10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)
Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
MỘT VỤ TRẢ THÙ
(Tóm tắt: Ông Xuân Quý là một cảnh sát về hưu, trên chuyến tàu đi thăm bạn cũ tình cờ ông gặp lại ba người đã từng bị ông bắt giữ và phải ngồi tù khi ông còn công tác: Văn Hùng - vốn làm giám đốc một công ty, hiện làm nhân viên kĩ thuật trên tàu; Hạnh Xuân - một phụ nữ trước đây chuyên trộm cắp; Hùng Thuận - một tay xã hội đen. Khi tàu đi qua đường hầm, ở một khúc cua, ông Xuân Quý bị đánh bất ngờ từ phía sau băng chiếc mỏ lết của nhân viên kĩ thuật trên tàu, gục ngã trên vũng máu trong nhà vệ sinh. Thế Anh - một cảnh sát điều tra nổi tiếng tình cờ cũng có mặt trên tàu và ra tay phá án trong khi chờ cảnh sát địa phương đến ...)
[ ... ] Thế Anh nhìn thấy một vết xước ở cổ tay phải của Văn Hùng, liền hỏi:
- Tại sao ông có vết xước này?
- Lúc nãy tôi có vào phòng vệ sinh, do đã uống một chút rượu, tôi trượt chân ngã nên có vết xước này.
Thế Anh gật đầu, quay sang hỏi Hùng Thuận:
- Còn anh, anh đã ở đâu?
- Tôi ở trong toa viết thư cho bạn gái. - Hùng Thuận trả lời và chìa ra một bức thư viết dở, với các dòng chữ ngay ngắn. Liếc qua lá thư, Thế Anh gật đầu. Anh lại quay sang hỏi Hạnh Xuân:
- Còn cô, cô đã ở đâu vậy?
- Tôi cũng ở trong toa của mình suốt thời gian đó - Hạnh Xuân khai - Tôi đang ngồi sơn móng tay.
Hạnh Xuân nói xong, bối rối thọc tay vào túi áo, Thế Anh kịp nhận thấy có một vết ướt ở váy của cô ta. Giữa vết ướt là một vệt màu đỏ còn chưa sạch sau khi được xả nước và gột rửa vội vàng.
- Tôi đã biết ai là hung thủ, đó là một trong ba người này!
Chậm rãi và nghiêm túc, anh nói tiếp:
- Vết thương ở cổ tay Văn Hùng đúng như ông ta đã khai, trong nhà vệ sinh tôi thấy một vết trượt, chính là chỗ ông Xuân Quý nằm lên. Như vậy, ông Văn Hùng đã vào nhà vệ sinh trước đó. Hơn nữa, hộp đồ nghề của ông ấy đúng là để ở cuối toa tàu, ai cũng có thể lấy đi dụng cụ. Ông ấy không phải thủ phạm.
Dừng một giây, anh nói tiếp:
- Cô Hạnh Xuân đang sơn móng tay, theo tôi nhận thấy, khi tàu đi vào vòng cung eo biển và qua hầm, do độ nghiêng của tàu và bóng tối, cô ấy đã sơn lệch làm móng bị loang, và còn bị rớt sơn lên váy, cô ấy vội đi rửa nhưng chưa sạch, vì móng sơn bị loang lổ nên cô ấy đã xấu hổ phải giấu tay mình đi.
[ ... ] Thế Anh đanh giọng:
- Đây mới chính là hung thủ thực sự, không ai ngồi trên tàu lúc đi qua eo biển bị nghiêng và khi tàu đi qua hầm đường bộ với ánh sáng le lói lại có thể viết thư với những dòng chữ ngay ngắn cả. Đó là một lá thư đã có từ trước đó được mang ra bằng chứng ngoại phạm mà thôi.
Hùng Thuận biến sắc, vội vọt ra cửa để chạy trốn, rất nhanh, công an đã kip
khống chế, tra còng số 8 vào tay hắn. Trước khi bị giải đi, hắn còn lẩm bẩm:
- Lão già đáng chết! Chính vì lão mà tao đã phải bóc lịch suốt 5 năm! [ ... ]
(Theo Nguyễn Quốc Khánh - Kiều Bắc - Nguyễn Thị Hoa, Hướng dẫn Viết nói nghe các dạng làm văn 9, NXB ĐHQG Hà Nội, 2024)
Câu 1 (0,5 điểm) Bối cảnh vụ án xảy ra ở đâu? Kẻ gây án đã tấn công ông Xuân Quý vào thời gian nào?
Câu 2 (0,5 điểm) Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Vì sao cả 3 nhân vật Văn Hùng, Hạnh Xuân, Hùng Thuận đều là nghi phạm của vụ án?
Câu 3 (1,0 điểm) Chi tiết nào không được điều tra viên Thế Anh để ý khi phá án? Khả năng đặc biệt của Thế Anh khi điều tra và phá án là gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Thế Anh trong câu chuyện (viết 5-7 câu)
Câu 5 (1,0 điểm) Em rút ra được abif học gì từ câu chuyện trên?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau:
Trong hầm Điện Biên
Một vỏ đạn cắm mấy cành hoa,
Một bức tranh tre làng rợp bóng,
Một bi đông đựng đầy nước nóng,
Một ván cờ bỏ dở năm im,
Một cái ca xòe cánh đôi chim,
Một phong thư chữ em nắn nót,
Một tia nắng ghé vào trong suốt.
