cần cù, siêng năng

C. Trung thực

D. Tiết kiệm

Câu 15. Câu nào nói đến keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá chán

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 16. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A.Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Đổ cơm thừa đi mà không để cho gà ăn.

C. Bật tivi sau để đó đi chơi.

D. Mua sắm đồ đạc khi không cần thiết.

B. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Kể ra các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra?

Câu 2 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Cho ví dụ minh họa

Câu 3 (3 điểm): Cho tình huống sau: Khi trên đường đi học về em thấy có người đi sau mình và em nghi ngờ là họ có ý định bắt cóc mình. Vậy trong tình huống trên em sẽ có cách ứng phó như thế nào?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

D

B

C

B

C

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

C

A

B

D

D

C

A

II. Tự luận (6 điểm)

Hs trả lời được theo các ý sau:

Câu 1 (1 điểm):

* Các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra đó là:

- Vào mùa mưa thường có: Sấm chớp, mưa bão, mưa đá giông tố, gió to, lũ quét, lũ lụt ở ven sông sông ven suối, sạt lở đất ở khu vực núi cao...

- Mùa khô: Hạn hán gây cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

Câu 2 (2 điểm):

Tiết kiệm có ý nghĩa:

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động, đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

- Ví dụ:

Đem tiền đút vào lợn đất để tiết kiệm.

Tắt các thiết bị điện không cần thiết

Dùng ánh sáng tự nhiên để thay một phần điện thắp sáng

Chi tiêu hợp lý trong gia đình, không mua những thứ không thật cần thiết.

Câu 3 (3 điểm):

Trong tình huống trên các em sẽ có một số cách ứng phó như sau:

- Có thể chạy vào nhà dân gần nhất để tránh tạm.

- Vẫy người mà mình quen đi đường để thông báo cho họ biết.

- Bình tĩnh di chuyển thật nhanh đến nơi có đông người hoặc đến cơ quan công an (Nếu ta gần chỗ công an).

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Nguyễn Văn Luông

Đề thi Giữa kì 2 GDCD 6

Bộ sách: Chân trời sáng tạo

Năm học: 2023

Thời gian: .... phút

(Đề số 2)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1.Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ ........ là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”.

A. Động vật.

B. Thiên nhiên.

C. Con người.

D. Thiên tai.

Câu 2.Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Bạo lực học đường.

B. Bão.

C. Động đất.

D. Sấm sét.

Câu 3.Trong các đáp án sau, đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Nắng.

B. Mưa.

C. Lũ quét.

D. Cầu vồng.

Câu 4. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?

A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.

B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.

C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.

D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.

Câu 5. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?

A. Không thầy đố mày làm nên.

B. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

D. Lá lành đùm lá rách.

Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?

A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.

B. Xả nước uống để rửa tay.

C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.

D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.

Câu 7. Hành vi nào sau đây không đúng tình huống nguy hiểm con người?

A. Trước khi ra khỏi nhà H khóa cửa cẩn thận.

B. Khi ở nhà một mình người lạ xin vào nhà, H bảo chờ cha mẹ về.

C. Tình huống nguy hiểm chỉ xảy ra với trẻ em.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi.

B. Thấy một nhóm học sinh lớp bạn gây đòi đánh bạn cùng đi học với mình, H tránh đi coi như không liên quan tới mình.

C. Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông.

D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm.

Câu 9. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công nhân ở các tỉnh thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì?

A. Đến nhà thăm hỏi, động viên

B. Kỳ thị, xa lánh

C. Ở nhà, tránh tiếp xúc

D. Tất cả các ý đều đúng.

Câu 10. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 11. Câu nào sau đây nói về đức tính tiết kiệm?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 12. Nhà em trồng nhiều rau trong vườn. Hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào?

A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.

B. Không nói gì cả.

C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.

D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 13. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta

A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.

B. sống có ích.

C. yêu đời hơn.

D. tự tin trong công việc.

Câu 14. Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

A. Chơi game.

B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

C. Đi chơi với bạn bè.

D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 15. Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A, B, C.

Câu 16. Công dân nước CHXHCN Việt Nam là?

A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

C. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào.

D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.

Câu 17. Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 18. Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.

Câu 19. Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần

A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.

C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 20. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

B. Có khoản tiền dự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.

C. Bản thân có nhiều tiền.

D. Ý A và B đều đúng.

Câu 21. Danh ngôn nào nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm?

A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút.

B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm.

D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin.

Câu 22. Để gọi cứu thương, nên ấn số nào?

