500 bài văn mẫu lớp 11 hay nhất
Tài liệu 500 bài văn hay lớp 11 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn hay của học sinh lớp 11 và Giáo viên trên cả nước đầy đủ các bài văn phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận, .... Hi vọng với các bài văn mẫu này, các em học sinh lớp 11 sẽ viết văn hay hơn, đủ ý hơn để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 11.
Những bài văn lớp 11 hay thi
Top 50 Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù (hay nhất)
Top 50 Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ (hay nhất)
Vào phủ Chúa Trịnh
Câu cá mùa thu
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu (dàn ý - 2 mẫu)
Thương vợ
Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ (dàn ý - 5 mẫu)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Hai đứa trẻ
Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (dàn ý - 5 mẫu)
Chữ người tử tù
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù (dàn ý - 5 mẫu)
Hạnh phúc của một tang gia
Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích tâm trạng các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích giá trị hiện thực và tố cáo trong Hạnh phúc của một tang gia (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biến của Vũ Trọng Phụng (dàn ý - 4 mẫu)
Chí Phèo
Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích quá trình bị tha hóa của nhân vật Chí Phèo (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo (dàn ý - 5 mẫu)
Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích nhân vật bá Kiến trong truyện Chí Phèo (dàn ý - 5 mẫu)
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Chí Phèo (dàn ý - 5 mẫu)
So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và cháo cám trong Vợ nhặt (dàn ý - 3 mẫu)
Vĩnh biệt cửu trùng đài
Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài (dàn ý - 5 mẫu)
Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt cửu trùng đài (dàn ý - 4 mẫu)
Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt cửu trùng đài (dàn ý - 2 mẫu)
Vội vàng
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng (dàn ý - 7 mẫu)
Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng (dàn ý - 10 mẫu)
Phân tích đoạn thơ Tôi muốn tắt nắng đi - Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân (dàn ý - 10 mẫu)
Tràng giang
Đây thôn Vĩ Dạ
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (dàn ý - 10 mẫu)
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài Đây thôn Vĩ Dạ (dàn ý - 8 mẫu)
Từ ấy
Tôi yêu em
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài Tôi yêu em (dàn ý - 5 mẫu)
Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em (dàn ý - 5 mẫu)
Người trong bao
Một thời đại trong thi ca
Tổng hợp các bài văn hay xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự
[Năm 2021] Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám xem nhiều nhất
[Năm 2021] Nghị luận về phương châm Học đi đôi với hành xem nhiều nhất
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
[Năm 2021] So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều xem nhiều nhất
[Năm 2021] Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc xem nhiều nhất
[Năm 2021] Cảm nhận sâu sắc qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu xem nhiều nhất
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
[Năm 2022] Ý kiến về quan niệm Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều xem nhiều nhất
[Năm 2022] Cảm nhận hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên xem nhiều nhất
[Năm 2022] Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục xem nhiều nhất
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
[Năm 2022] Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay xem nhiều nhất
[Năm 2022] Suy nghĩ của mình về bệnh thành tích xem nhiều nhất
[Năm 2022] Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử xem nhiều nhất
[Năm 2022] Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông xem nhiều nhất
[Năm 2022] Làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp xem nhiều nhất
Đề bài: Phân tích đoạn trích "Vào phủ Chúa Trịnh" của Lê Hữu Trác.
Dàn ý Phân tích đoạn trích "Vào phủ Chúa Trịnh" của Lê Hữu Trác
1. Mở bài:
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác: một tác giả được biết đến không chỉ là một danh y nổi tiếng mà còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn học nước nhà
- Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh ghi lại một lần được truyền tới phủ chúa chữa bệnh cho thế tử đã trở thành một đoạn trích tiêu biểu trong cuốn Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác
2. Thân bài:
2.1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
a. Quang cảnh nơi phủ chúa
- Vào phủ:
+ Phải qua nhiều lần cửa, với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”
+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
+ Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh
- Trong phủ:
+ Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
+ Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc
- Nội cung thế tử:
+ Phải qua năm sáu lần trướng gấm
+ Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt
→ Lộng lẫy, tráng lệ, thể hiện sự thâm nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa
b. Cung cách sinh hoạt
- Quyền uy: Khi tác giả được cáng vào phủ: “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”
- Nhắc đến chúa và thế tử một cách cung kính: “thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử”, “hầu trà”...
- Khuôn phép, lễ nghi: Tác giả không được thấy mặt chúa, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền tới, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép
- Lắm kẻ hầu người hạ: Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu chực xung quanh, Thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người đứng hầu hai bên”
⇒ Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa
⇒ Tác giả không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do
2.2. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm ⇒ Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ
- Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà
- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc
2.3. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả
- Quan sát tỉ mỉ (Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở)
- Ghi chép chân thực
- Tả cảnh sinh động
- Tái hiện diễn biến sự việc một cách khéo léo, thu hút sự chú ý của độc giả, kể tỉ mỉ, chi tiết
3. Kết bài:
- Khái quát, nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật đoạn trích
- Mở rộng vấn đề: Đoạn trích ghi chép một cách chân thực cho chúng ta hiểu thêm về cách sống, cách sinh hoạt của vua chúa trong quá khứ dân tộc.
