Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 8: Tiết kiệm
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm và biểu hiện của tiết kiệm.
- Ý nghĩa của tiết kiệm.
- Thái độ, hành vi thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.
- Nhận xét được việc thực hành tiết kiệm của bản thân, những người xung quanh, phê phán hành vi lãng phí, keo kiệt, hà tiện.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện tiết kiệm.
- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được việc làm tiết kiệm,việc làm gây lãng phí. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân trong cuộc sổng nhằm hình thành và phát huyđức tính tiết kệm..
- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy tính tiết kiệm. Xác định được lí tường sổng của bản thân, lập kế hoạch học tập và rèn luyện đức tính tiết kiệm.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lãng phí, hà tiện.Đồng tình, ủng hộ những hành vi tiết kiệm có ý nghĩa tích cực.
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị cảu đức tính tiết kiệm.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống nhân ái, đoàn kết tương trợ, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc.
- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để thực hành tính tiết kiệm.
- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng , gương mẫu trong việc sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian , sức lực. Đấu tranh bảo vệ những hành động ý nghĩa; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong tiết kiệm như hoang phí, hà tiện, keo kiệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú, gợi hiểu biết ban đầu về bài học.
- Khai thác vốn sống, hiểu biết của HS về chủ đề bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng bài hát“Đội em làm kế hoạch nhỏ”
Câu hỏi 1: Bài hát nói về phong trào gì của Đội thiếu niên tiền phong HCM ?Trường em có tổ chức phong trào đó không? Em có tham gia không?
Câu hỏi 2: Em có suy nghĩa gì về ý nghĩa hoạt động đó?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài hát “Đội em ...” và trả lời câu hỏi: |
|
Câu hỏi 1: Bài hát nói về phong trào gì của Đội thiếu niên tiền phong HCM ?Trường em có tổ chức phong trào đó không? Em có tham gia không? Câu hỏi 2: Em có suy nghĩa gì về ý nghĩa hoạt động đó? |
- Bài hát nói về phong trào làm kế hoạch nhỏ của các bạn thiếu niên, có nhiều ý nghĩa trong việc giáo dục đức tính tiết kiệm cho HS như sử dụng vật liệu( giấy vụn, phế thải…) tái chế thành đồ dùng mới, giảm ô nhiễm môi trường… - HS chia sẻ thêm về ý nghĩa những hoạt động tiết kiệm ở trường, lớp, ở nhà… |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài mới |
|
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết kiệm là đức tính quý báu, cần thiết trong cuộc sống.Vậy tiết kiệm là gì? Biểu hiện tiết kiệm như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm của tiết kiệm ; nhận biết được những biểu hiện của tiết kiệm
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: |
I. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm |
Nhiệm vụ 1 : GV yêu cầu HS đọc câu truyện trong SGK và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: |
a) Khái niệm |
- Bạn Hải có việc làm gì? |
- Hải đã đưa số tiền mình tiết kiệm được từ việc thu góm giấy, phế liệu… để bố mẹ chữa bệnh cho em Trang |
- Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Hảỉ? |
- Nhận xét : Bạn Hải đã biết sử dụng giấy, chai lọ,… để bán lấy tiền tiết kiệm vừa giảm ô nhiễm môi trường, tránh được lãng phí. Lại là người biết yêu thương gia đình. |
- Em hiểu thế nào là tiết kiệm? |
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. |
Nhiệm vụ 2 : GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa và trò chơi “tiếp sức đồng đội” |
b) Biểu hiện của tiết kiệm |
- Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và chỉ ra biểu hiện của tiết kiệm, chưa tiết kiệm trong bức tranh trên? * Trò chơi “tiếp sức đồng đội” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.Đại diện hai đội lên viết biểu hiện trong 3’. Đội nào có nhiểu biểu hiện sẽ chiến thắng Lưu ý: Các đáp án trùng nhau sẽ chỉ được tính là 1 biểu hiện. + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng 3 phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án và dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. |
