Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 4: Tôn trọng sự thật
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về tôn trọng sự thật.
- Nhận được ý nghĩa của tôn trọng sự thật.
- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật và đấu tranh để bảo vệ sự thật
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: quan sát, thực hành, làm việc nhóm
b. Năng lực:
- Năng lực phát hiện vấn đề;
- Năng lực giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tự học.
3. Phẩm chất:
- Trung thực
- Dũng cảm đấu tranh để bảo vệ sự thật; tố cáo những suy nghĩ và việc làm trái với sự thật
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “truyền tin”
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “truyền tin” - Cách chơi: Mỗi đội gồm 5 -7 người, quản trò sẽ nói nhỏ một câu nói dễ nhầm lẫn cho người đầu hàng. Nhiệm vụ của người nghe là phải truyền tai nhau câu nói đó. Người cuối cùng sẽ nói to câu đó, đội nói đúng sẽ thắng cuộc. |
|
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1. Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ điều gì? 2. Em rút ra bài học gì từ trò chơi đó? |
1. Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ: + Cần tập trung + Chú ý lắng nghe + Truyền đạt đúng thông tin ban đầu 2. Em rút ra bài học từ trò chơi này là: ngoài việc trò chơi mang lại niềm vui cho chúng ta, thì còn muốn nhắc nhở chúng ta cần phải thận trọng, trung thực khi truyền đạt thông tin. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới |
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và các biểu hiện của tôn trọng sự thật
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
I. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật |
Nhiệm vụ 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Dù sao trái đất vẫn quay” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi: ? Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật như thế nào? ? Từ câu truyện trên, em hiểu thế nào là sự thật và tôn trọng sự thật? |
a) Khái niệm : - Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực. - Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế; suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. |
Nhiệm vụ 2. GV yêu cẩu HS quan sát thông tin, hình ảnh trong SGK ; sau đó thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : - Em hãy tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật qua các bức hình trong SGK? - Em hãy kể thêm các biểu hiện của tôn trọng sự thật? |
b) Biểu hiện - Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: + Suy nghĩ, nói và hành động theo đúng sự thật. + Đấu tranh để bảo vệ sự thật + Phê phán những hành vi không tôn trọng sự thật |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật
a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. |
II. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật: |
a) Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại? |
a) Suy nghĩ: nội dung đoạn hội thoại: đã giúp em có được 1 bài học quý giá nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn. |
b) Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? |
Ý nghĩa của tôn trọng sự thật: - Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những gí trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai; - Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn; - Làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. - Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Cách tôn trọng sự thật
a. Mục tiêu: HS trình bày được những biện pháp, hành động để tôn trọng sự thật
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. |
III. Cách tôn trọng sự thật: |
? Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin? |
- Bạn vũ rất sũng cảm, khéo léo khi tố cáo hành động của tên trộm với chú phụ xe bus. - Bạn Dũng thẳng thắn, chân thành và tế nhị khi khuyên bạn nhận lỗi và phản ánh sự thật với thầy giáo. - Bạn Nam không trung thực khi không dám nhận lỗi do mình gây ra, mà đỗ lỗi cho người khác - Mẹ Dung là người từ tốn, tinh tế, khéo léo trong việc đáp lại lời mời; bạn Dung thiếu tinh tế, khéo léo khi nói sự thật |
? Thảo luận về cách tôn trọng sự thật? |
- Cách tôn trọng sự thật: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 5. Tự lập
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
- Bài 5: Tự lập
- Bài 6: Tự nhận thức bản thân
- Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Bài 8: Tiết kiệm
- Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)