Sơ đồ Phân tích đoạn trích "Vào phủ Chúa Trịnh" của Lê Hữu Trác
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - mẫu 1
Lê Hữu Trác (1720-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, một đại danh y của Đại Việt. Ngoài những trước tác về y học trong bộ "Y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển, ông còn để lại nhiều thơ văn, trong đó có tác phẩm độc đáo "Thượng kinh kí sự". Thơ văn của Lãn Ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh, giàu tính hiện thực, phản ánh một nhân cách cao đẹp: coi thường công danh phú quý, yêu thiên nhiên, yêu quý đồng loại, thích cuộc sống thanh nhàn.
"Thượng kinh kí sự" ghi lại hành trình của ông lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" trích trong cuốn kí sự ấy rất giàu giá trị hiện thực và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa.
Lần đầu, Lê Hữu Trác được vào Trịnh phủ. Ông ngẫm nghĩ và quan sát rất kĩ càng. Cửa sau vào phủ chúa phải đi qua con đường bên trái, ông ngẩng đầu lên nhìn một khung cảnh tuyệt đẹp "đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương".
Nơi cung cấm, hành lang "quanh co nối nhau liên tiếp", người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ nghiêm ngặt, ai muốn vào ra phải có thẻ, người có việc quan qua lại như mắc cửi, "truyền báo rộn ràng".
Quan sát cảnh cung cấm, Lê Hữu Trác ngẫm nghĩ: "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Rồi ông làm thơ nói lên sự ngạc ngạc nhiên, xúc động của mình tựa như "ngư phủ Đào nguyên thuở nào":
"Cả trời Nam sang nhất là đây!
Lầu từng gác vẽ tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen!"
Ông thầy thuốc trên đường đi khám bệnh, mang tâm hồn thi sĩ, tả cảnh, vịnh thơ, ta tưởng như ông đang đi thăm thú cảnh đẹp. Cách viết kí sự của Lê Hữu Trác hấp dẫn ta vì thế!
Trong Trịnh phủ, cung điện nguy nga tráng lệ. Mỗi lâu đài, cung điện có một cái tên riêng. Đó là "Điếm Hậu mã quân túc trực" làm bên một cái hồ, cột và bao lơn "lượn vòng kiểu cách thật là xinh đẹp", phía ngoài có những cây "lạ lùng", có những hòn đá "kì lạ". Nhà "Đại đường" còn gọi là "Quyển bồng". Là cái lầu cao và rộng, "cột đều sơn son thiếp vàng" gọi là "Gác tía", nơi Thế tử dùng "chè thuốc", nên gọi là "Phòng trà".
Lê Hữu Trác có phần choáng ngợp sợ hãi "chỉ dám liếc mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi". Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ, từ vườn hoa đến hồ, từ lầu son đến gác tía là những công trình văn hoá nghệ thuật do tài trí công sức của nhân dân làm nên, vì thế Lê Hữu Trác đã xúc động ngắm nhìn. Cảnh đẹp nơi Trịnh phủ được miêu tả còn mang ý nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa thời Lê - Trịnh, cảnh giàu sang "khác hẳn người thường".
Phương tiện đi lại của vua chúa là hai cái kiệu; đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Thứ để ngồi và nằm là một cái sập thiếp vàng, trên sập mắc một cái võng điều đỏ. Xung quanh cái sập bày bàn ghế vô cùng quý giá, sang trọng làm cho ông thầy thuốc phải tấm tắc và cảm thấy "những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy".
Thế tử - con bệnh - là con Trời, mới lên 5, 6 tuổi mặc áo lụa đỏ, ngồi trên cái sập thiếp vàng. Bên cạnh sập đặt một cái ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Lê Hữu Trác phải đi qua năm, sáu lần trướng gấm mới đến được nơi thế tử ngồi để "lạy bốn lạy" trước và sau khi khám bệnh. Nơi nội cung, đèn sáp chiếu sáng, sau chiếc màn là cung nhân đứng xúm xít, "mặt phấn, màu áo đỏ". Cả một không gian "lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Thật đúng "Cả trời Nam sang nhất là đây!"
Vua chúa và bọn quan lại trong phủ chúa ăn uống như thế nào? Tại điếm "Hậu mã" lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời, vị đại danh y được ăn một bữa cơm ngon nhớ mãi. Tuy chỉ được quan Chánh đường "san mâm cơm cho ăn" nhưng "mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ". Ông thầy thuốc mà danh tiếng "như sấm động" đã suy nghĩ và nói: "Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia".
Chốn đế đô cung cấm là nơi "lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt". Lê Hữu Trác chỉ mới được đặt chân tới một vài cung điện, mới tiếp xúc một vài cảnh, một số ít người, nhưng ông đã nêu bật được cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa thời Lê - Trịnh. Cuộc sống đế vương được xây dựng trên mồ hôi xương máu của nhân dân, mọi thứ của ngon vật lạ do người lao động cả nước làm ra bị tước đoạt cho một số ít người hưởng thụ. "Cơm ngự thiện bữa nghìn quan" xưa nay đều thế! Tác giả "Thượng kinh kí sự" có một lối viết rất hiện thực và ấn tượng, mọi chi tiết được ông nói đến rất sống động.