- Biểu hiện của tiết kiệm: + Bức tranh 1: giữ gìn sách vở để tặng cho các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn + Bức tranh 2: Tiết kiệm tiền để mua quà mừng thọ bà ngoại + Bức tranh 5: tắt điện khi không sử dụng + Bức tranh 6: anh trai nhắc em gái khóa vòi nước khi không sử dụng - Biểu hiện của lãng phí: + Bức tranh 3: chơi game, lãng phí thời gian + Bức tranh 4: không biết giữ gìn quần áo, đồ dùng + Bức tranh 5: lãng phí nước |
- GV yêu cầu Hs thảo luận theo cặp đôi : từ kết quả của trò chơi « tiếp sức đồng đội » và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết một số biểu hiện của tiết kiệm ? |
- Tiết kiệm biểu hiện ở việc: + Chi tiêu hợp lí; + Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng; + Sắp xếp thời gian làm việc khoa học; + Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...); + Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công... |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của tiết kiệm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 trường hợp trong SGK sau đó trả lời các câu hỏi: |
II. Ý nghĩa của tiết kiệm |
Nhóm 1 - tìm hiểu trường hợp 1 a) Em có nhận xét gì về cách tiêu xài của anh Hòa? b) Cách tiêu xài đó đã dẫn đến hậu quả gì? |
a, Em có nhận xét về cách chi tiêu của anh Hòa: Anh không biết tiết kiệm, chi tiêu không hợp lí, không nghĩ đến ngày mai, đề phòng bất chắc xảy ra… b, Cách chi tiêu đó dẫn đến hậu quả: Khi đau ốm anh không có tiền để chi trả viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết. |
Nhóm 2 – tìm hiểu trường hợp 2 ? Từ câu chuyện của bạn Quang, em hãy rút ra ý nghĩa gì của việc tiết kiệm thời gian? |
Từ câu chuyện của bạn Quang, em hãy rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian là: + Nếu biết kiệm thời bằng cách sắp xếp những công việc hợp lí để có thể thực hiện những công việc cần làm và bản thân muốn làm, làm được nhiều việc có ích hơn… + Tiết kiệm thời gian rất quan trọng bởi vì thời gian trôi không bao giờ quay trở lại. |
Nhóm 3 – tìm hiểu trường hợp 3 ? Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng? |
- Phong trào “ Hội gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng” là hoạt động ý nghĩa tích cực như: + Tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng: + Góp phần giảm mức độ tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng + Giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường + Tiết kiệm một phần chi phí cho gia đình và quốc gia. +… |
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : theo em, tiết kiệm đem lại ý nghĩa như thế nào ? |
- Ý nghĩa: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Cách thực hiện tiết kiệm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách thực hiện tiết kiệm
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về cách tiết kiệm: tiền; thời gian; điện; nước: + Nhóm 1 – tìm hiểu về cách tiết kiệm tiền + Nhóm 2 – tìm hiểu về cách tiết kiệm thời gian + Nhóm 3 – tìm hiểu về cách tiết kiệm nước + Nhóm 4 – tìm hiểu về cách tiết kiệm điện - Thời gian: 5 phút - Hết thời gian thảo luận, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày |
III. Cách thực hiện tiết kiệm a. Thực hiện tiết kiệm tiền - Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí - Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất. - Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt - Bảo quản tốt dụng cụ học tập - Không mua những vật dụng không cần thiết. b. Thực hiện tiết kiệm thời gian - Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc - Không dùng thời gian làm những việc không có ích. - Luôn luôn đúng giờ, tiết kiệm thời gian cho mình và người khác c. Thực hiện tiết kiệm điện - Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. - Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. - Sử dụng công tắc thông minh. - Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà - Giặt, rửa bằng nước lạnh. - Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. d. Thực hiện tiết kiệm nước - Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh. - Khóa vòi nước trong khi không sử dụng. - Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước. - Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả… |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 9. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
- Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)