Vạn trái bom không phá nổi
bình yên!
(Phác Văn, Điện Biên 5/1954, theo https://www.thivien.net/)
* Chú thích:
Phác Văn (1932 - 1996) tên thật là Nguyễn Văn Phác, quê xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, trợ lý văn hóa Cục Tư tưởng - Văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị. Bài thơ Trong hầm Điện Biên được tác giả sáng tác trong thời gian tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 2 (4,0 điểm) Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Đọc hiểu |
1 |
- Bối cảnh vụ án: Trên một chuyến tàu hỏa. - Kẻ gây án đã tấn công ông Xuân Quý khi tàu qua hầm và ông Xuân Quý vào nhà vệ sinh. |
0,5 điểm |
2 |
- Nhân vật chính trong câu chuyện: Điều tra viên Thế Anh. - Vì sao cả 3 nhân vật đều có động cơ gây án. |
0,5 điểm |
|
3 |
- Chi tiết không được điều tra viên Thế Anh để ý khi phá án: Chiếc còng số 8 trên tay của Hùng Thuận. - Khả năng đặc biệt của Thế Anh khi điều tra và phá án: Quan sát cẩn thận, tỉ mỉ. Suy luận phán đoán sắc bén. |
1,0 điểm |
|
4 |
Cảm nhận của em về nhân vật Thế Anh: + Là một điều tra viên dày dạn kinh nghiệm. + Đam mê công việc, có trách nhiệm với cộng đồng. + Quan sát tỉ mỉ, cẩn thận; phán đoán sắc bén. + … |
1,0 điểm |
|
5 |
Bài học: + Cần rèn luyện khả năng suy luận và phán đoán. + Xem xét cẩn thận, thấu đáo chi tiết, sự việc dù là nhỏ nhất. + Kiên nhẫn tìm cách giải quyết khi gặp vấn đề nan giải. + … |
1,0 điểm |
|
Viết |
1 |
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Trong hầm Điện Biên của Phác Văn. |
2,0 điểm |
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,25 điểm |
||
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Cảm nhận nội dung, nghệ thuật bài thơ. + Luận điểm 1: Bài thơ đã phát hiện những vẻ đẹp giản dị, rất đời thường của người lính kháng chiến giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt. + Luận điểm 2: bài thơ là lời khẳng định đanh thép về sự sống bất diệt, bình yên trường tồn. + Luận điểm 3: Đặc sắc nghệ thuật. - Khẳng định sức sống, yế nghãi bài thơ. |
1,5 điểm |
||
Có sự sáng tạo trong cách viết |
0,25 điểm |
||
2 |
Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay. |
4,0 điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn - Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,25 điểm |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay. |
0,25 điểm |
||
c. Triển khai vấn đề - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là từ sự cho đi. - Nêu nhận định chung về giá trị của sự cho đi trong cuộc sống 2. Thân bài: a) Giải thích khái niệm cho đi: - Cho đi là hành động chia sẻ vật chất, tinh thần, kiến thức hoặc tình cảm với người khác mà không mong nhận lại điều gì. - Đó có thể là sự giúp đỡ về tài chính, thời gian, sự quan tâm hay lòng trắc ẩn. b) Ý nghĩa của sự cho đi: - Với người nhận: Nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều kiện vượt qua khó khăn hoặc cải thiện cuộc sống. - Với người cho: Cho đi mang lại niềm vui, hạnh phúc và cảm giác ý nghĩa trong cuộc sống. Hành động này giúp họ rèn luyện lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và nhân ái. - Với xã hội: Khi mọi người biết chia sẻ và cho đi, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn. Những giá trị như tình yêu thương, sự gắn kết sẽ được lan tỏa, xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững và văn minh. c) Lợi ích từ việc cho đi: - Cho đi giúp tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết tình cảm giữa con người với nhau. - Cho đi làm giảm bớt những khoảng cách xã hội, xoa dịu nỗi đau, đem lại niềm tin cho những người khó khăn. - Khi cho đi, bản thân cũng cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn, làm phong phú đời sống tinh thần. d) Phê phán lối sống ích kỷ, chỉ biết nhận lại: - Những người chỉ biết sống cho bản thân, chỉ nhận mà không biết cho đi thường rơi vào trạng thái cô đơn, thiếu kết nối với mọi người xung quanh. - Lối sống ích kỷ làm suy giảm các giá trị đạo đức, gây ra sự chia rẽ, mâu thuẫn trong xã hội. e) Minh họa qua các ví dụ thực tế: - Các cá nhân, tổ chức từ thiện đóng góp tài sản, thời gian để giúp đỡ những người khó khăn. - Những người trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. - Tình huống người giàu cho đi không chỉ là tiền bạc mà còn là cơ hội, việc làm, giúp người khác vươn lên. 3. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của sự cho đi: Không chỉ là sự giúp đỡ mà còn là cách để tìm thấy hạnh phúc đích thực. - Kêu gọi mỗi người hãy biết cho đi nhiều hơn để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. |
3,0 điểm |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 điểm |
||
e. Sáng tạo - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
0,25 điểm |
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)