Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Làm được tiêu bản và quan sát được cơ thể đơn bào trong nước ao, hồ

- Quan sát và mô tả được một số hệ cơ quan của cơ thể người

-Quan sát và mô tả được các cơ quan của thực vật

- Phát triển kỹ năng quan sát, trình bày

2. Năng lực 

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác,

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực nghiên cứu khoa học
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên: 

- Thiết bị, dụng cụ và mẫu vật

- Lưu ý: Mẫu vật GV có thể cung cấp cho HS hoặc yêu cầu HS chuẩn bị. Yêu cầu cho mẫu vật:

+ Mẫu nước ao( hồ), nên chuẩn bị từ 2-3 mẫu ở các ao (hồ) khác nhau

+ Tranh, ảnh màu về cấu tạo các hệ cơ quan của người ( hoặc mô hình nếu có)

+ 2 đến 3 đối tượng cây trồng gần gũi, gồm cả cây có hoa và quả (ví dụ: cây hành, cây ớt, cây hoa hồng,....)

2. Đối với học sinh:

- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Khơi gợi trí tò mò của HS vào bài học

b. Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

GV dẫn dắt:

Ở tiết học trước, chúng ta đã học về mối quan hệ từ hình thành mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, phân biệt được các cấp tổ chức sống và lấy được ví dụ thì ở bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ so sánh những kiến thức lí thuyết mà chúng ta đã học để thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào bằng cách thực hành quan sát kính hiển vi…

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hướng dẫn HD làm tiêu bản, quan sát và phân tích mẫu vật tranh ảnh

a. Mục tiêu: HS làm tiêu bản, quan sát các sinh vật đơn bào bằng kính hiển vi, sử dụng mô hình hoặc tranh, ảnh về các hệ cơ quan của cơ thể người, mẫu vật thật các loài thực vật

b. Nội dung: HS quan sát mẫu vật, trình bày về các hệ cơ quan và các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan đó ở mô hình và mẫu vật

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

- Tương tự các bài thực hành khác, HS sẽ thực hành theo nhóm dựa trên việc phân chia của GV (nên đảm bảo mỗi nhóm không quá 5 HS)

- GV giới thiệu ba hoạt động chính cũng như yêu cầu cụ thể đạt được cho từng hoạt động của bài thực hành theo bảng gợi ý dưới đây:

Nội dung thực hành

Thời gian đề xuất thực hiện

Yêu cầu đạt được

Làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ)

10-12 phút

Tiêu bản không có nhiều bọt khí và quan sát được nhiều hơn 2 sinh vật đơn bào

Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo một số hệ cơ quan của cơ thể người

10-12 phút

Nêu tên của ít nhất 3 hệ cơ quan và chỉ ra các cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan đó

- Chỉ ra được vị trí tương đối của các cơ quan trong cơ thể người và chức năng cơ bản của chúng

Quan sát các cơ quan cấu tạo của cây xanh

7-10 phút

- Xác định được các hệ cơ quan trong mô hình hoặc tranh ảnh và nêu tên các cơ quan của mỗi hệ cơ quan đó

- Mô tả được hình dạng cũng như nêu được chức năng cơ bản của từng cơ quan


- GV lưu ý HS bám sát theo nội dung phần thu hoạch cần báo cáo sau bài thực hành

Gv chia nhóm tiến hành thí nghiệm: 

+ Với nội dung 1, GV có thể cho các nhóm trao đổi hình ảnh tiêu bản nếu khác nhau về mẫu nước để các nhóm quan sát được các cơ thể đơn bào khác nhau. Tương tự như vậy ở nội dung 2 và 3, nếu mẫu vật của các nhóm khác nhau và có đủ thời gian thực hiện.

+ GV cũng nên tạo một số tiêu bản chuẩn để hỗ trợ các nhóm không làm được hoặc có tiêu bản chất lượng thấp. GV cũng có thể dùng tiêu bản này để củng cố lại kiến thức của bài học.

- GV cần kiểm tra chất lượng mẫu nước trước khi sử dụng cho bài thực hành để đảm bảo quan sát được một số sinh vật đơn bào tiêu biểu như trùng giày, trùng roi xanh, trùng biến hình,...

- Nên để nghị HS chuẩn bị mẫu thực vật đa dạng và phong phú, tuy nhiên GV cũng nên định hướng về một số loại cây nhất định để đảm bảo quan sát được đầy đủ các cơ quan chính

của thực vật.

- GV nên đưa ra yêu cầu cụ thể cần đạt được của mỗi nội dung thực hành cũng như những lưu ý ở từng hoạt động.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + Các nhóm tiến hành các nội dung lần lượt theo trình tự trong SGK hoặc tùy theo sắp xếp của từng nhóm, GV giám sát để đảm bảo tất cả các HS trong nhóm đều tham gia, GV trợ giúp các nhóm gặp khó khăn khi tiến hành.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

Sau khi trao đổi, các nhóm tổng hợp lại kiến thức và báo cáo

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát hướng dẫn HS

GV nên sử dụng điểm thực hành như phần điểm thưởng để khuyến khích HS

I. Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

  • Lam kim
  • Lamen
  • Cốc đong
  • Kính hiển vi có vật kính 10x, 40x
  • Ống nhỏ giọt
  • Giấy thấm
  • Thìa

2. Mẫu vật

+ Nước ao (hồ) hoặc nước trong môi trường nuôi

+ Mô hình, tranh, ảnh, giải phẫu một số hệ cơ quan ở cơ thể người

+ Một số loài thực vật có hình thái cơ quan khác nhau như cây lúa (hoặc cây hành), cây rau ngót, cây bưởi nhỏ,… hoặc tranh, ảnh của một số loại cây.