Lê Hữu Trác vốn dòng dõi thế tộc thời Lê, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, trong cấm thành chỗ nào cũng đã từng biết, nhưng Trịnh phủ thì "ông mới nghe nói thôi", lần đầu đi vào ông choáng ngợp như bước vào cảnh thần tiên:
"Quê mùa cung cấm chưa quen,
Khác gì ngư phủ Đào nguyên thuở nào!".
Coi thường danh lợi, ông đã vào tận Hương Sơn, Hà Tĩnh sinh sống, chuyên tâm nghề y, lấy chữa bệnh cứu người làm lẽ sống. Vì có tài, tiếng tăm như sấm động nên có thánh chỉ triệu vào cung chữa bệnh cho thế tử. Ông viết một cách hóm hỉnh về cái bả công danh: "Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết". Nửa thế kỉ sau, Cao Bá Quát chua chát viết: "ơn vua kèm theo sấm sét!".
Tiếp xúc với cảnh và người nơi Trịnh phủ, Lê Hữu Trác có lúc mất tự nhiên, có lúc sợ sệt, hoặc "cúi đầu" hoặc "liếc mắt nhìn". Lúc xem mạch thì "khúm núm" phải hai lần vái lạy một đứa bé độ 5,6 tuổi, mỗi lần bốn lạy!
Lúc kê đơn là một cuộc tự đấu tranh tư tưởng diễn ra vô cùng gay gắt xung quanh vấn đề danh lợi, y đức và chữ nhàn. Ông nghĩ: "Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được", về núi để được sống tự do, thảnh thơi, chan hoà với thiên nhiên. "Lưng không uốn, lộc nên từ là thế!"
Lương tâm bậc danh y lại nhắc nhở ông "phải dốc hết cả cái lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của ông cha mình mới được". Cái lòng thành mà ông nói đến là lương y như từ mẫu, là y đức coi việc chữa bệnh cứu người là lẽ sống cao đẹp. Vì thế, mặc dù quan Chánh đường có gợi ý nên dùng những vị thuốc "phát tán mới xong", mặc dù có năm, sáu vị lương y của sáu cung, hai viện đang ngày đêm chầu chực xung quanh con bệnh, nhưng Lê Hữu Trác vẫn có chủ kiến riêng, lập luận riêng của mình:
"Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên...". Qua đó, ta thấy tài năng và đức độ của Lê Hữu Trác, một đại danh y coi thường danh lợi, sống thanh bạch, thích nhàn, lấy việc trị bệnh cứu người, đạt lên trên hết, lên trước hết. Biệt hiệu "Lãn Ông" thật giàu ý nghĩa: ông già lười, lười làm quan và biếng danh lợi.
Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" thật hay và thú vị, ta cảm thấy như được tác giả dẫn đi xem cung điện Thăng Long thời Lê - Trịnh. Đoạn văn cũng như toàn tác phẩm "Thượng kinh kí sự" vừa có giá trị văn chương vừa giàu giá trị lịch sử. Đoạn văn rất giàu tính hiện thực, phản ánh chân thực cảnh vàng son nơi Trịnh phủ và cuộc sống xa hoa, phú quý của vua chúa, quan lại thời Lê - Trịnh. Cách viết của Lãn Ông rất đặc sắc hấp dẫn. Vừa tả, vừa kể, vừa lồng ý nghĩ cảm xúc, rất chân thực, hóm hỉnh. Ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ cung đình, ngôn ngữ chuyên môn về y học được tác giả sử dụng rất sáng tạo, biến hoá.
"Vào phủ chúa Trịnh", đoạn kí sự giàu chất thơ đã phản chiếu vào một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao quý.
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - mẫu 2
Lê Hữu Trác là nhà y học, nhà văn nhà thơ lớn cuối thế kỉ XVIII. Trong sự nghiệp sáng tác văn học, tác phẩm “Thượng kinh kí sự” là tác phẩm nổi bật nhất của ông. Tác phẩm đã phơi bày hiện thực đời sống xã hội cuối thế kỉ XVIII, đặc biệt là đời sống xa hoa trong phủ chúa. Tất cả những nét vẽ đó đã phác họa đầy đủ qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.
Mở đầu tác phẩm, tác giả thuật lại nguyên nhân phải vào phủ Chúa, thời gian được ghi lại hết sức chi tiết, tỉ mỉ: “Mồng 1 tháng 2. Sáng tinh mơ, tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở…. Có thánh chỉ triệu cụ vào….”. Và tiếp đó là khung cảnh trong phủ chúa lần lượt hiện ra dưới sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng của tác giả.
Con đường vào phủ phải đi qua nhiều lần cửa, những hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có người canh gác, khi ra vào phải có thẻ, khung cảnh hết sức nghiêm trang, được bảo mật kĩ càng. Không chỉ vậy dưới con mắt của Lê Hữu Trác ông còn tinh mắt nhận ra “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm; gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Trước khung cảnh đó tác giả đã nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Lời nhận xét hết sức bình thản của tác giả nhưng đã phần nào bộc lộ thái độ phê phán trước cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi đây.
Nhưng khung cảnh càng trở nên choáng ngợp khi bước vào sâu trong phủ chúa, “những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ” mà ông chưa từng thấy lần lượt hiện ra trước mặt. Đồ vật sử dụng trong phủ chúa cũng hết sức đẹp đẽ, xa hoa: đồ nghi trượng đều được sơn son thếp vàng, trướng gấm, quyển bồng,… đây đều là những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, khiến Lê Hữu Trác “chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi”. Cảnh phủ chúa vô cùng tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng, đây chính là biểu hiện của cuộc sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống đời thường. Song khung cảnh vàng son này lại tù hãm thiếu sinh khí và ngột ngạt. Khung cảnh khiến ta liên tưởng đến Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ với câu nhận xét: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường”. Khung cảnh đó cũng là sự báo hiệu của đời sống trụy lạc của xã hội, triều đại đã đi vào mạt vận và chẳng bao lâu nữa sẽ đến hồi diệt vong.
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng hết sức khác thường. Khi vào phủ chúa phải có thánh chỉ, qua mỗi lần cửa cần phải có thẻ, phủ chúa được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Kẻ hầu người hạ đông đúc, nhộn nhịp, khi tác giả lên cáng vào phủ chúa có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường” và “cáng chạy như ngựa lồng”, còn trong phủ chúa “người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Cách xưng hô hết sức kính cẩn, lễ phép “thánh thượng”, “đông cung thế tử” với một cậu bé chỉ hơn sáu tuổi, tôn ti trật tự được thiết lập hết sức rõ ràng, chặt chẽ. Bầu không khí khám bệnh hết sức trang nghiêm, khẩn trương, trước khi vào khám, Lê Hữu Trác phải quỳ lạy một đứa trẻ mặc dù tuổi đã cao. Muốn xem thân hình thế tử phải có một viên quan đến xin phép cởi áo. Thủ tục vô cùng rườm rà, rắc rối. Qua đó ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
Trước cuộc sống xa hoa, nhưng yếm khí đó ngay lập tức tác giả đã chuẩn đoán được chính xác căn nguyên căn bệnh mà Thế tử mắc phải: “ở trong trốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Quả thật lời chuẩn đoán của ông vô cùng chính xác, do cuộc sống thừa thãi về vật chất mà lại thiếu đi sự vận động, sống trong không gian tăm tối, ngột ngạt, thiếu khí trời khiến cho phủ tạng ngày càng yếu, người ngày một gầy mòn. Nhưng khi bắt bệnh xong ông rơi vào tình thế khó xử, tin vào khả năng chữa bệnh của mình nhưng sợ bị danh lợi ràng buộc, không tiếp tục cuộc sống tự do tự tại, ẩn dật mà ông yêu thích nữa; nếu không chữa sẽ không đúng với lương tâm người thầy thuốc. Và cuối cùng ông đã quyết định làm theo đúng lương y của người thầy thuốc, khám và chữa bệnh cẩn thận cho thế tử. Qua đó ta thấy người Lê Hữu Trác là một lương y có tay nghề cao và tâm sáng luôn hết lòng vì người bệnh, đồng thời ông cũng là một người coi thường danh lợi.
Đoạn trích đã cho thấy tài năng nghệ thuật đặc sắc trong ngòi bút kí sự của Lê Hữu Trác. Nghệ thuật miêu tả, ghi chép rõ nét, trung thực, tạo sự tin cậy nơi người đọc. Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, ấn tượng qua quang cảnh phủ chúa, hình ảnh thế tử,… tất cả đều ngầm lên án, phê phán cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa. Kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm tạo nên sự cuốn hút và tăng giá trị hiện thực cho tác phẩm. Giọng điệu châm biếm, hài hước nhẹ nhàng kín đáo cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác không chỉ vẽ nên cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa với cung cách sinh hoạt hết sức rườm rà, cuộc sống đầy yếm khí ở nơi đây. Nhưng đồng thời sau những dòng chữ ấy còn cho thấy những nỗi niềm, cảm xúc của tác giả trước lối sống giàu sang, phú quý và tấm lòng, nhân cách cao cả của một bậc lương y.
Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh - mẫu 3
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.
Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Tiếp đến tác giả ghi lại những sự việc minh nhìn thấy: Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác giả cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan... Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm:
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây...
... Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.
Bản thân vốn là một con người không màng danh lợi, nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác không tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông vẫn ngợi ca, vẫn ngập tràn xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự. Có một điều chúng ta nhận thấy rằng ông nhìn và cảm nhận bằng con mắt khách quan, đứng trước cảnh đẹp thì ông ngợi ca, nhưng không hoàn toán ngợi ca tất cả, dường như đằng sau những dòng thơ này vẫn ẩn chứa một nỗi niềm u hoài của tác giả:
Quê mùa cung cẩm chưa quen
Ông tự coi mình là kẻ quê mùa lạc vào chốn cung đình, có khác gì Đào nguyên lạc vào chốn thần tiên. Cảnh thì đẹp đấy, nhưng lòng người nào có vui gì.
Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong, là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh, ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động.
....................................
....................................
....................................
Đề bài: Phân tích bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến.
Dàn ý Phân tích bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh
- Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh.
