Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 55: Ngân hà

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sử dụng tranh ảnh( hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được:

+ Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, có hình xoắn ốc.

+  Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2. Năng lực 

- Năng lực chung:

+  Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, theo dõi video để tìm hiểu về khái niệm thiên thể, Ngân Hà và Hệ Mặt Trời là một phần của Ngân Hà.

+  Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu về Ngân Hà, hợp tác để hoàn thành phiếu nhóm về thiên hà, Ngân Hà và Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.

+  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong làm mô hình bằng giấy về Ngân Hà để hiểu rõ hơn về hình ảnh nhìn thấy được của Ngân Hà trong chuyển động của nó.

- Năng lực KHTN:

+   Quan sát được tranh, ảnh, video để rút ra khái niệm về thiên hà, Ngân Hà và Hệ Mặt Trời là một phần của Ngân Hà.

+   Tính được độ dài của một năm ánh sáng.

+   Làm được mô hình bằng giấy về Ngân Hà.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

-  Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Ngân Hà.

-  Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về Ngân Hà.

-  Trung thực, cẩn thận trong xử lí kết quả được nhận, rút ra nhận xét và làm hô hình Ngân Hà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  máy chiếu, các slide, các vật liệu dùng cho các nhóm như bìa màu xanh thẫm, màu xẽm que tre làm trục quay của chong chóng, quạt điện nhỏ để tạo gió,...

2 - HS : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: kích thích tính tò mò khoa học ở HS bằng việc đặt câu hỏi khơi gợi sự hiểu biết của HS về dải Ngân Hà, chuẩn bị tâm thế cho HS nghiên cứu bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng kinh nghiệm thực tế để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Sử dụng phương pháp đàm thoại giữa GV và HS cả lớp chia sẻ với nhau

Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 55: Ngân hà | Giáo án Khoa học tự nhiên 6

+ HS trả lời theo ý nghĩ của mình sau đó GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngân hà vô cùng rộng lớn. Em đã nghe về dải Ngân hà qua những câu chuyện xưa? Vậy em đã nhìn thấy dải ngân hà chưa, em có thể mô tả không? Cụ thể Ngân hà là gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về ngân hà là như thế nào nhé?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngân hà và hệ Mặt Trời

a. Mục tiêu:  HS có được kiến thức về Ngân Hà: cấu tạo, hình dạng, kích thước của Ngân Hà và vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân hà.

b. Nội dung: HS đọc hiểu tích cực theo các câu hỏi định hướng nhận thức, hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Cho HS làm việc nhóm: Nhiệm vụ các nhóm: quan sát ảnh chụp Ngân Hà từ Trái Đất trong SGK, quan sát Hình 55.1, 55.3, trả lời các câu hỏi ghi ra giấy:

+ Tại sao có tên Ngân Hà?

+ Đâu là các vòng xoắn chính của Ngân Hà?

+ Đâu là vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân Hà?

+ Kích thước của Ngân Hà như thế nào?

HS xem video (vào trang “http://tuoitre.vi), trả lời câu hỏi:

+ Hãy mô tả chuyển động của Ngân Hà trong vũ trụ.

+ HS có thể quan niệm Trái Đất là trung tâm của Ngân Hà; Ngân Hà chỉ là phần ta quan sát được từ Trái Đất

+ GV sử dụng phần “Thông tin bổ sung” để giải thích rõ cho HS về sự hình thành Ngân Hà.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát, đọc thông tin và thực hiện hoàn thành yêu cầu của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 + GV mời HS trả lời và mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét đánh giá

I. Ngân Hà là gì?

Đường kính của Ngân Hà vào khoảng từ 100 000 năm ánh sáng”, bề dầy của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

* Câu hỏi:

+ Dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta không hoàn toàn chính xác. 

+ Vì hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một  mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

II. Ngân hà và hệ mặt trời


Hoạt động 2: Làm mô hình về ngân hà

a. Mục tiêu:  HS hoạt động trải nghiệm làm mô hình về Ngân Hà để HS hình dung cấu tạo, hình dạng của ngân hà

b. Nội dung: HS hoạt động trải nghiệm để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: 

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chia lớp làm việc theo nhóm, làm nhiệm vụ: làm mô hình về ngân hà theo chỉ dẫn trong SHK cho chong chóng hoạt động, quan sát

Gv theo dõi các nhóm hoạt động làm việc để kịp thời giải quyết các khó khăn

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS quan sát, đọc thông tin và thực hiện hoàn thành yêu cầu của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Bước 4: Kết luận, nhận định: 

GV nhận xét đánh giá

II. Làm mô hình về ngân hà

Cắt một tấm bìa màu xanh thẫm, theo mẫu. Dùng màu vẽ Ngân Hà xoắn màu trắng với với nhiều chấm sáng.

+ Dùng tờ bìa này để làm một chong chóng.

+ Cho gió thổi mạnh vào chong chóng sẽ thấy hình ảnh của Ngân Hà đang quay trong vũ trụ

* Câu hỏi:

Dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta không hoàn toàn chính xác. 

Vì hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một  mẩu của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 

d. Tổ chức thực hiện: 

GV yêu cầu HS thực hiện bài tập:

Câu 1: Hãy khoanh vào từ Đúng hoặc Sai với các vác phát biểu dưới đây:


Nói về chuyển động của mặt trời và thiên thể

Đánh giá


1

Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân hà


2

Dải Ngân hà chuyển động trên bầu trời đêm cũng như các vì sao mà ta nhìn thấy


3

Từ trái đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân hà


4

Hệ Mặt trời chuyển động quanh tâm của Ngân hà đồng thời chuyển động cùng ngân hà


Câu 2: Hãy mô tả vị trí của hệ Mặt trời trong hệ ngân hà

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác