10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)
Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
BÍ MẬT LÂU ĐÀI CỔ SHOSCOMBE
(Lược trích một phần: Một hôm, Mason, một huấn luyện viên ngựa ở công viên Shoscombe đến tìm Holmes nhờ giúp đỡ. Chủ của ông là Robert, người có đam mê đua ngựa, sống nhờ trong lâu đài cổ Shoscombe của người chị gái - phu nhân Phalder. Phu nhân rất thương em trai, ngày ngày khi đi dạo, phu nhân sẽ ghé để thăm ngựa và động viên em. Robert đặt cược tất cả gia tài vào con Hoàng tử, thậm chí cắm cả lâu đài Shoscombe cho các chủ nợ Do Thái. Khoảng 1 tuần nay phu nhân không ghé thăm chuồng ngựa dù thỉnh thoảng bà vẫn đi dạo trên xe ngựa, Robert cáu gắt dẫn con chó giống quý hiếm của chị tới cho lão Barnes, chủ quán ăn “Con Rồng Xanh” . Đêm đêm lão còn xuống hầm mộ gần lâu đài hàng tiếng đồng hồ. Qua theo dõi, Mason còn thấy trong hầm mộ có bộ xương khô. Holmes và cộng sự đã tới Shoscombe, trọ và tìm cách tiếp cận lão Barnes)
Sau khi ông chủ quán rời chúng tôi, Holmes nói với tôi:
- Trong tay chúng ta chỉ có vài lá bài, Watson à. Ván bài này không phải dễ chơi đâu. Nhưng trong một hai ngày, chúng ta có thể tìm ra đầu mối. Tôi tin rằng ngài Robert vẫn còn ở Luân Đôn. Tôi đề nghị tối nay chúng ta chui vào vùng cấm địa. Có vài chi tiết tôi muốn rà soát lại.
- Anh có giả thiết rồi à?
- Sơ sơ như vầy, Watson à. Một chuyện đã xảy ra cách đây khoảng tám ngày, làm xáo trộn sinh hoạt tại lâu đài Shoscombe. Chuyện gì à? Này, hãy xét lại người em chấm dứt việc thăm viếng người chị tật nguyền, ông ấy tống khứ con chó mà bà chị cưng. Con chó thuộc quyền sở hữu của bà ấy, Watson! Anh có thấy gì lạ không?
- Thù vặt thôi?
- Có thể. Hoặc là... ờ... tôi lại thấy... Ta hãy nghiên cứu lại tình hình. Từ lúc cãi lộn cứ tạm cho là có đi, mệnh phụ đổi thói quen, ở mãi trong phòng, có ra đi thì không ghé thăm chuồng ngựa nữa, rõ ràng nhất là đâm ra uống rượu. Nào, khớp nhau trăm phần trăm chưa.
- Còn chuyện ở nhà mồ...
- À còn cái nhà mồ dưới đất! Giả thiết rằng... đó là giả thiết động trời rằng... Ngài Robert thanh toán chị ruột mình?
- Chuyện gì động trời vậy?
- Đành rằng, ngài thuộc thế gia vọng tộc. Nhưng trong một đàn cừu, biết đâu lại chẳng có một con chiên ghẻ... Anh có ý kiến gì, Watson?
- Một khi mà anh chọn giả thiết kinh khiếp như vậy thì chuyện gì lại không được? - Tôi định làm một thí nghiệm nhỏ vào ngày mai, Watson à.
Khoảng một hai giờ, chúng tôi đi dạo một vòng và anh xin được chủ quán cho dẫn theo con chó tinh khôn.
- Đây là vùng tử địa - Holmes nói. Khi chúng tôi tới trước cái cổng hai lớp song sắt có gắn huy hiệu của một dòng họ quý tộc.- Ông Barnes có cho biết, khoảng 12 giờ, bà mệnh phụ sẽ dùng ngựa đi dạo, và khi tới cổng, xe phải chạy chậm để chờ mở cổng. Xe chạy chậm lại, ngựa đi từng bước. Nhờ đó tôi có thể quan sát kỹ người trên xe. Một thiếu phụ trẻ, thân hình đều đặn, tóc vàng, ngồi bên trái. Bên phải là một bà lão, khăn choàng che khuất mặt và tai. Chắc chắn là một bà lão tật nguyền. Khi xe ra đường cái tôi ra hiệu lệnh. Xà ích ngừng xe lại. Tôi hỏi thăm ngài Robert.
