Top 100 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2025 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 9 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.

Xem thử Đề thi GK1 Văn 9 Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 Xem thử Đề thi GK2 Văn 9

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Văn 9 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Ngữ văn 9 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Ngữ văn 9 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Ngữ văn 9 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Ngữ văn 9 Học kì 2 Cánh diều

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Ngữ văn 9 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu

Thoại Khanh - Châu Tuấn là một truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng với nhân dân Nam Bọ. Chuyện kể về nàng Thoại Khanh là con gái của quan thừa tướng nước Tống đẹp người, đẹp nết. Mồ côi cha mẹ sớm, nàng gặp chàng thư sinh Châu Tuấn và kết duyên cùng chàng (Gặp gỡ). Gia biến và lưu lạc: Châu Tuấn đi thi đỗ trạng nguyên, do từ chối hôn sự mà bị đi đày 17 năm. Thoại Khanh bị bạn chồng dụ dỗ và đuổi đi. Hai me con dắt nhau đi tìm tìm Châu Tuấn, trải qua nhiều kiếp nạn. Đói khát, nàng cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn, lấy mắt mình nộp cho dâm thần để hắn khỏi giết mẹ. Đoàn tụ: Thoại Khanh gặp lại Châu Tuấn, nàng được Phật cho mắt sáng trở lại. Châu Tuấn làm vua 2 nước, đầy đủ hạnh phúc, báo ân báo oán công bằng.

Dưới đây là trích đoạn “Thoại Khanh thay chồng nuôi mẹ”, em hãy đọc kĩ và trả lời câu hỏi:

“Này đoạn Thoại Khanh ở nhà,

Chồng đi ứng cử (1) kể đà bảy năm.

Phận đành cần kiệm khó khăn,

Bữa no bữa đói, thiết thân cơ hàn.

Quần áo rách rưới lang thang,

Làm thuê nuôi mẹ, phần nàng ăn rau

Hai hàng nước mắt thấm bâu(2),

Tóc rối bù đầu, chẳng gỡ chẳng trâm..

Đêm đông gió lạnh căm căm,

Ôm mẹ vào lòng cho ấm mẹ ngơi.

Tóc dài lại đắp phía ngoài,

Giả làm mềm chiếu, chi làm tấm thân.

Nàng rằng muốn xuống âm cung,

Cho tròn đạo chồng, mất thảo mẹ cha.

Biết ai nuôi dưỡng mẹ già,

Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng...”

Tương Tử bạn học cùng chồng

Đi thi chẳng đỗ, uổng công, về nhà.

Cửa hàng phú quý vinh hoa,

Vàng ròng mười nén mua mà chức sang.

Quyền đặng thái thú cao quan(3)

Mua cho chú chàng thái thú tại gia.

Tương Tử xem thấy mặt hoa phải lòng.

Muốn sao cho được một phòng,

Vàng ròng hai nén nói trong với nàng:

“Chồng nàng qua chốn Tề bang,

Thác bảy năm tràng còn chực làm chi?

Ta thì phú quý vinh quy,

Cửa nhà giàu có thiếu chi bạc vàng!

Tội chi rách rưới lang thang

Về ta cấp dưỡng cho an phận nàng.

Trời đã định chữ nhơn duyên,

Ta nay đã có vợ hiền tốt thay.

Qua(4) cưới bậu đặng về rày:

Chia đôi sự nghiệp làm hai cửa nhà”

Thoại Khanh thôi mới nói ra:

“Và người bạn học cũng là đồng song(5)

Sử kinh người đã làu thông(6)

Sao người lại dám ra lòng tà tây?(7)

Dụ tôi làm chuyện chẳng ngay,

Thật là súc vật chẳng hay đạo người.

Của người đem dụ lòng tôi

Tôi thà đói lạnh, của người chẳng ham

Của chàng trả lại cho chàng,

Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa”.

(Trích Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Văn học, 2000)

Chú thích:

(1) ứng cử: ở đây có thể được hiểu là ứng thi, dự thi

(2) thấm bâu: thấm áo

(3) thái thú: chức quan tương đương tri huyện/ ở đây ý nói chức quan mua danh chứ không có thực tài. 

4) Qua: ta, tôi/ bậu: nàng (xưng hô thân thiết ở Nam Bộ xưa)

(5) đồng song: cùng học với nhau 1 trường

(6) làu thông: hiểu sâu sắc

(7) tà tây: không chính đáng.

Câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm) Trong văn bản, Trương Tử hiện lên là con người như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm) Tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp của nàng Thoại Khanh bằng những cách nào?

Câu 4 (1,0 điểm) Thoại Khanh đã làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình? Từ đó, em hãy nhận xét về cảm hứng nhân đạo của tác phẩm.

Câu 5 (1,0 điểm) Từ câu chuyện của nàng Thoại Khanh, câu chuyện Thuý Kiều bán mình chuộc cha và câu chuyện nàng Vũ Thị Thiết nuôi mẹ chồng khi chồng đi chinh chiến, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm) Em hãy phân tích văn bản truyện ngắn sau:

BỐ TÔI

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Bà ơi, con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt[...]

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Bố tôi - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà văn, 1992)

Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1972- quê: Bình Thuận)  là nhà văn đương đại với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi hay, đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ như: Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, …

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

TÌNH MẸ

Một cậu bé mời Mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, Mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp Mẹ cậu và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của Mẹ.

Mặc dù là người phụ nữ xinh đẹp nhưng bà lại có một vết sẹo lớn che đi gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi Mẹ tại sao lại bị vết sẹo lớn như vậy.

Vào buổi họp mặt, mọi người đều có ấn tượng rất tốt về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn cảm thấy rất xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu nghe được cuộc trò chuyện giữa Mẹ và cô giáo.

Cô giáo hỏi:

- Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?

Người mẹ trả lời:

- Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, thế là tôi chạy vào. Lúc chạy đến chỗ con, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống nên vội vàng lấy thân mình che cho con. Tôi bị ngất xỉu nhưng thật may mắn là một anh lính cứu hỏa đã cứu cả hai Mẹ con tôi.

Người Mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt và nói tiếp:

- Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm.

Nghe đến đây, cậu bé đã chạy nhanh về phía Mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu ôm lấy Mẹ và cảm nhận sự hy sinh to lớn mà Mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay Mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

(Nguồn: https://voh.com.vn/song-dep/truyen-ngan-ve-me-431752.html)

Câu 1 (1,0 điểm) Nêu đề tài của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “phụ huynh”  trong câu “Một cậu bé mời Mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.”

Câu 3 (1,0 điểm) Nếu em là nhân vật cậu bé trong truyện trên, sau khi nghe câu chuyện về chiếc sẹo của mẹ, em sẽ nói câu gì với mẹ?

Câu 4 (1,0 điểm) Chi tiết cuối truyện ngắn “Cậu nắm chặt tay Mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời” gợi cho em suy nghĩ gì?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Ở lớp em, có một bộ phận học sinh thường xuyên không làm nhiệm vụ vệ sinh trực nhật. Em có suy nghĩ và đề xuất cách giải quyết như thế nào?

Câu 2 (4,0 điểm) Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

VỤ TRỘM KHO BÁNH

- Hin-tơ, tới trụ sở liền được không? Oa-lây-ết nói qua điện thoại. - Tôi biết đang là tối thứ bảy và ông thích ở với vợ con. Nhưng tôi đang gặp một chuyện nát óc mà chắc giỏi suy luận như ông cũng chưa chắc giải nổi. - Ông thanh tra rên rỉ.

- Được rồi, nếu chuyện không quan trọng thì ông đâu có kêu. Tôi tới liền. Nếu hên thì mình sẽ giải quyết xong kịp giờ cho tôi về với món rô-ti của bà xã trong lò. – Tay bác sĩ đáp.

Oa-lây-ết đón Hin-tơ ngay cổng đồn cảnh sát và dẫn ông ta vào phòng thẩm vấn, nơi Hen-ry Oắt-man đang ngồi bồn chồn bẻ đốt ngón tay.

- Ông có nghe vụ trộm kho bánh tối qua không? - Oa-lây-ết hỏi. - Có đứa đột nhập và chở đi toàn bộ kho trứng để làm nhân bánh. Ông Oắt-man đây là bảo vệ nhà kho, giữ ca trực đêm qua. Tôi vừa lấy lời khai của ông ta xong.

