Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

Qua bài học này, HS có thể:

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách ngắn gọn ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực...

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

- HS vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ?

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu cả lớp lẵng nghe bài hát « lá cờ » và trả lời câu hỏi :


Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam?

- Bài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng), nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như:

+ Yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng,

+ Yêu thương con người.

+ Cần cù lao động.

b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

- HS chia sẻ hiểu biết của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc (dưới sự hướng dẫn của GV)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


- GV dẫn dắt vào bài mới: 

+ Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. 

+ Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Truyền thống gia đình, dòng họ

a. Mục tiêu: 

- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


1. Truyền thống gia đình, dòng họ

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập 

NV 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thống gia đình, dòng họ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận theo cặp đôi, trả lời các câu hỏi :


Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước. 

- Suy nghĩ: đây là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy, em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập.

? Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

* Khái niệm: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

NV2. Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.

+ Thời gian: hai phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

* Các truyền thống tốt đẹp:

- Một số truyền thống gia đình, dòng họ:

+ Yêu nước

+ Cần cù lao động;

+ Hiếu học, tôn sư trọng đạo;

+ Giữ nghề truyền thống…

Giáo viên  giới thiệu: phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục:

- Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử  được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người…


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

a. Mục tiêu: 

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ 

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ? 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận 

* Vòng chuyên sâu     (5 phút)

- Chia lớp ra làm 2 nhóm (các em HS trong từng nhóm sẽ chia thành các số 1, 2)

- Giao nhiệm vụ: các nhóm hãy thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm I: Gia đình bạn Dung có truyền thống tốt đẹp nào? Bạn đã có thái độ và việc làm như thế nào đối với truyền thống đó?

+ Nhóm II: Gia đình bạn Nam có truyền thống tốt đẹp nào? Mọi người trong gia đình Nam đã có thái độ và việc làm như thế nào đối với truyền thống đó?

* Vòng mảnh ghép (5 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới_

- GV giao nhiệm vụ: chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?


? Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?

- Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: 

+ Ý thức về giá trị bản thân, tự hào về gia đình, dòng họ của mình. 

+ Tạo nền tảng và có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.

? Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?

- Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại cho gia đình Nam có cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương nhau, biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau.

? Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

- Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình và xã hội như:

+ Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình.

+ Nâng đỡ và tạo nên sức mạnh cho cá nhân vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

+ Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống đẹp có văn hóa.

+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.  

Giáo viên: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. Nhưng chúng ta cần rèn luyện như thế nào?


Hoạt động 3. Tìm hiểu mục 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

a. Mục tiêu: 

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


3. Phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:


Nhóm 1: Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, tự hào và hạnh phúc, gần gũi yêu thương nhau hơn giữa các thành viên trong gia đình.

Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?

Mong muốn của bạn An là chính đáng, rất tích cực phát huy được truyền thống gia đình, đồng thời cũng giới thiệu được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam tới thế giới.

Nhóm 3: Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

- Để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mỗi người cần làm những việc như:

+ Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với bố mẹ, ông bà…

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi như: Chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô giáo, kính trên nhường dưới,…

Nhóm 4: Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

- Một số biểu hiện của việc: không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ:

+ Lười biếng, không tự giác học tập, lao động.

+ Xấu hổ về nghề truyền thống của gia đình, dòng họ

+ Làm các hành động xấu, gây ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình, dòng họ…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 2. Yêu thương con người

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học