10 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Ngữ văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

TÌNH MẸ

Một cậu bé mời Mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, Mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp Mẹ cậu và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của Mẹ.

Mặc dù là người phụ nữ xinh đẹp nhưng bà lại có một vết sẹo lớn che đi gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi Mẹ tại sao lại bị vết sẹo lớn như vậy.

Vào buổi họp mặt, mọi người đều có ấn tượng rất tốt về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn cảm thấy rất xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu nghe được cuộc trò chuyện giữa Mẹ và cô giáo.

Cô giáo hỏi:

- Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?

Người mẹ trả lời:

- Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, thế là tôi chạy vào. Lúc chạy đến chỗ con, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống nên vội vàng lấy thân mình che cho con. Tôi bị ngất xỉu nhưng thật may mắn là một anh lính cứu hỏa đã cứu cả hai Mẹ con tôi.

Người Mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt và nói tiếp:

- Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm.

Nghe đến đây, cậu bé đã chạy nhanh về phía Mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu ôm lấy Mẹ và cảm nhận sự hy sinh to lớn mà Mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay Mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

(Nguồn: https://voh.com.vn/song-dep/truyen-ngan-ve-me-431752.html)

Câu 1 (1,0 điểm) Nêu đề tài của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “phụ huynh”  trong câu “Một cậu bé mời Mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.”

Câu 3 (1,0 điểm) Nếu em là nhân vật cậu bé trong truyện trên, sau khi nghe câu chuyện về chiếc sẹo của mẹ, em sẽ nói câu gì với mẹ?

Câu 4 (1,0 điểm) Chi tiết cuối truyện ngắn “Cậu nắm chặt tay Mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời” gợi cho em suy nghĩ gì?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Ở lớp em, có một bộ phận học sinh thường xuyên không làm nhiệm vụ vệ sinh trực nhật. Em có suy nghĩ và đề xuất cách giải quyết như thế nào?

Câu 2 (4,0 điểm) Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

1

Câu chuyện viết về sự hi sinh của mẹ dành cho con là vô cùng.

0,5 điểm

2

Phụ huynh: “phụ” là cha, “huynh” là anh. Phụ huynh có nghĩa là cha anh, là bậc cha mẹ, anh chị; là người có trách nhiệm trong gia đình đối với việc giáo dục con em.

0,5 điểm

3

HS tự đặt mình vào tình hướng truyện để bộc lộ tình cảm của bản thân qua một câu nói.

1,0 điểm

4

HS tự nêu ý kiến của mình bằng một đoạn văn ngắn

1,0 điểm

Viết

1

Ở lớp em, có một bộ phận học sinh thường xuyên không làm nhiệm vụ vệ sinh trực nhật. Em có suy nghĩ và đề xuất cách giải quyết như thế nào?

2,0 điểm

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25 điểm

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

a. Suy nghĩ về tình trạng này:

- Gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường học tập chung.

- Thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm và kỷ luật.

- Tạo gánh nặng cho những học sinh khác, gây bất công trong việc chia sẻ nhiệm vụ.

b. Đề xuất cách giải quyết:

- Nâng cao ý thức: Giáo viên và lớp trưởng nhắc nhở, giải thích về tầm quan trọng của vệ sinh chung.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá: Thường xuyên kiểm tra kết quả trực nhật, thưởng phạt phân minh để tạo động lực.

- Luân phiên chia nhóm công bằng: Đảm bảo tất cả học sinh đều tham gia trực nhật, chia công việc hợp lý để tránh tình trạng lười biếng.

- Khen thưởng, động viên: Khen ngợi các học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ, khuyến khích tinh thần tập thể.

1,5 điểm

Có sự sáng tạo trong cách viết.

0,25 điểm

2

Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.

4,0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài làm cơ sở cho phần thân bài và kết bài: mẹ là người tuyệt vời nhất và ý nghĩa từ câu chuyện; từ đó tạo không khí cho người đọc với vấn đề cần nêu.

2. Thân bài

- Tóm tắt nội dung ý nghĩa truyện “Tình mẹ”: Cậu bé cảm thấy xấu hổ vì mẹ của cậu có vết sẹo lớn trên khuôn mặt của bà. Mãi đến lúc nghe được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo, cậu biết vết sẹo ấy của mẹ là do cứu cậu trong một trận hoả hoạn. Cậu đã khóc và ôm lấy mẹ không muốn rời.

Câu chuyện cho thấy sự hi sinh của mẹ dành cho con lớn lao, vô bờ…đồng tình với nhận định trên.

- HS chỉ ra những chi tiết đặc sắc về nội dung:

+ Cậu bé xấu hổ khi mẹ nhận lời đi họp

+ Mọi người chú ý bà vì sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên

+ Câu chuyện về vết sẹo

+ Cậu hiểu ra tất cả và thay đổi cảm xúc, thái độ đối với mẹ

- HS chỉ ra những chi tiết đặc sắc về nghệ thuật:

+ Ngôi kể thứ ba làm cho câu chuyện được kể khách quan

+ Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ mộc mạc…

+ Nghệ thuật xây dựng tình huống: Thắt, mở nút bất ngờ: thắt nút: vết sẹo to xấu xí;  mở nút: nguyên nhân gây nên vết sẹo.

- Người mẹ và cậu bé trong truyện ngắn “Tình mẹ” là một minh chứng đầy đủ cho nhận định “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.”

- Ý nghĩa của nhận định

- Rút ra bài học ý nghĩa từ câu chuyện: Khi hiểu được ngọn nguồn của vấn đề, chúng ta sẽ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương nhiều hơn…

3. Kết bài

- Khát quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.

- Nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm và nhận định.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

* Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học