II. Cách tiến hành

1. Làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bảo trong nước ao (hồ)

Bước 1: Dùng thìa khuấy đều nước ao (hồ) trong cóc.

Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt hút lầy một giọt nước ao (hồ) nhỏ lên lam kính rồi đậy bằng lamen.

Bước 3: Dùng giấy thấm hút phản nước tràn ra ngoài lamen.

Bước 4: Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi:

+ Quan sát ở vật kính 10x và 40x. Vẽ lại cơ thể sinh vật đơn bản mà em quan sát được.

+ Dựa vào Hình 24.2, xác định tên sinh vật đơn bảo em đã quan sát được và hoàn thành vào bảng thu hoạch theo mẫu.

2. Quan sát mô hình hoặc, tranh cấu tạo một số hệ cơ quan của cơ thể người

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hoàn thành bài thu hoạch

a. Mục tiêu: HS hoàn thành bài thu hoạch như yêu cầu ở mục III SGK. 

b. Nội dung: HS báo cáo lại kết quả bài thu hoạch

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hướng dẫn HS hoàn thành từng nội dung của phần thu hoạch. Cụ thể gồm: Các bản vẽ về hình dạng, cấu tạo của các cơ thể đơn bào quan sát được trong mẫu tiêu bản nước ao (hồ), nêu tên các sinh vật đó dựa trên gợi ý về mặt hình ảnh ở Hình 24.2 và trả lời câu hỏi bổ sung hoàn thành các bảng ở mục 1,2,3

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS đọc nhiệm vụ và hoàn thiện bài thu hoạch

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

GV yêu cầu HS thu lại bài thu hoạch

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

+ GV tổng kết, nhận xét về kết quả, tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm và yêu cầu HS nộp lại bản thu hoạch

+ Tùy thuộc vào trình độ HS, GV có thể mở rộng yêu cầu của bài thu hoạch để kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS

III. Thu hoạch

1. Kết quả quan sát cơ thể đơn bào

Đây là câu hỏi kết quả quan sát thực tế của HS, do đó HS cần dựa vào kết quả quan sát của nhóm mình để trả lời, GV có thể hỗ trợ HS nêu tên các sinh vật quan sát được bằng kính hiển vi mà HS chưa biết tên.

2. Quan sát tranh về các hệ cơ quan trong cơ thể người và hoàn thành bảng như gợi ý dưới đây. 

        Đặc điểm



Hệ cơ quan

Cơ quan cấu tạo

Vị trí trên cơ thể

Hệ tiêu hóa

Miệng ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng, hậu môn) và tuyến tiêu hóa (gan, tụy, túi mật)

Kéo dài từ phần đầu qua khoang ngực và khoang bụng (phần thân)

Hệ tuần hoàn

Tim, mạch máu, máu (hệ mạch)

Tim nằm ở khoang ngực, hệ mạch chạy khắp cơ thể

Hệ thần kinh

Não, tủy sống và các dây thần kinh

Não nằm ở phần đầu, tủy sống chạy dọc bên trong xương sống, còn các dây thần kinh phân bố khắp cơ thể

3. Quan sát các cơ quan của một số cây mẫu và hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây

Tên cây

Cơ quan quan sát được

Mô tả

Cây hành lá (hành ta)

- Rễ

- Thân

- Lá

- Rễ dạng chùm, gồm nhiều rễ nhỏ màu trắng

- Thân: ngắn, phần cứng nối giữa rễ và phần bẹ lá

- Lá: hình ống màu xanh với phần bẹ màu trắng xếp chồng bên nhau

Cây ớt

- Rễ

-Thân

-Lá

-Hoa

- Quả

- Rễ: dạng rễ cọc, có một rễ cái và nhiều rễ con

- Thân: phần dưới cứng (hóa gỗ), phân nhánh nhiều

- Lá: đơn, mọc so le, thuôn dài, đầu nhọn

- Hoa: màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá

- Quả: thông, nhọn đầu, có thể có nhiều màu như đỏ, vàng,…

C+D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên kết quả bài thu hoạch. Có thể bổ sung bài tập mở rộng theo gợi ý sau : 

Nối tên hệ cơ quan với các chức năng tương ứng của nó

Hệ cơ quan

Chức năng

1. Tiêu hóa

A. Trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể và môi trường

2. Tuần hoàn

B. Thực hiện các di chuyển và vận động

3. Bài tiết

C. Biến đổi thức ăn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

4. Hô hấp

D. Lọc máu tạo nước tiểu

5. Vận động

E. Điều khiển và phối hợp hoạt động của các cơ quan

6. Thần kinh

G. Vận chuyển oxygen và các chất dinh dưỡng tới các cơ quan, chuyển các chất thải đến cơ quan bài tiết

Gợi ý :

1-C, 2-G, 3-D, 4-A,5-B,6-E

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện PHT

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác