10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

VỤ TRỘM KHO BÁNH

- Hin-tơ, tới trụ sở liền được không? Oa-lây-ết nói qua điện thoại. - Tôi biết đang là tối thứ bảy và ông thích ở với vợ con. Nhưng tôi đang gặp một chuyện nát óc mà chắc giỏi suy luận như ông cũng chưa chắc giải nổi. - Ông thanh tra rên rỉ.

- Được rồi, nếu chuyện không quan trọng thì ông đâu có kêu. Tôi tới liền. Nếu hên thì mình sẽ giải quyết xong kịp giờ cho tôi về với món rô-ti của bà xã trong lò. – Tay bác sĩ đáp.

Oa-lây-ết đón Hin-tơ ngay cổng đồn cảnh sát và dẫn ông ta vào phòng thẩm vấn, nơi Hen-ry Oắt-man đang ngồi bồn chồn bẻ đốt ngón tay.

- Ông có nghe vụ trộm kho bánh tối qua không? - Oa-lây-ết hỏi. - Có đứa đột nhập và chở đi toàn bộ kho trứng để làm nhân bánh. Ông Oắt-man đây là bảo vệ nhà kho, giữ ca trực đêm qua. Tôi vừa lấy lời khai của ông ta xong.

- Như ông thanh tra vừa nói, Oắt-man lên tiếng, nhà kho bị đột nhập ngay ca trực của tôi tối qua. Tôi không hay biết gì vì lúc đó tôi bỏ đi uống cà phê, nhưng

khi từ quán cà phê trở về, tôi thấy một trong những tay đã làm vụ này. Đó là Giôn Ô-hen-ry, thẳng đó vừa bị đuổi việc mấy bữa trước. Tôi thấy nó đang chuồn đi với mấy cái thùng. Trăng tròn nên tôi thấy rõ lắm. Nó còn có một đồng bọn nữa, nhưng thằng đó quay lưng về phía ánh trăng nên tôi không nhìn rõ mặt. Tôi nghi thằng Ô-hen-ry muốn trả thù vì bị đuổi việc. Cũng may, Trung thu là chủ nhật vừa rồi, nếu không là có biết bao nhiêu tiệm bánh khiếu nại vì không có bánh bán.

- Chuyện rắc rối là ở chỗ - Oa-lây-ết nói sau khi ông bảo vệ được cho về - cái gã Ô-hen-ry đó lại có bằng chứng ngoại phạm. Chiều nay tôi mới thẩm vấn nó. Nó khai cả buổi tối ở nhà với vợ coi phim Titanic. Con vợ làm chứng cho nó. Thằng cha chủ tiệm cho thuê băng đĩa cũng xác nhận có cho nó thuê đĩa phim đó.

- Ông suy ra được cái gì không?

- Tôi suy ra là tôi thừa sức về nhà để kịp ăn món rô-ti với vợ tôi. - Hin-tơ nói, ông khỏi phải ưu tư về tay Ô-hen-ry nữa. Cứ hỏi lại cha Oắt-man xem cha làm gì lúc bỏ vị trí nhiệm sở đi uống cà phê. Nếu Trung thu đã qua vào tuần trước thì làm sao còn trăng tròn cho tay bảo vệ nhìn rõ mặt Ô-hen-ry?

(Jack Christone, Tuyển tập truyện hình sự, Nhà xuất bản văn học)

Câu 1 (0,5 điểm) Đâu là lí do viên thanh tra mời bác Hin-tơ phá án? Và đâu là sai lầm của viên thanh tra khiến vụ án đi vào bế tắc?

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định chi tiết mấu chốt trong lời khai của Hen-ry Oắt-man để bác sĩ Hin-tơ phá án thành công?

Câu 3 (1,0 điểm) Tài năng phá án của bác sĩ Hin-tơ được thể hiện như thế nào trong câu chuyện?

Câu 4 (1,0 điểm) Nêu ít nhất 2 điểm khác biệt trong truyện trên so với các truyện trinh thám khác em thường đọc.

Câu 5 (1,0 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau:

Vùng phấn bay

Hình như ... thầy chẳng khác xưa

Ba lăm năm trước ... thầy đưa qua đò

Dòng sông kiến thức sóng xô

Mỏng manh trang vở học trò trắng tinh

Em cầm cây bút đời mình

Thầy cầm phấn trắng chắp tình quê hương

Đất trời trang trải mấy phương

Nắng, mưa, sương, gió ... biết thương đời thầy

Sông bao nhiêu nước ... sông gầy

Cánh đồng gieo chữ ... đợi ngày hoa non

Bao nhiêu viên phấn đã mòn

Bao nhiêu giáo án chẳng còn trẻ trung

Nước trôi về nẻo vô cùng

Thương thầy ở lại một vùng phấn bay.

Trang trời xanh thẳm hôm nay

Phấn xưa đã kết thành mây trắng đầu

Sông đời bất chợt nông, sâu

Nhớ thầy em bắc chiếc cầu chữ Tâm.

