Đề cương ôn tập Học kì 1 GDCD 6 Cánh diều (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 1 GDCD 6 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi GDCD 6 Học kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 6 Học kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

Bài 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Ý nghĩa của việc tự hào và giữ gìn truyền thống tốt đẹp.

- Các hành động thể hiện sự trân trọng và phát huy truyền thống gia đình.

Bài 2. Yêu thương con người

- Các biểu hiện của tình yêu thương (chia sẻ, giúp đỡ, đồng cảm).

- Tác động của lòng yêu thương trong gia đình, trường học, và xã hội.

Bài 3. Siêng năng, kiên trì

- Khái niệm và ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Lợi ích của việc siêng năng, kiên trì trong học tập và cuộc sống.

Ví dụ thực tế về tính siêng năng, kiên trì.

Bài 4. Tôn trọng sự thật

- Thế nào là tôn trọng sự thật?

- Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tôn trọng sự thật.

- Cách ứng xử khi gặp tình huống nói dối hoặc gian lận.

Bài 5. Tự lập

- Khái niệm và biểu hiện của tính tự lập.

- Tầm quan trọng của tự lập trong cuộc sống.

- Ví dụ về những việc làm thể hiện tinh thần tự lập.

Bài 6. Tự nhận thức bản thân

- Hiểu khái niệm "tự nhận thức bản thân."

- Ý nghĩa của việc nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Các phương pháp rèn luyện để nhận thức rõ hơn về bản thân

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.

B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

Câu 2: Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu?

A. Xuất phát từ lòng chân thành, vô tư, trong sáng.

B. Xuất phát từ sự ban ơn.

C. Xuất phát từ lòng thương hại.

D. Xuất phát từ sự mong trả ơn.

Câu 3: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.

B. Trung thực.

C. Siêng năng.

D. Tự giác.

Câu 4: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là

A. sự thật.

B. dũng cảm.

C. khiêm tốn.

D. tự trọng.

Câu 5: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 6: Sự thật là

A. những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

B. những điều trong cuộc sống và thường đem lại đau khổ cho nhiều người.

C. những thứ đã diễn ra trong quá khứ và đem lại đau khổ cho con người.

D. những gì đang diễn ra trong cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho chúng ta.

Câu 7: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là

A. tự tin.

B. tự kỉ.

C. tự chủ.

D. tự lập.

Câu 8: Tự lập là

A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.

D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.

Câu 9:  Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 10. Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?

A. Bác là người vĩ đại.

B. Bác là người tự lập.

C. Bác là một anh hùng.

D. Bác là người khiêm tốn.

................................

................................

................................

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Trường THCS Long An

Đề thi Học kì 1 GDCD 6

Bộ sách: Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Thời gian: .... phút

(Đề số 1)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A, B, C.

Câu 2. Câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 3. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người .............

A. xa hoa, lãng phí.

B. cần cù, siêng năng.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. tôn trọng sự thật.

Câu 4. Ca dao tục ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. A, B, C đúng.

Câu 5. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì đối với học sinh là ..............

A. đi học chuyên cần.

B. chăm chỉ học.

C. chăm làm việc nhà.

D. cả A, B, C.

Câu 6. Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Kiêm tốn.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.

B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.

D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 8. Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.

D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.

D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

Câu 10. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, nói về siêng năng, kiên trì?

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Chịu khó mới có mà ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11. Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao.

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 12. Câu tục ngữ: “Có thân thì lo” nói đến điều gì?

A. Tự lập.

B. Trung thực.

C. Đoàn kết.

D. Tiết kiệm.

Câu 13. Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Tự lập.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Câu 14. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta .............

A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.

D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.

B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.

D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 16. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.

B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.

D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 17. Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” có nội dung nói về ............

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. khiêm tốn, siêng năng.

D. tôn trọng sự thật.

Câu 18. Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói người nào đó luôn sống .............

A. giản dị, cần cù.

B. tôn trọng sự thật.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 19. Những danh nhân nào dưới đây, có đức tính siêng năng kiên trì?

A. Bác Hồ.

B. Nhà bác học Lê Qúy Đôn.

C. Tôn Thất Tùng.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 20. Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là ................

A. học thuộc bài trước khi đến lớp.

B. không làm bài tập và học bài cũ.

C. bỏ học chơi game, la cà quán xá.

D. cổ vũ và tổ chức đua xe trái phép.

Câu 21. Yêu thương con người là truyền thống .................

A. quý báu của dân tộc.

B. cần được giữ gìn.

C. cần được phát huy.

D. Cả A, B, C.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. H chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề vất vả, tầm thường.

B. T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.

C. A cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào cả.

D. K cho rằng dòng họ là xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 23. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 24. Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.

B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.

C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp.

D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 25. Câu tục ngữ: "Cần cù bù thông minh" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Thật thà.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 26. Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống ................

A. giản dị, chăm chỉ.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. giả dối và thật thà.

D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 27. Câu tục ngữ: “Đầu người nào tóc người ấy” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 28. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải ...............

A. qua rèn luyện.

B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.

D. có quyết định đúng đắn.

Câu 29. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30. Hành động thể hiện tính tự lập là .............

A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.

B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.

D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 31. Câu tục ngữ: “Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.” nói về đức tính của một người luôn sống .................

A. thờ ơ với người khác.

B. bàng quan với thực tại.

C. tôn trọng sự thật.

D. khiêm tốn, kiệm lời.

Câu 32. Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của việc ..............

A. có sức khỏe phi thường.

B. tiết kiệm, dũng cảm.

C. tôn trọng sự thật.

D. sức khỏe là tất cả.

Câu 33. Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Khiêm tốn.

Câu 34. Ý kiến nào dưới đây đúng khi thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.

B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.

C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.

D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

Câu 35. Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 36. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?

A. Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.

B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.

C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.

D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 37. Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.

B. Việc coi trọng chế độ thi cử.

C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.

D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 38. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 39. Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

A. Siêng năng, kiên trì.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Thật thà.

Câu 40. Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 6 Chân trời sáng tạo hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học