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công.
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Sơ đồ Phân tích bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - mẫu 1
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ đặc trưng, riêng biệt. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông chính là bài Câu cá mùa thu.
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên gần gũi với làng quê:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
“Ao” là hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân. Thời tiết chuyển sang mùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng mùa thu với làn nước mát lạnh và trong veo. Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở nên “bé tẻo teo”. Khung cảnh thiên nhiên, bức tranh mùa thu trở nên đẹp đẽ và mang màu sắc riêng biệt không lẫn với bất cứ nơi nào.
Bức tranh mùa thu ở làng quê được miêu tả ở những cảnh vật thân thuộc khác:
“Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Làn gió thổi lăn tăn sóng trên mặt nước “hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy động nhưng vẫn tĩnh. Tiếng sóng nước nhỏ bé ti li gợn gợn gợi cảm giác thanh bình. Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động “khẽ đưa vèo” vừa gợi sự mỏng manh yếu đuối của chiếc lá bị gió cuốn bay vừa gợi âm thanh mùa thu - âm thanh của những chiếc lá rơi.
Bầu trời mùa thu mang vẻ đẹp thanh bình:
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"
Bầu trời mùa thu có những đám mây lơ lửng trên không trung tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn để lộ ra khoảng trời trong xanh tạo ra bầu không khí dịu mát. Thêm vào đó là quang cảnh xung quanh thi sĩ với con ngõ chạy quanh co nhưng vắng lặng không một bóng người làm cho không gian trở nên vô cùng yên tĩnh.
Trong bức tranh mùa thu thanh bình đó là hình ảnh người thi sĩ ung dung, tự do tự tại:
"Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buông chiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cá nào cắn câu. Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo” tạo cảm giác thú vị. Người thi sĩ có thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng không thể bắt được chúng. Bức tranh mùa thu với những cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam tuy giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp. Trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người ung dung, thong dong tận hưởng cuộc sống.
Vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa không tốt và không may mắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này và tạo ra một bài thơ hay, độc đáo. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - mẫu 2
Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, êm ả mà bàng bạc một nỗi sầu khắc khoải, mà man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào những trang thơ của người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng văn thơ trung đại Việt Nam, đã nhắc đến mùa thu thì không thể không kể đến chùm thơ thu của “ông hoàng mùa thu” – Nguyễn Khuyến. Qua bức tranh “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) , cùng đến với cái tình của Nguyễn- một bầu tâm sự nói mấy cũng không vơi, nhìn vào đâu cũng thấy thơ, cũng có thể bắt vào thơ.
Chỉ bằng một vài đường nét, một vài sắc màu điểm tô, ta thấy được qua bức tranh “câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến chan chứa mênh mang những cái tình của thi nhân. Mà có lẽ trước hết, “tình” ở đây chính là cái tình gắn bó, cái tình quyện hòa, cái tình tha thiết với thiên nhiên non nước. Đọc “Thu điếu”, ta như được đắm mình vào một không gian thu rất riêng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Nếu qua “Thu hứng”, Đỗ Phủ vẽ ra một bức tranh mùa thu đặc trưng của miền Bắc Trung Quốc, kết hợp giữa cái xác xơ, tiêu điều với cái dữ dội, chao đảo; nếu qua “Thu vịnh”, mùa thu được Nguyễn Khuyến đón nhận từ không gian thoáng đãng mênh mông với cặp mắt hướng thượng, khám phá dần các tầng cao của không gian, thì đến “thu điếu” – mùa thu được tạo nên bằng tất cả những thi liệu “đượm chất thu” và hết mực cổ điển.
Hình ảnh “thu thủy”- làn nước mùa thu sóng đôi với “thu thiên”- bầu trời thu, kết hợp cùng “thu diệp” – lá thu và hình ảnh “ngư ông” – người câu cá. Ao thu – vốn là một không gian chẳng còn xa lạ của vùng quê Bắc Bộ. Trung tâm của bức tranh thu là một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Từ chính chiếc thuyền con giữa lòng ao nhỏ ấy, ánh mắt của thi nhân bao quát ra xung quanh và cảm nhận mặt nước ao thu lạnh lẽo và trong veo đến hết độ.
Rồi mùa thu hiện lên với nào sóng biếc “gợn tí”, xa hơn một chút là hình ảnh lá vàng “khẽ đưa vèo” trong gió, cao hơn là khoảng không gian vời vợi của bầu trời “xanh ngắt”, men theo lối đi của chiếc ao nhỏ là ngõ trúc “quanh co” uốn lượn… và đến cuối cùng, tầm mắt của thi nhân lại quay về với chiếc thuyền câu bởi âm thanh của tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo. Khung cảnh hiện lên đẹp tựa tiên cảnh, nhưng lại là vẻ đẹp vô cùng giản dị thân thuộc, gắn liền với đồng đất quê hương.
Xuân Diệu từng nhận xét: “…Thu điếu (Câu cá mùa thu) là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Mùa thu của thi nhân không chỉ gây ấn tượng ở màu sắc, không những đẹp trong từng nét họa mà còn vang động những thanh âm rất riêng. Ao thu hiện ra qua hai tính từ: “lạnh lẽo” và “trong veo” – ao lạnh, nước yên và trong đến tận đáy. Ở đây, cái trong đã song hành cùng cái tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong.
