Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 6: Tự nhận thức bản thân
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân; biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.
- Biết tôn trọng bản thân; xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Điều chỉnh hành vi: có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống;
- Phát triển bản thân: lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân;
- Tự chủ và tự học: Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân ;
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, biết điều chỉnh hành vi của bản thân mình để phù hợp với mối quan hệ với các thành viên trong xã hội.
3. Về phẩm chất:
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân;
Trách nhiệm: Có thói quen nhìn nhận đánh giá bản thân mình, có ý thức tu dưỡng và rèn luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ những thông tin của bản thân để tăng cường sự hiểu biết về nhau làm tiêu đề cho việc xây dựng bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi đóng vai “Phóng viên nhí”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Phóng viên nhí” Luật chơi: - Một bạn học sinh đóng vai phóng viên xuống dưới lớp để phỏng vấn một số bạn với những câu hỏi liên quan đến bài học - Các bạn được phỏng vấn tự giới thiệu về mình ngắn gọn trước khi trả lời phỏng vấn. |
- Câu trả lời của học sinh liên quan đến nội dung câu hỏi |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
- GV dẫn dắt vào bài học mới : Trong cuộc sống hàng ngày mỗi việc làm của chúng ta đều phải được nhìn nhận lại. Bởi sau khi nhìn nhận lại việc làm của bản thân chúng ta mới nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, khắc phục điểm yếu để tự hoàn thiện mình để sống tốt đẹp hơn.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Thế nào là tự nhận thức bản thân ?
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thế nào là tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, tìm hiểu thông tin về câu chuyện: “Con gà” đại bàng trong sách giáo khoa.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Thế nào là tự nhận thức bản thân?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập |
I. Thé nào là tự nhận thức bản thân
|
Câu 1: “Con gà” đại bàng đã mong ước điều gì? |
- Con gà “đại bàng” có mong ước được bay lên như những chú chim khác |
Câu 2: Vì sao “Con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước đó? |
- Con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước vì: Mặc dù ban đầu đã có ước muốn bay cao như đại bàng. Tuy nhiên nó luôn nghĩ nó là gà chứ không phải là loài chim nên không thể bay, không nhận thức được khả năng của bản thân mình. |
Câu 3: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? |
- Qua câu chuyện em rút ra bài học cho bản thân: + Phải biết nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bản thân mình để phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục điểm yếu. + Nếu chúng ta có mơ ước tốt đẹp, thì hãy theo đuổi ước mơ đó. Bằng cách hãy luôn cố gắng học hỏi thay đổi và hoàn thiện bản thân… |
Gv yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi: em hiểu tự nhận thức bản thân là gì? |
- Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…) |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
a. Mục tiêu:
- HS trình bày được vai trò, ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh trao đổi, thảo luận các ý kiến theo bảng
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Vai trò, ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập * Phiếu bài tập: Tìm hiểu ý nghĩa của tự nhận thức bản thân bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập ? Qua đó hãy cho biết tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào? |
II. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân - Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp em: + Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy và điểm yếu để khắc phục. + Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Cách tự nhận thức bản thân
a. Mục tiêu:
- Nhận xét được điểm mạnh, điểm yếu, thói quen, hành động đúng/ chưa đúng của bản thân và của người khác trong hoạt động cụ thể.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Cách tự nhận thức bản thân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
Nhóm 1- Thông tin 1:
a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách: ghi nhật kí hằng ngày, thường xuyên trao đổi với mọi người xung quanh, lắng nghe ý kiến mọi người, tham gia các hoạt động để khám phá bản thân
b) Chia sẻ về những cách khác để tự nhận thức hoàn thiện bản thân:
+ Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với cách tình huống căng thẳng.
+ Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đề ra hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
+ Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về bạn.
+ Khi tương tác với những người mà bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những phản ứng về hành vi và hành động của mình.
+ Tập cách tư duy tích cực, lạc quan, sáng tạo và xây dựng sự tin tưởng với người khác.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Nhóm 2- Thông tin 2:
a) Bình tuyệt đối hóa thần tượng. Bình nên sống thực với bản thân, không nên vì thần tượng mà thay đổi bản thân.
b) Không đồng tình với hành động, việc làm của Bình. Vì Bình đã không nhận thức được bản thân mình có đúng như vậy không mà chỉ vì thần tượng; việc làm này khiến cho Bình không còn là chính mình vì mải thay đổi bản thân theo thần tượng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu học tập: Nhóm 1- Thông tin 1: a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào? b) Em còn biết thêm những cách nào khác để tự nhận thức bản thân? Hãy chia sẻ với các bạn. Nhóm 2- Thông tin 2: a) Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của Bình? b) Em có đồng tình với hành động, việc làm đó không, vì sao? |
III. Cách tự nhận thức bản thân: - Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần: + Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể. + Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. + So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình. + Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 7. Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Bài 8: Tiết kiệm
- Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)