Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Giáo dục công dân 6
Tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) mới nhất giúp Thầy/Cô dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án môn GDCD 6.
Xem thử Giáo án GDCD 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử GDCD 6 KNTT
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank Giáo án điện tử (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Giáo án GDCD 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử GDCD 6 KNTT
Giáo án GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Qua bài học này, HS có thể:
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách ngắn gọn ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực...
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất:
- HS vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu cả lớp lẵng nghe bài hát « lá cờ » và trả lời câu hỏi : |
|
? Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? |
- Bài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng), nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như: + Yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng, + Yêu thương con người. + Cần cù lao động. |
b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó? |
- HS chia sẻ hiểu biết của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc (dưới sự hướng dẫn của GV) |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
- GV dẫn dắt vào bài mới:
+ Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay.
+ Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
1. Truyền thống gia đình, dòng họ |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập NV 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thống gia đình, dòng họ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận theo cặp đôi, trả lời các câu hỏi : |
|
Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy? |
- Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước. - Suy nghĩ: đây là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy, em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập. |
? Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? |
* Khái niệm: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. |
NV2. Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. + Thời gian: hai phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. |
* Các truyền thống tốt đẹp: - Một số truyền thống gia đình, dòng họ: + Yêu nước + Cần cù lao động; + Hiếu học, tôn sư trọng đạo; + Giữ nghề truyền thống… |
Giáo viên giới thiệu: phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục: - Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người… |
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu:
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: |
|
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận * Vòng chuyên sâu (5 phút) - Chia lớp ra làm 2 nhóm (các em HS trong từng nhóm sẽ chia thành các số 1, 2) - Giao nhiệm vụ: các nhóm hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm I: Gia đình bạn Dung có truyền thống tốt đẹp nào? Bạn đã có thái độ và việc làm như thế nào đối với truyền thống đó? + Nhóm II: Gia đình bạn Nam có truyền thống tốt đẹp nào? Mọi người trong gia đình Nam đã có thái độ và việc làm như thế nào đối với truyền thống đó? * Vòng mảnh ghép (5 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới_ - GV giao nhiệm vụ: chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? |
|
? Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? |
- Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: + Ý thức về giá trị bản thân, tự hào về gia đình, dòng họ của mình. + Tạo nền tảng và có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. |
? Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? |
- Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại cho gia đình Nam có cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương nhau, biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau. |
? Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? |
- Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình và xã hội như: + Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình. + Nâng đỡ và tạo nên sức mạnh cho cá nhân vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. + Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống đẹp có văn hóa. + Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Giáo viên: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào? |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu:
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
3. Phát huy truyền thống gia đình, dòng họ |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: |
|
Nhóm 1: Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân? |
- Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, tự hào và hạnh phúc, gần gũi yêu thương nhau hơn giữa các thành viên trong gia đình. |
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? |
- Mong muốn của bạn An là chính đáng, rất tích cực phát huy được truyền thống gia đình, đồng thời cũng giới thiệu được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam tới thế giới. |
Nhóm 3: Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? |
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mỗi người cần làm những việc như: + Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với bố mẹ, ông bà… + Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi như: Chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô giáo, kính trên nhường dưới,… |
Nhóm 4: Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? |
- Một số biểu hiện của việc: không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: + Lười biếng, không tự giác học tập, lao động. + Xấu hổ về nghề truyền thống của gia đình, dòng họ + Làm các hành động xấu, gây ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình, dòng họ… |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 2. Yêu thương con người
Giáo án GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.
- Hiểu được giá trị của tình yêu thương con người.
- Hiểu được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người và những hành động trái với yêu thương con người.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.
- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của tình yêu thương con người. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tình yêu thương con người.
- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tình yêu thương con người theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị nhân văn của con người với con người.
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tình yêu thương con người.
3. Về phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống nhân ái, đoàn kết tương trợ, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc.
- Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của tình yêu thương con người.
- Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy truyền thống yêu thương con người. Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc” Luật chơi: HS xem video “Thương lắm miền Trung ơi” và trả lời câu hỏi: |
|
? Hình ảnh gợi em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta? |
- Hình ảnh trên đề cập đến hoạt động giúp đỡ chia sẻ đồng bào miền trung bị lũ lụt năm 2020 |
? Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động gì? |
- Hoạt động của nhà nước và nhân dân ta giúp đỡ đồng bào miền trung: Hỗ trợ về vật chất và tinh thần, quyên góp tiền và các vật dụng ủng hộ đồng bào miền trung |
? Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó. |
- Cảm xúc: Đồng cảm với những đau thương mất mát mà đồng bào miền trung gặp phải, rất trân trọng và tự hào về sự giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam hướng về đồng bào nơi lũ lụt trong khó khăn hoạn nạn. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
- GV dẫn dắt vào bài mới: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.Vậy yêu thương con người là gì? Biểu hiện của yêu thương con người như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục 1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói về bé Hải An trong sách giáo khoa.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu BT - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập: |
a) Thế nào là yêu thương con người |
? Bé Hải An có ước nguyện gì? Em có suy nghĩ gì về ước nguyện của Hải An và việc làm của gia đình bé? |
- Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phần là muốn mẹ tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian. - Suy nghĩ: + Đây một ước nguyện cao đẹp, lớn lao thể hiện tình yêu thương con người, biết sống vì người khác. + Đây là ước nguyện, việc làm đáng được tưởng nhớ và tôn trọng. + Là tấm gương sáng để người khác noi theo. |
? Theo em như thế nào là yêu thương con người? |
- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. |
Nhiệm vụ 2. - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “người làm vườn nhân hậu” ? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: 1. Tình yêu thương con người được biểu hiện trong các mối quan hệ nào? Với những hình thức nào? 2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên? * Phiếu bài tập: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập * Trò chơi “người làm vườn nhân hậu” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Nhóm 1: Lới nói, nhóm 2: việc làm, nhóm 3: thái độ...thể hiện yêu thương con người. + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án và dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. |
b) Biểu hiện của tình yêu thương con người - Yêu thương con người được thể hiện ngay ở những lời nói, việc làm và thái độ của môi con người trong cuộc sống hàng ngày. - Yêu thương con người được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội - Tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác; khi cần thiết có thề hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác;... |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục 2. Giá trị của yêu thương con người
a. Mục tiêu:
- Hiểu vì sao phải yêu thương con người.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của yêu thương con người là gì?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi. ? Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với người được nhận tình yêu thương và người thể hiện tình yêu thương với người khác? |
2. Giá trị của yêu thương con người - Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. - Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 3. Siêng năng, kiên trì
....................................
....................................
....................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Giáo dục công dân 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Giáo án GDCD 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử GDCD 6 KNTT
Xem thêm giáo án lớp 6 Kết nối tri thức các môn học hay khác:
- Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Anh 6 Global Success
- Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa Lí 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức
- Giáo án HĐTN 6 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 6 Kết nối tri thức
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)