5+ Nhà thơ Bạch Cư Dị cho rằng: Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm (điểm cao)

Nhà thơ Bạch Cư Dị cho rằng: Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Nhà thơ Bạch Cư Dị cho rằng: Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm - mẫu 1

Ai trong mỗi chúng ta, đã là con người thì sẽ có tình cảm. Có tình cảm, cảm xúc thì con người mới sáng tác văn chương. Như nhà thơ Bạch Cư Dị từng cho rằng: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương". Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.

Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. "Cái gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo ông, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài". Câu văn đã khẳng định rằng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó.

Từ lòng thương xót cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới có bài thơ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta:

Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngát

Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đong

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai.

Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,… kho tàng ca dao dân ca Việt Nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Hay như bài ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thưởng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tình quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ chủ tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya". Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, "Từ ấy" của Tố Hữu, "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "Tiếng hát con tàu'', "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,... Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi, "Nguyên tiêu" của Hồ Chí Minh. Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. "Đồng hào có ma" của Nguyễn Công Hoan,... Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng", “Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm: Cô kia đội nón mới mua Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu về nhà mẹ hỏi nón đâu Thì em cứ bảo qua cầu gió bay. Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật..... Ta hình dung được, tái hiện được cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng: “Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....” (Phạm Tiến Duật) Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha”; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người.

Quan niệm của Bạch Cư dị về nguồn gốc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần.

5+ Nhà thơ Bạch Cư Dị cho rằng: Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm (điểm cao)

Dàn ý Nhà thơ Bạch Cư Dị cho rằng: Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến của nhà thơ Bạch Cư Dị.

2. Thân bài

*Giải thích ý kiến

- "Tình cảm": Là những thái độ, sự rung cảm của con người trước một sự vật, hiện tượng nào đó.

- "Cảm động lòng người": khả năng gây xúc động, làm lay động lòng người, làm cho lòng người rung lên những cảm xúc hay sự đồng cảm trước một điều gì đó.

"Trước hết": là cái đầu tiên, là yếu tố nền tảng khởi nguồn cho mọi yếu cái đi sau nó.

"Không gì bằng": là cái lớn nhất, quan trọng nhất.

"Cái gốc của văn chương": Là nơi bắt đầu, là bản chất quyết định giá trị của tác phẩm văn chương.

=> Quan điểm của Bạch Cư Dị đề cao và khẳng định vai trò của tình cảm của nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác văn chương. Đó là thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả trước cuộc sóng và con người.

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương sinh năm 1948, người dân tộc Tày, là gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ miền núi. Bài thơ "Nói với con" được sáng tác năm 1980 với đề tài là tình cảm cha con, trình cảm gia đình và tình quê hương. Mượn lời người cha nói với con, nhà thơ đã gửi gắm vào trong tác phẩm những tình cảm sâu sắc về gia đình, nguồn cội, về quê hương c ng với những bài học về đạo lí làm người.

Phân tích bài thơ để làm rõ cho quan điểm của Bạch Cư Dị

- Bài thơ Nói với con là bài thơ mà cái gốc của nó là tình cảm, là bài thơ chứa chan tình cảm yêu thương chân thành, sâu nặng của người cha gửi gắm đến con.

+ Bài thơ là tình cảm gia đình đầm ấm, thân

thương (bốn câu thơ đầu).

+ Bài thơ là tình cảm quê hương sâu nặng (bảy câu thơ tiếp).

+ Bài thơ ca ngợi và nhắc nhở con về những phẩm chất, đức tính cao đẹp của mảnh đất và con người quê hương: sự thủy chung, đức tính cần cù, sức sống và ý chí bền bỉ, mãnh liệt (mười ba câu tiếp sau)

+ Bài thơ là lời dạy chí tình về bài học làm người (Bốn câu cuối)

- Bài thơ Nói với con là bài thơ có khả năng "cảm động lòng người" rất mãnh liệt.

+ Cảm động bởi tấm lòng người cha chân thành với một tình cảm yêu thương trìu mến, những chiêm nghiệm sâu sắc và thấm thía, những khát vọng cháy bỏng gửi gắm vào những lời nói với con.

+ Cảm động bởi những lời nói mộc mạc, bình dị mà sâu lắng, dễ đi vào lòng người.

+ Cảm động bởi bài thơ đã khơi gợi, đánh thức trong lòng người đọc những tình cảm gần gũi mà thiêng liêng, giản dị mà cao đẹp về gia đình, về quê hương đất nước và những giá trị bền vững ẩn sâu trong mỗi con người.

* Đánh giá chung

- Bài thơ Nói với con là một bài thơ hay và có "xúc động lòng người" bởi những tình cảm mà nhà thơ gửi gắm trong đó.

- Không chỉ "xúc động lòng người" ở tình cảm, bài thơ còn thể hiện được những nét đặc sắc về nghệ thuật với lối thơ tự do đầy cảm xúc tự nhiên, ngôn ngữ giản dị và mộc mạc, hình ảnh chân thật và mang đậm hơi thở cuộc sống quê hương miền núi.

3. Kết bài

Quan điểm văn chương của Bạch Cư Dị đã nói đúng bản chất của thơ và bài thơ. Nói với con của Y Phương là một tác phẩm hay, thể hiện đúng bản chất ấy.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học