- Như ông thanh tra vừa nói, Oắt-man lên tiếng, nhà kho bị đột nhập ngay ca trực của tôi tối qua. Tôi không hay biết gì vì lúc đó tôi bỏ đi uống cà phê, nhưng

khi từ quán cà phê trở về, tôi thấy một trong những tay đã làm vụ này. Đó là Giôn Ô-hen-ry, thẳng đó vừa bị đuổi việc mấy bữa trước. Tôi thấy nó đang chuồn đi với mấy cái thùng. Trăng tròn nên tôi thấy rõ lắm. Nó còn có một đồng bọn nữa, nhưng thằng đó quay lưng về phía ánh trăng nên tôi không nhìn rõ mặt. Tôi nghi thằng Ô-hen-ry muốn trả thù vì bị đuổi việc. Cũng may, Trung thu là chủ nhật vừa rồi, nếu không là có biết bao nhiêu tiệm bánh khiếu nại vì không có bánh bán.

- Chuyện rắc rối là ở chỗ - Oa-lây-ết nói sau khi ông bảo vệ được cho về - cái gã Ô-hen-ry đó lại có bằng chứng ngoại phạm. Chiều nay tôi mới thẩm vấn nó. Nó khai cả buổi tối ở nhà với vợ coi phim Titanic. Con vợ làm chứng cho nó. Thằng cha chủ tiệm cho thuê băng đĩa cũng xác nhận có cho nó thuê đĩa phim đó.

- Ông suy ra được cái gì không?

- Tôi suy ra là tôi thừa sức về nhà để kịp ăn món rô-ti với vợ tôi. - Hin-tơ nói, ông khỏi phải ưu tư về tay Ô-hen-ry nữa. Cứ hỏi lại cha Oắt-man xem cha làm gì lúc bỏ vị trí nhiệm sở đi uống cà phê. Nếu Trung thu đã qua vào tuần trước thì làm sao còn trăng tròn cho tay bảo vệ nhìn rõ mặt Ô-hen-ry?

(Jack Christone, Tuyển tập truyện hình sự, Nhà xuất bản văn học)

Câu 1 (0,5 điểm) Đâu là lí do viên thanh tra mời bác Hin-tơ phá án? Và đâu là sai lầm của viên thanh tra khiến vụ án đi vào bế tắc?

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định chi tiết mấu chốt trong lời khai của Hen-ry Oắt-man để bác sĩ Hin-tơ phá án thành công?

Câu 3 (1,0 điểm) Tài năng phá án của bác sĩ Hin-tơ được thể hiện như thế nào trong câu chuyện?

Câu 4 (1,0 điểm) Nêu ít nhất 2 điểm khác biệt trong truyện trên so với các truyện trinh thám khác em thường đọc.

Câu 5 (1,0 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau:

Vùng phấn bay

Hình như ... thầy chẳng khác xưa

Ba lăm năm trước ... thầy đưa qua đò

Dòng sông kiến thức sóng xô

Mỏng manh trang vở học trò trắng tinh

Em cầm cây bút đời mình

Thầy cầm phấn trắng chắp tình quê hương

Đất trời trang trải mấy phương

Nắng, mưa, sương, gió ... biết thương đời thầy

Sông bao nhiêu nước ... sông gầy

Cánh đồng gieo chữ ... đợi ngày hoa non

Bao nhiêu viên phấn đã mòn

Bao nhiêu giáo án chẳng còn trẻ trung

Nước trôi về nẻo vô cùng

Thương thầy ở lại một vùng phấn bay.

Trang trời xanh thẳm hôm nay

Phấn xưa đã kết thành mây trắng đầu

Sông đời bất chợt nông, sâu

Nhớ thầy em bắc chiếc cầu chữ Tâm.

(Phi Tuyết Ba, theo https://www.thivien.net/)

* Chú thích:

Nhà thơ Phi Tuyết Ba sinh năm 1946 tại Quảng Bình, còn có bút danh khác là Nhật Lệ, Phước An. Bà là nhà giáo, nhà thơ có đề tài sáng tác phong phú, trong đó có nhiều sáng tác về đồng nghiệp, học trò. Thơ Phi Tuyết Ba đa phần đậm tính triết lý, giàu liên tưởng và có sức khái quát cao. Phi Tuyết Ba là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Câu 2 (4,0 điểm) Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.

Tham khảo đề thi Ngữ văn 9 bộ sách khác có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học