Còn bầu trời, Nguyễn lựa chọn điểm tô màu “xanh ngắt” – là sợi chỉ xuyên suốt kết nối chùm thơ thu ba bài của thi nhân, cũng bởi vậy mà trở thành gam màu đặc trưng cho hồn thơ thu Nguyễn Khuyến. “Xanh ngắt” là xanh trong tuyệt đối không chút pha trộn, không chút gợn tạp. Nguyễn Khuyến đã mở lòng để đón nhận cái thần thái rất riêng của bầu trời thu như thế.
Còn với “gió thu” tác giả không miêu tả trực tiếp mà sử dụng bút pháp cổ điển “vẽ mây nảy trăng”. Tả sóng nước “gợn tí”, tả lá vàng “khẽ đưa vèo” chính là nhà thơ đang họa nên gió. Với hình ảnh “ngõ trúc quanh co – vắng teo” không một bóng người qua gợi nên một không gian thu yên tĩnh đến êm ả. Câu thơ cuối đã được tác giả khéo léo lồng vào bút pháp thi ca cổ điển “lấy động đánh tĩnh”.
Phải là một không gian tĩnh lặng tuyệt đối thì cả con người với thiên nhiên mới có thể giật mình trước âm thanh rất nhỏ – “cá đớp động”. Cái động của tiếng cá đớp càng làm nổi bật cái tĩnh chung của cảnh. Bức tranh thu hiện lên với vẻ đẹp thanh vắng, quạnh hiu, chỉ có duy nhất thi nhân đang trong vai của một ngư ông đối diện với thiên nhiên mà như đang chìm vào cõi suy tư trầm ngâm. Không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng, cảnh hẹp và thu nhỏ trong khuôn ao làng xóm.
Bức tranh thu của Nguyễn Khuyến còn là sự hòa quyện tinh tế giữa muôn vàn cung bậc của các “điệu xanh” (Xuân Diệu): xanh ao, xanh sóng, xanh bèo, xanh bờ, xanh trời và xanh trúc. Rồi điểm xuyết giữa những sắc xanh ấy, người ta thấy nổi bật một màu “lá vàng” đã tạo nên sự hòa sắc nhẹ nhàng cho cả bức tranh. “Lá vàng” thường gợi sự tàn phai, tiêu điều, vốn là biểu tượng cho mùa thu phương Bắc.
Nguyễn Khuyến gợi chứ không tả, chỉ với ba từ “khẽ đưa vèo” mà gợi được cả cái thanh sơ nơi màu vàng của chiếc lá trên nền trời xanh đang chao nghiêng, trên sóng biếc gợn nhẹ. Đây chính là khoảnh khắc bất ngờ mà đầy chất thơ của tạo vật cho thấy đôi mắt với ánh nhìn chủ động của người nghệ sĩ. Tác giả như đang nghiêng lòng mình, lắng nghe mọi tàn phai trong sự chuyển động khẽ khàng của cảnh.
Cả bức tranh thu là sự hòa điệu về đường nét chuyển động mảnh mai, nhẹ nhàng đến tinh tế thông qua chuỗi các động từ: “khơi gợn tí”, “lơ lửng”, “khẽ đưa vèo”… Ao thu nhỏ nên thuyền câu bé, trời xanh ngắt nên nước thêm trong, khách vắng teo nên người ngồi câu cũng trầm ngâm, yên lặng. Bức tranh thiên nhiên được hòa sắc vào nét, bỗng trở nên hài hòa xứng hợp, xinh xắn đến lạ kì.
Như vậy, để làm sống dậy hồn của cảnh trên trang viết, Nguyễn Khuyến đã sử dụng một hệ thống ngôn từ vô cùng tài hoa – thứ ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu và được biến hóa qua nhiều sắc thái bất ngờ. Trước hết là hệ thống các từ láy vừa gợi hình, vừa gợi cảm, những tính từ chỉ mức độ được kết hợp hết sức tinh tế: “lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, gợn tí, vèo, lơ lửng, xanh ngắt, quanh co, vắng teo”.
Việc lựa chọn vần “eo” – vốn được coi là vần chết trong thi ca, dưới ngòi bút tài tình của tác giả đã thành công bất ngờ, gợi cho ta cảm giác không gian mỗi lúc một thu hẹp, bức tranh càng gợi cảm giác xinh xắn, bé nhỏ rất phù hợp với quan điểm thẩm mĩ truyền thống của người Việt xưa. Cảnh thanh đạm, đơn sơ, không lộng lẫy nhưng vẫn hết sức gợi cảm; cảnh đẹp nhưng lại đượm buồn.
Nguyễn Du đã từng đúc kết một qui luật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy, cũng mang nặng những nỗi niềm tâm sự u hoài của tác giả trước thời cuộc đổi thay. Bài thơ, có thể nói, đã được hình thành từ sự cộng hưởng giữa nỗi sầu ủ sẵn trong cảnh và niềm cô đơn ẩn sâu trong lòng người.
