Đề cương ôn tập Học kì 2 GDCD 6 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 GDCD 6 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi GDCD 6 Học kì 2.
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 6 Học kì 2 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Quyền: Những lợi ích hợp pháp mà công dân được hưởng.
+ Nghĩa vụ: Những yêu cầu, trách nhiệm mà công dân phải thực hiện với Nhà nước và xã hội.
- Các quyền cơ bản của công dân
+ Quyền bình đẳng trước pháp luật.
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội.
+ Quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền về văn hóa...
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Nghĩa vụ tôn trọng pháp luật.
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Nghĩa vụ đóng thuế.
+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
- Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ cơ bản
+ Bảo vệ lợi ích cá nhân và xã hội.
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Quyền cơ bản của trẻ em
- Khái niệm trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo pháp luật Việt Nam).
- Các quyền cơ bản của trẻ em
+ Quyền được sống, phát triển an toàn.
+ Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
+ Quyền được học tập, vui chơi, giải trí.
+ Quyền được bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực, bóc lột.
+ Quyền tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
- Ý nghĩa của quyền trẻ em
+ Đảm bảo cho trẻ em phát triển toàn diện.
+ Góp phần xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước.
3. Thực hiện quyền trẻ em
- Trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em
+ Gia đình: Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
+ Nhà trường: Tạo môi trường học tập, phát triển toàn diện cho trẻ em.
+ Nhà nước: Ban hành, thực thi luật pháp về bảo vệ quyền trẻ em.
+ Xã hội: Tham gia các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ trẻ em.
- Trách nhiệm của trẻ em đối với quyền của mình
+ Chủ động học tập, rèn luyện bản thân.
+ Tôn trọng quyền của người khác.
+ Biết tự bảo vệ mình, biết lên tiếng khi quyền lợi bị xâm phạm.
- Những hành động cần thiết để bảo vệ quyền trẻ em
+ Tố giác hành vi vi phạm quyền trẻ em.
+ Tham gia các phong trào bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
4. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Khái niệm công dân Việt Nam
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
+ Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản như:
+ Quyền bầu cử, ứng cử.
+ Quyền tự do cư trú, đi lại.
+ Nghĩa vụ chấp hành luật pháp.
+ Nghĩa vụ đóng góp xây dựng đất nước.
- Trách nhiệm của công dân Việt Nam
+ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?
A. Đi lại, cư trú.
B. Tự do kinh doanh.
C. Bí mật đời tư.
D. Sống, hiến mô tạng.
Câu 2. Quyền nào không thuộc nhóm quyền dân sự?
A. Quyền sống.
B. Quyền bình đẳng giới.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tự do kết hôn, li hôn.
Câu 3. Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện .......... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ …?
A. nghĩa vụ.
B. luật pháp.
C. bảo vệ.
D. giám sát.
Câu 4. Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là:
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Các quyền con người, quyền công dân.
C. Quyền cơ bản của công dân.
D. Việc thực hiện quyền công dân.
Câu 5. Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật là:
A. Quyền cơ bản của công dân.
B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
C. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền người khác
Câu 6. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
B. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
C. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
D. trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
Câu 7. Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?
A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.
Câu 8. Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?
A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.
B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.
Câu 9. Quyền công dân không tách rời
A. nghĩa vụ với cộng đồng.
B. trách nhiệm với cộng đồng.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. quyền của cộng đồng.
Câu 10. Quyền và nghĩa vụ công dân quy định:
A. mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
B. quyền công dân của nhiều nước.
C. nghĩa vụ công dân của nước ngoài.
D. trách nhiệm công dân đóng thuế.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 GDCD 6
Bộ sách: Cánh diều
năm 2025
Thời gian: .... phút
(Đề số 1)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây.
D. Dùng thời gian rảnh để đọc.
Câu 2. Việc làm nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tiết kiệm?
A. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân.
B. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
C. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
D. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động.
B. Người tiết kiệm sẽ tích lũy được nhiều tài sản.
C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý.
D. Chỉ những người nghèo mới phải tiết kiệm.
Câu 4. Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?
A. Nhiều quốc tịch.
B. 2 quốc tịch.
C. 3 quốc tịch.
D. 4 quốc tịch.
Câu 5. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?
A.Là người có mong muốn sống ở Việt Nam.
B. Là người có quê hương ở Việt Nam.
C.Là người có dòng máu Việt Nam.
D.Là người có quốc tịch Việt Nam.
Câu 6. Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?
A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
C. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.
D.Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.
Câu 7. Hành vi nào thực hiện chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình.
B.Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định.
C. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư.
D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Câu 8. Công dân có nghĩa vụ tuân theo ………………; tham gia bảo bệ an ninh quốc gia, tật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (Hiến pháp 2013). Từ còn thiếu trong (……) là gì?
A. Hiến pháp và pháp luật.
B. Hiến pháp.
C. Pháp luật.
D. Luật pháp.
Câu 9. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?
A. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện.
B. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.
C. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.
D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.
Câu 10. Bé M có năng khiếu đặc biệt và rất thích tham gia môn bơi lội, nhà trường động viên cha mẹ cháu tạo điều kiện cho cháu luyện tập để thi đấu thể thao cấp quận nhưng cha mẹ cháu kịch liệt phản đối tìm mọi cách ngăn cản cháu M tham gia luyện tập với lý do bơi chỉ cần biết là đủ, không cần phải giỏi. Biết được lý do, đại diện nhà trường đã đến khuyên cha mẹ M nên tạo điều kiện cho em phát triển năng khiếu cá nhân. Hành vi của cha mẹ M là đúng hay sai? Vì sao?
A. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển năng khiếu cá nhân của trẻ em.
B. Sai. Vì đã vi phạm về quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
C. Sai. Vì đã vi phạm về quyền được phát triển tham gia của trẻ em.
D. Đúng. Vì cha mẹ có quyết định thay trẻ em.
Câu 11. Em A (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho em A ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không? Vì sao?
A. Có. Vì trẻ em có quyền được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
B. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
C. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
D. Có. Vì trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 12. Hành vi nào thực hiện quyền trẻ em?
A. Ngược đãi trẻ em.
B. Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
C. Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.
D. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm?
Câu 2 (3 điểm): Trường Trung học cơ sở N phát động phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường trong trường học và khu vực xung quanh vào một buổi sáng chủ nhật. Đa số các bạn học sinh lớp 6C hào hứng tham gia. Thế nhưng, các bạn N, T và H không muốn tham gia hoạt động này, vì cho rằng công việc ấy không phải là công việc của học sinh lớp 6.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của ba bạn trên?
b. Theo em, học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường hay không?
Câu 3 (2 điểm): Sau giờ tan học, đường phố thường rất đông người, đôi khi còn tắc đường ở những ngã ba, ngã tư nữa. Thuận rất muốn sau buổi học không phải về nhà ngay mà được đạp xe lượn một vòng qua nhiều đường phố, khoảng chừng một giờ. Thuận nói với bố về nguyện vọng của mình. Bố Thuận không đồng ý và yêu cầu Thuận phải về nhà ngay, không được la cà, dù chỉ là ít phút. Thuận cho rằng bố áp đặt, không tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
a. Thuận suy nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu là Thuận, em sẽ xử sự như thế nào?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 6 Chân trời sáng tạo hay khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)