A. 111.

B. 112.

C. 114.

D. 115.

Câu 23. Trên đường đi học về, em phát hiện một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông. Em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Dù không biết bơi nhưng em sẽ nhảy xuống sông cứu bạn.

C. Đi tìm thuyền ra cứu bạn.

D. Kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

Câu 24. Việc không nên làm khi có mưa dông, lốc, sét?

A. Ở trong nhà.

B. Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại, tivi…).

C. Trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng...

D. Tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa).

Câu 25. Chiều nay, H đi học về muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, em bị một kẻ lạ mặt bất ngờ kéo tay định lôi lên xe máy. H không nên làm gì trong những hành vi dưới đây?

A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

B. Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra, tới cứu giúp.

C. Bỏ chạy.

D. Đánh lại kẻ lạ mặt bằng tay.

Câu 26. Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.

B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

C. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

D. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.

Câu 27. Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào?

A. Hộ chiếu.

B. Giấy khai sinh.

C. Căn cước công dân.

D. Bằng đại học.

Câu 28. Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là

A. Quốc tịch.

B. Ngoại hình.

C. Tiếng mẹ đẻ.

D. Nơi sinh ra.

Câu 29. Để tránh được nguy cơ đuối nước, không nên?

A. Tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

B. Bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.

C. Tự ý ra ao, hồ, sông, suối, bãi biển chơi một mình.

D. Học bơi và học các cách ứng phó khi bị đuối nước.

Câu 30. Khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, em cần?

A. Gọi 115 yêu cầu trợ giúp.

B. Tìm nơi thấp trũng để trú ngụ an toàn.

C. Không đi qua sống, suối khi có lũ.

D. Đứng thành nhóm người gần nhau.

Câu 31. Hành động nào không tiết kiệm?

A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn.

B. Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè.

C. Tắt bếp sớm một chút.

D. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

Câu 32. Câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm?

A. Cơm thừa gạo thiếu.

B. Vung tay quá trán.

C. Góp gió thành bão.

D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Câu 33. Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì?

A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác.

Câu 34. Em hãy cho biết ngày Quốc Khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?

A. 2/9.

B. 30/4.

C. 27/2.

D. 8/3.

Câu 35. Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm được sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Theo em, Lâm là có quốc tịch nước nào?

A. Lâm không có quốc tịch.

B. Lâm có quốc tịch Liên hiệp quốc.

C. Lâm có quốc tịch Việt Nam.

D. Lâm thích có quốc tịch nào cũng được.

Câu 36. Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Hường có quốc tịch nước nào?

A. Hường có quốc tịch Việt Nam.

B. Hường có quốc tịch Hàn Quốc.

C. Hường không có quốc tịch.

D. Hường có cả quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc.

Câu 37. Bố mẹ Chiến là người Nhật đến Việt Nam sinh sống. Chiến sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Chiến là công dân nước nào?

A. Chiến là công dân quốc tế.

B. Chiến là công dân Việt Nam.

C. Chiến là công dân Nhật.

D. Chiến là công dân Hàn Quốc.

Câu 38. Việc làm của bạn nào thể hiện chưa tiết kiệm?

A. Bạn Hà lần nào cũng ăn hết sạch bát phở, không để thừa phần thức ăn nào cả.

B. Từ đầu năm học, Hoàng đã lập thời gian biểu cho mình và nghiêm túc thực hiện hàng ngày.

C. Nhân dịp sinh nhật, Hải được dì Hoa tặng cho một chiếc cặp sách rất đẹp, Hải đã mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mẹ mới mua được 1 tháng.

D. Sắp năm học mới, bố muốn mua cho Hùng một chiếc xe đạp mới nhưng Hùng đã từ chối vì chiếc xe đang đi vẫn còn dùng tốt.

Câu 39. Tình huống không nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống?

A. Tham gia đá bóng ở trường trong ngày hội thể thao.

B. Bị người lạ mặt rủ đi chơi, đe dọa chở đi mất.

C. Mưa to, sấm chớp dữ dội hoặc mưa đá.

D. Bị chuột rút khi đang bơi hoặc thấy người khác bị đuối nước.

Câu 40. Tình huống nguy hiểm từ con người là gì?

A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.

B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

C. Những sự việc được lên kế hoạch trước, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người nhưng không gây tổn thất cho con người và xã hội.

D. Những hành vi giúp con người thoát khỏi nguy hiểm từ thiên nhiên.

Xem thêm đề thi Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học