Với nhan đề: “Câu cá mùa thu” nhưng nhân vật trữ tình lại chẳng mấy bận tâm đến chuyện câu cá, mà nói “câu cá” thực ra là để đón nhận cảnh thu vào lòng mà gửi gắm tâm sự. Bức tranh thu tĩnh lặng hay chính là một cõi lòng tĩnh lặng tuyệt đối. Cái se lạnh của cảnh thu đang thấm vào tâm hồn của nhà thơ hay cái lạnh của lòng thi nhân đang tỏa lan ra cảnh vật?
Ở Nguyễn Khuyến, ta thấy một nỗi buồn u hoài thăm thẳm cô đơn của một nhà nho lánh đời thoát tục, nhưng trong lòng vẫn canh cánh nỗi niềm dân nước. Cũng giống như Nguyễn Trãi năm xưa về Côn Sơn ở ẩn, Nguyễn Khuyến nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Khi ông đạt đến đỉnh cao sự nghiệp thì cũng là lúc dân tộc bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương.
Chế độ phong kiến bấy giờ trở thành một gánh nặng của lịch sử, không còn đủ khả năng để đưa đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. Nguyễn Khuyến ý thức sâu sắc sự bất lực của bản thân. Ông luôn cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì không thể làm gì hơn cho đất nước, cho nhân dân.
Điều duy nhất ông có thể làm là bất hợp tác với kẻ thù, lui về quê ở ẩn, giữ gìn tiết tháo nhân cách, quên đi những dằn vặt sự đời nhưng muốn quên mà chẳng thể quên được. Tại nơi thôn quê thanh sơ, Nguyễn Khuyến vẫn đau đáu một nỗi quan hoài thường trực – ông là một con người nặng tình với đất nước, với quê hương. Hai câu thơ cuối kết lại mạch cảm xúc, gợi ra lòng người thanh thản với tư thế thu mình ngồi đến lặng lẽ của một ngư ông “lánh đục về trong”
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Nhà thơ chăm chú dõi nhìn cảnh sắc mùa thu, cho đến khi nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo mới giật mình sực tỉnh. Vừa trở về với thực tại, nhà thơ đã đưa mình vào trạng thái lửng lơ… Một chữ “đâu” mà không thể phân biệt được đâu là hư, đâu mới là thực. “Đâu” là đâu có hay “đâu” là đâu đó? Bức tranh thu liệu thực có tiếng cá đớp động hay không? Người đọc không biết, thi nhân cũng không tài nào lí giải nổi. Người ngồi câu mà như hóa thạch giữa không gian, thời gian, đi câu mà cái chí lại không đặt ở việc đi câu.
Mỗi thi sĩ làm thơ, trước hết là phải thổi được cái hồn mình vào đó, phải biết biến hóa những con chữ thô cứng ngập tràn thi vị và “nhảy múa” trong cảm xúc. “Đọc một câu thơ hay tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con người” (A-tô-ni Phơ-răng). Qua “Thu điếu”, ta thấy được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thuần hậu, thầm kín.
Đó phải là cái nhìn đầy tinh tế của bậc thầy thơ Nôm trung đại mới có thể họa nên bức tranh đẹp nhường ấy. Nỗi buồn trong cảnh không bị đẩy tới mức độ u uất mà lan tỏa nhẹ nhàng ra xung quanh, vừa đủ để tạo ra một khoảng lặng trong tâm hồn. Chính nỗi u hoài ấy của tác giả mới làm nên lưu luyến trong tâm trí người đọc, làm nên nỗi day dứt với đời và tạo thành giá trị trường tồn, sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Với “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho mình một chỗ đứng quan trọng trong nền thơ ca trung đại Việt Nam nói chung và trong những thi phẩm lựa chọn đề tài mùa thu nói riêng. Đong đầy trong từng vần thơ con chữ, ta thấy được mênh mang cái tình của thi nhân. Nguyễn Khuyến, hơn một nhà họa sĩ là một nhà thi sĩ. Thơ ông hơn một bức tranh tả cảnh là những ngôn từ gợi tình.
....................................
....................................
....................................
Đề bài: Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương.
Dàn ý Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương.
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi.
- Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”.
+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.
+ Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định.
- Lí do:
+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang.
+ Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
2. Hai câu thực
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
+ “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát.
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.
- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
3. Hai câu luận
- “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu.
- “nắng mưa”: chỉ vất vả
- “năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều
- “dám quản công”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
4. Hai câu kết
- Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi:
+ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả.
- Tự ý thức:
+ “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.
- Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.
→ Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm.
- Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay.
Sơ đồ Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương.
Phân tích bài thơ Thương Vợ - mẫu 1
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.
Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ!
Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:
“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú dành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!
Phân tích bài thơ Thương Vợ - mẫu 2
Trần Tế Xương hay còn có bút danh là Tú Xương, ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm mang chất trào phúng và trữ tình. Ông chỉ sống 37 tuổi và học vị tú tài, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Ông để lại khoảng 100 tác phẩm gồm: thơ, văn tế, phú, câu đối. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Thương vợ”. Một bài thơ tô đọng trong đó là những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó vì hạnh phúc của chồng con. Bài thơ được Tú Xương viết như sau:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với bố cục được chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần hai câu nhằm khắc họa một cách sắc nét hình ảnh bà Tú- vợ Tú Xương, cũng như đang nói lên một phần nào đó hình ảnh người phụ nữ ở xã hội xưa.