(Phi Tuyết Ba, theo https://www.thivien.net/)

* Chú thích:

Nhà thơ Phi Tuyết Ba sinh năm 1946 tại Quảng Bình, còn có bút danh khác là Nhật Lệ, Phước An. Bà là nhà giáo, nhà thơ có đề tài sáng tác phong phú, trong đó có nhiều sáng tác về đồng nghiệp, học trò. Thơ Phi Tuyết Ba đa phần đậm tính triết lý, giàu liên tưởng và có sức khái quát cao. Phi Tuyết Ba là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Câu 2 (4,0 điểm) Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

1

- Lí do viên thanh tra mời bác Hin-tơ phá án: Vì bác sĩ Hin-tơ là người giỏi suy luận.

- Sai lầm của viên thanh tra khiến vụ án đi vào bế tắc: Đã bỏ sót nghi phạm của vụ án.

0,5 điểm

2

Chi tiết mấu chốt trong lời khai của Hen-ry Oắt-man để bác sĩ Hin-tơ phá án thành công: Hen-ry Oắt-man đã khai thấy rõ mặt kẻ trộm kho bánh dưới ánh trăng tròn.

0,5 điểm

3

Tài năng phá án của bác sĩ Hin-tơ được thể hiện: Phá án dựa trên mâu thuẫn trong lời khai của người báo án.

1,0 điểm

4

Nêu ít nhất 2 điểm khác biệt trong truyện trên so với các truyện trinh thám khác em thường đọc:

+ Việc phá án không được tiến hành ở hiện trường vụ án.

+ Có nhân vật thanh tra - người phá án nhưng việc phá án lại thực hiện bởi 1 nhân vật khác.

+ Phá án chỉ dựa vào 1 chi tiết trong lời khai của kẻ gây án.

+ …

1,0 điểm

5

Bài học:

+ Cần phải rèn luyện khả năng quan sát và suy luận.

+ Xem xét thấu đáo sự việc, chi tiết dù là nhỏ nhất.

+ Khi gặp vấn đề nan giải cần kiên nhẫn tìm cách giải quyết.

+ …

1,0 điểm

Viết

1

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Vùng phấn bay của Phi Tuyết Ba.

2,0 điểm

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25 điểm

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của bài thơ:

+ Luận điểm 1: Nỗi xúc động trào dâng của nhà thơ khi về thăm thầy cũ.

+ Luận điểm 2: Tình thương yêu, quý trọng dành cho thầy và lời tự hứa của nhà thơ luôn khắc ghi lời thầy đã dạy.

+ Luận điểm 3: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Đánh giá chung và khẳng định giá trị bài thơ.

1,5 điểm

Có sự sáng tạo trong cách viết.

0,25 điểm

2

Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.

4,0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

- Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0, 25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là từ sự cho đi.

- Nêu nhận định chung về giá trị của sự cho đi trong cuộc sống

2. Thân bài:

a) Giải thích khái niệm cho đi:

- Cho đi là hành động chia sẻ vật chất, tinh thần, kiến thức hoặc tình cảm với người khác mà không mong nhận lại điều gì.

- Đó có thể là sự giúp đỡ về tài chính, thời gian, sự quan tâm hay lòng trắc ẩn.

b) Ý nghĩa của sự cho đi:

- Với người nhận: Nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều kiện vượt qua khó khăn hoặc cải thiện cuộc sống.

- Với người cho: Cho đi mang lại niềm vui, hạnh phúc và cảm giác ý nghĩa trong cuộc sống. Hành động này giúp họ rèn luyện lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và nhân ái.

- Với xã hội: Khi mọi người biết chia sẻ và cho đi, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn. Những giá trị như tình yêu thương, sự gắn kết sẽ được lan tỏa, xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững và văn minh.

c) Lợi ích từ việc cho đi:

- Cho đi giúp tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết tình cảm giữa con người với nhau.

- Cho đi làm giảm bớt những khoảng cách xã hội, xoa dịu nỗi đau, đem lại niềm tin cho những người khó khăn.

- Khi cho đi, bản thân cũng cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn, làm phong phú đời sống tinh thần.

d) Phê phán lối sống ích kỷ, chỉ biết nhận lại:

- Những người chỉ biết sống cho bản thân, chỉ nhận mà không biết cho đi thường rơi vào trạng thái cô đơn, thiếu kết nối với mọi người xung quanh.

- Lối sống ích kỷ làm suy giảm các giá trị đạo đức, gây ra sự chia rẽ, mâu thuẫn trong xã hội.

e) Minh họa qua các ví dụ thực tế:

- Các cá nhân, tổ chức từ thiện đóng góp tài sản, thời gian để giúp đỡ những người khó khăn.

- Những người trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

- Tình huống người giàu cho đi không chỉ là tiền bạc mà còn là cơ hội, việc làm, giúp người khác vươn lên.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của sự cho đi: Không chỉ là sự giúp đỡ mà còn là cách để tìm thấy hạnh phúc đích thực.

- Kêu gọi mỗi người hãy biết cho đi nhiều hơn để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Ngữ văn 9 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học