Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân 6 có đáp án (Đề 4)

    Đề kiểm tra GDCD 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Vượt đèn đỏ là biểu hiện:

A. Tôn trọng kỉ luật

B. Siêng năng kiên trì

C. Tiết kiệm

D. Thiếu tôn trọng kỉ luật

Câu 2. Biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

A. Lễ độ

B. Siêng năng kiên trì

C. Tiết kiệm

D. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể

Câu 3: Thực hiện đúng nội qui trường lớp, thể hiện sự tôn trọng:

A. Kỉ luật

B. Thầy cô

C. Pháp luật

D. Bạn bè

Câu 4: Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng nhất khi nói về lễ độ?

A. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mặt mọi người.

B. Nói leo trong giờ học.

C. Đi xin phép, về chào hỏi.

D. Ngắt lời người khác.

Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

A. Khi ăn cơm, Hà ăn từ từ và nhai kĩ.

B. Bạn Tuấn luôn lao động dù trời nắng hay mưa.

C. Hôm nay trời mưa, Hùng sợ lạnh nên không tắm.

D. Mỗi sáng, Lâm đều hay ngủ nướng.

Câu 6: Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể là:

A. Sáng nào em cũng tập thể dục

B. Cả tuần em không thay quần áo vì lạnh

C. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ

D. Bị ốm em cũng không nói với bố mẹ

Câu 7: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên .

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 8: Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là:

A. Chưa làm xong bài tập, em đã đi chơi

B. Sáng nào em cũng dậy sớm quét nhà

C. Gặp bài tập khó thì em không làm

D. Em không bao giờ trực nhật

Câu 9: Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Con nhà lính tính nhà quan.

C. Cơm thừa, gạo thiếu.

D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.

B. Gặp bài tập khó là Bảo không làm.

C. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.

D. Hậu thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

Câu 11: Hành động nào sau đây là không tôn trọng kỷ luật ?

A. Dùng điện thoại trong giờ học.

B. Đi học đúng giờ.

C. Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.

D. Mặc đồng phục trường.

Câu 12: Hành động nào sau đây là tôn trọng kỷ luật ?

A. Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.

B. Vứt rác đúng nơi quy định.

C. Giữ gìn vệ sinh lớp học.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Hành động dùng điện thoại trong giờ học là hành động ?

A. Không tôn trọng kỷ luật.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Tôn trọng kỷ luật.

D. Vô ý thức.

Câu 14 : Tôn trọng kỉ luật là biết...chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi.

A. Tự ý thức.

B. Tự giác.

C. Ý thức.

D. Tuân thủ.

Câu 15: Tôn trọng kỉ luật cần được thực hiện tại những đâu ?

A. Gia đình.

B. Nhà trường.

C. Xã hội.

D. Cả A,B, C.

Câu 16: Buổi sáng em dậy muộn, trên đường đi học lại gặp phải đèn đỏ, trong khi đó chỉ còn 5 phút nữa là đến giờ truy bài. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

A. Chờ đến đèn xanh đi tiếp.

B. Vượt đèn đỏ cho kịp giờ.

C. Đi xe lên vỉa hè cho nhanh.

D. Cả B và C.

Câu 17: Vứt rác bừa bãi tại các khu công cộng là hành động ?

A. Hành động xấu, cần lên án.

B. Hành động đẹp, cần noi theo.

C. Hành động cô cảm.

D. Cả A và B.

Câu 18: Khi đi đổ xăng cùng mẹ em nhìn thấy 1 người đàn ông hút thuốc ngay gần cây xăng. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Khuyên người đó không hút thuốc tại cây xăng vì có thể gây cháy, nổ.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên người đó tiếp tục hút thuốc.

D. Báo với công an.

Câu 19: Trong giờ kiểm tra 45 phút Toán em nhìn thấy bạn N dùng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Nhắc nhở bạn vì bạn làm như vậy là vi phạm kỉ luật.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Thưa với cô giáo để bạn bị kỉ luật.

D. Bắt chước bạn dùng tài liệu để đạt điểm cao.

Câu 20: Tôn trọng kỷ luật bảo vệ lợi ích của những ai ?

A. Gia đình và cá nhân.

B. Nhà trường và cá nhân.

C. Xã hội và gia đình.

D. Cộng đồng và cá nhân.

Câu 21: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 22: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 23: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào ?

A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.

B. Không nói gì cả.

C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.

D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 24 : Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

A. Tích tiểu thành đại.

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 25: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào ?

A. Nhân phẩm.

B. Sức khỏe.

C. Lời nói.

D. Danh dự.

Câu 26: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?

A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

B. sống có ích.

C. yêu đời hơn .

D. tự tin trong công việc.

Câu 27: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

A. Chơi game.

B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

C. Đi chơi với bạn bè.

D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 28: Đối lập với tiết kiệm là ?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, chăm chỉ.

C. Cẩu thả, hời hợt.

D. Trung thực, thẳng thắn.

Câu 29: Câu nói : Cơm thừa gạo thiếu nói đến ?

A. Lãng phí, thừa thãi.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Trung thực, thẳng thắn.

D. Tiết kiệm.

Câu 30: Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ?

A. Vung tay quá trán.

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 31: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Cả A,B, C.

Câu 32: Câu tục ngữ: “Ăn cháo đá bát” , “Vong ơn bội nghĩa” nói về ?

A. Sự vô ơn.

B. Sự trung thành.

C. Sự đoàn kết.

D. Sự biết ơn.

Câu 33: Hành động nào thể hiện sự biết ơn ?

A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.

B. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.

C. Thăm hỏi các thầy cô giáo.

D. Cả A,B, C.

Câu 34 : Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Tạo nên môi trường lành mạnh.

B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.

D. Giúp đất nước phát triển.

Câu 35: Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ?

A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành.

B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành.

C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành.

D. Sự vô ơn với đấng sinh thành.

Câu 36: Biết ơn là...tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “…” đó là ?

A. sự bày tỏ lòng thành kính.

B. sự bày tỏ lòng biết ơn.

C. sự bày tỏ thái độ trân trọng.

D. sự bày tỏ tình yêu.

Câu 37: Đối với hành động mắng chửi cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo…Chúng ta cần phải làm gì?

A. Phê phán, lên án.

B. Động viên, khích lệ.

C. Nhắc nhở, khuyên răn.

D. Cả A và C.

Câu 38: Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đền đáp người đã giúp đỡ mình được gọi là ?

A. Biết ơn.

B. Biết nghĩ.

C. Biết điều.

D. Biết sống.

Câu 39: Khi gặp lại thầy giáo cũ M cho rằng không phải chào thầy vì thầy không còn dạy mình nữa. Hành động đó thể hiện ?

A. Sự trung thành..

B. Sự vô ơn.

C. Sự vô tâm.

D. Sự biết ơn.

Câu 40: Sắp đến ngày 20/11 em chăm ngoan, cố gắng học giỏi để dâng những bông hoa điểm 9,10. Hành động đó thể hiện điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.

B. Lòng trung thành đối với các thầy cô giáo.

C. Tình đoàn kết đối với các thầy cô giáo.

D. Sự vô ơn đối với các thầy cô giáo.

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 11 A 21 A 31 D
2 C 12 B 22 A 31 A
3 A 13 A 23 A 33 D
4 C 14 B 24 A 34 B
5 A 15 C 25 B 35 A
6 A 16 A 26 A 36 C
7 B 17 D 27 D 37 D
8 D 18 A 28 A 38 A
9 C 19 A 29 A 39 B
10 C 20 D 30 C 40 A

Xem thêm các Đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 6 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học