Trong hai cầu đề Tú Xương đã giới thiệu một cách khái quát về công việc của bà Tú. Đó là sự tần tảo “quanh năm” buôn bán ở mom sông, việc mua bán này không hề có cửa tiệm hay vốn liếng nhiều. Đây là một công việc vất vả, cực nhọc, thu nhập bất ổn sông bà Tú vẫn đang “nuôi đủ” năm con với một chồng mà không một lời oán trách. Trong câu này, tác giả tách mình một bên, con một bên nhằm nhấn mạnh việc, mặc dù ông đỗ tú tài nhưng không được làm quan, phải đặt gánh nặng lên đôi vai của người vợ, người mà ông yêu thương. Câu thơ như là lời trách nặng nề của tác giả đối với chính bản thân mình, Nhưng qua câu thơ ta cũng thấy được cái tình cảm yêu thương mà Tú Xương dành tặng cho vợ mình.
Để diễn tả một cách cụ thể hơn sự vất vả trong công việc của bà Tú, trong hai câu thực tác giả đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam để biến thành “thân cò” nhằm thể hiện sự lặn lội vất vả của bà Tú trong công việc mưu sinh hàng ngày tại nơi “quãng vắng”. Bên cạnh đó, Tú Xương còn khái quát một cách sinh động cảnh bán buôn ở mom sông của bà Tú qua câu “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Đó là hình ảnh nhốn nháo, tranh chấp mua bán của nhiều con người có công việc như bà Tú. Nhìn chung, cuộc đời bà Tú không ít khó khăn gian khổ.
Sự khó nhọc, vất vả của bà Tú không được dừng lại ở hai phần đề và thực mà nó còn tăng lên ở phần luận. Bằng việc sử dụng hai câu thuật ngữ “một duyên, hai nợ” và “năm nắng mười mưa” tác giả đã toát lên sự hi sinh cao cả của bà Tú, đó là việc chấp nhận số phận chăm lo cho chồng con và dù nắng hay mưa cũng không bỏ việc. Ở đây, Tú Xương đã nêu lên đức tính tốt đẹp của bà Tú nói riêng và người phụ nữ nói chung, đó là sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, sẵn sàng hi sinh vì gia đình. Đồng thời qua đây tác giả cũng bộc lộ nỗi niềm biết ơn và quý trọng đối với bà Tú.
Cùng với quý trọng và biết ơn bà Tú ở hai câu luận, thì hai câu kết là một cách nói ngao ngán về nỗi niềm tâm sự của tác giả- Tú Xương. Một lời thở dài về “cái thói đời” ông nhắc đến chính là cái xã hội lúc bấy giờ- một xã hội mang tính nửa tây nửa ta, nửa phong kiến, nửa thực dân với những tư tưởng và đạo lí bị suy thoái. Bên cạnh ông tự trách bản thân sao mà “ăn ở bạc” thi cử hoài mà không đỗ đạt, chẳng thể làm quan, không giúp được gì cho vợ con, đẩy vợ con phải chịu khổ vì mình. Cuối cùng mọi thứ đúc kết trong lời than đầy xót xa của Tú Xương
“Có chồng hờ hững cũng như không”.
Tóm lại “Thương vợ” là một bài thơ hay mang đậm giá trị cảm xúc của Tú Xương. Nó hay trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong ca dao, thành ngữ của Tú Xương. Bài thơ lại mang đậm cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, nói lên tình cảm yêu thương, sự quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện đức tính đẹp của người phụ nữ Việt Nam xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.
....................................
....................................
....................................
- Soạn Văn 11
- Soạn Văn 11 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 11
- Giải bài tập Toán 11
- Giải bài tập Toán 11 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Đại số và Giải tích 11 (100 đề)
- Bài tập trắc nghiệm Hình học 11
- Đề kiểm tra Toán lớp 11 (40 đề)
- Giải bài tập Vật lý 11
- Giải bài tập Vật lý 11 nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 (70 đề)
- Giải bài tập Hóa học 11
- Giải bài tập Hóa học 11 nâng cao
- Chuyên đề Hóa học 11
- Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 (70 đề)
- Giải bài tập Sinh học 11
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 (45 đề)
- Chuyên đề Sinh học 11
- Giải bài tập Địa Lí 11
- Giải bài tập Địa Lí 11 (ngắn nhất)
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 11
- Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 (30 đề)
- Đề kiểm tra Địa Lí 11 (72 đề)
- Giải bài tập Tiếng anh 11
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải bài tập Tiếng anh 11 thí điểm
- Giải bài tập Lịch sử 11
- Giải bài tập Lịch sử 11 (ngắn nhất)
- Giải tập bản đồ Lịch sử 11
- Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 (50 đề)
- Giải bài tập GDCD 11
- Giải bài tập GDCD 11 (ngắn nhất)
- Bài tập trắc nghiệm GDCD 11 (38 đề)
- Giải bài tập Tin học 11
- Giải bài tập Công nghệ 11