Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân 6 có đáp án (Đề 3)

    Đề kiểm tra GDCD 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

A. Luật giáo dục và đào tạo.

B. Luật trẻ em.

C. Luật giáo dục nghề nghiệp.

D. Luật giáo dục.

Câu 2: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .

B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.

C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 3 : Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.

B. 40 tuổi vẫn được đi học.

C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.

B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.

C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu 5: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?

A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.

B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.

C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.

D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.

Câu 6: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

A. Bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Dân chủ.

D. Công khai.

Câu 7: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?

A. Vai trò của tự học.

B. Vai trò của tự nhận thức.

C. Vai trò của việc học.

D. Vai trò của cá nhân.

Câu 8: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?

A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.

B. Đường hàng không, đường bộ.

C. Đường thủy, đường hàng không.

D. Cả A và B.

Câu 9: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 100.000đ - 300.000đ.

B. 100.000đ - 150.000đ.

C. 100.000đ - 200.000đ.

D. 100.000đ - 250.000đ.

Câu 10: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?

A. 30.000đ - 400.000đ.

B. 50.000đ - 400.000đ.

C. 60.000đ - 400.000đ.

D. 70.000đ - 400.000đ.

Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?

A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 12: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?

A. 100.000đ - 150.000đ.

B. 100.000đ - 200.000đ.

C. 200.000đ - 300.000đ.

D. 200.000đ - 400.000đ.

Câu 13: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A,B, C.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 15 : Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 16 : Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và bảo đảm.

B. Bảo vệ và duy trì.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 17: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.

Câu 18: Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?

A. 1985.

B. 1986.

C. 1987.

D. 1988.

Câu 19: Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?

A. Nhiều quốc tịch.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 20: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 21: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?

A. 54 điều, 29 quyền.

B. 53 điều, 25 quyền.

C. 52 điều, 27 quyền.

D. 51 điều, 23 quyền.

Câu 22: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.

B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.

C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.

D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.

Câu 23: Đối với Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?

A. Tính bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Tính dân chủ.

D. Tính công khai.

Câu 25: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Cả A và B.

Câu 26: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án.

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

Câu 27: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào?

A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Ông N không vi phạm quyền nào.

C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 28: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?

A. Điều 20.

B. Điều 21.

C. Điều 22.

D. Điều 23.

Câu 29: Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

A. Tự ý xông vào nhà người khác.

B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.

C. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.

D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.

Câu 30: Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật?

A. Công an.

B. Trưởng thôn.

C. Tòa án.

D. Hàng xóm.

Câu 31 : Chỉ được khám xét nhà người khác khi nào?

A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát.

B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm tội.

C. Khi có công văn của Toàn án.

D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát.

Câu 32 : Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào ?

A. Phạt cảnh cáo.

B. Cải tạo không giao giữ.

C. Phạt tù.

D. Cả A,B, C.

Câu 33: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?

A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 34: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?

A. 03 năm tù.

B. 01 năm tù.

C. Cảnh cáo.

D. Trung thân.

Câu 35: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền dân chủ.

D. Quyền tự do cơ bản.

Câu 36: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?

A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Người đó cho phép.

C. Đọc giùm người bị khiếm thị.

D. Cả A,B, C.

Câu 37: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?

A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn.

B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.

C. Nói với cô giáo để cô xử lý.

D. Không chơi với bạn nữa.

Câu 38: Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại điều nào và hiến pháp năm nào?

A. Điều 21, Hiến pháp 2013.

B. Điều 22, Hiến pháp 2013.

C. Điều 23, Hiến pháp 2013.

D. Điều 24, Hiến pháp 2013.

Câu 39 : Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.

B. Những người mà pháp luật cho phép.

C. Bất kỳ người nào.

D. Viện Kiểm sát.

Câu 40: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Nam không vi phạm quyền nào.

C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 11 D 21 A 31 A
2 A 12 B 22 D 31 D
3 D 13 D 23 A 33 B
4 C 14 C 24 A 34 A
5 B 15 D 25 D 35 D
6 A 16 A 26 D 36 D
7 C 17 A 27 D 37 B
8 D 18 D 28 A 38 A
9 C 19 A 29 C 39 C
10 A 20 D 30 A 40 D

Xem thêm các Đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học