Cùng lúc đó, Holmes rời nơi ẩn nấp, thả con chó trung thành ra. Con vật vui mừng, sủa vang, leo lên xe. Trong nháy mắt, nguồn vui cuống cuồng của nó biến thành sự thịnh nộ đằng đằng sát khí, nó muốn xẻ tà áo bà lão.
- Cho chạy, cho chạy - Một giọng cứng cỏi ra lệnh.
Ngựa ăn roi, chiếc xe phóng đi nhanh. Hai chúng tôi còn lại trên lộ.
- Thấy chưa Watson, kế sách của ta tốt đẹp - Holmes nói lớn và cột con chó lại - Nó lầm tưởng là chủ nó, nhưng nó phát hiện người nào khác.
Chó chưa khi nào lầm.
- Tiếng ra lệnh cho xe chạy là tiếng đàn ông - Tôi nói lớn. Ta có thêm một lá bài mạnh trong tay. Nhưng còn phải đổ mồ hôi nữa.
- Đúng thế.
(Lược phần cuối: Holmes và Watson được Ma-sơn bí mật đưa xuống hầm mộ. Holmes phát hiện trong 1 hòm cổ có xác một người mới mất. Vừa lúc đó, Robert đi xuống, biết mọi chuyện đã bại lộ, hắn đành kể hết cho Holmes nghe về cái chết của người chị, hắn không giết bà mà chỉ là giấu nhẹm cái chết của bà vì sợ bọn chủ nợ đến đòi và tịch thu con Hoàng tử. Lão có nhân chứng là hai vợ chồng người nữ hầu của bà chị. Hôm bàn giao vụ việc cho cảnh sát, cuối cùng, Robert thắng giải đua, trả hết nợ nần, lo tang lễ chu đáo cho người chị).
(Theo A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Thám tử Sherlock Holmes, Toàn tập, Tập 2, NXB Hồng Đức, 2019, tr 564-581)
Câu 1 (0,5 điểm) Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Bí mật lâu đài cổ Shoscombe, hãy xác định địa điểm xảy ra vụ án.
Câu 2 (0,5 điểm) Đặc điểm hệ thống nhân vật của thể loại truyện trinh thám được thể hiện như thế nào trong văn bản Bí mật lâu đài cổ shoscombe?
Câu 3 (1,0 điểm) Trong văn bản, dựa vào đâu mà Holmes phán đoán người đi dạo hàng ngày trên xe ngựa không phải là phu nhân Phalder? Bằng cách nào Holmes đã phát hiện ra chân tướng sự việc? Qua đó, em thấy được những năng lực nào của Holmes?
Câu 4 (1,0 điểm) Em hiểu câu nói: Nhưng trong một đàn cừu, biết đâu lại chẳng có một con chiên ghẻ như thế nào?
Câu 5 (1,0 điểm) Trong cuộc sống, đôi khi có những sự thật bị che giấu, để tìm ra sự thật, chúng ta cần có những phẩm chất gì?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau:
MẸ ƠI
Thềm rêu thầm giữ dấu chân
Vách thầm giữ bóng
Chăn thầm giữ hơi
Chiều, con mắt lệ đầy vơi
Giọt dài giọt vắn
Mẹ ơi, khóc thầm
Xưa hai đôi đũa một mâm
Giờ hai đôi đũa... con cầm một đôi
Còn một đôi đũa mồ côi
Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn
(Theo Nguyễn Ngọc Hưng, 65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2022, tr.51)
Câu 2 (4,0 điểm) Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Đọc hiểu |
1 |
Vụ án xảy ra ở: lâu đài cổ Shoscombe, gần công viên Shoscombe. |
0,5 điểm |
2 |
Đặc điểm hệ thống nhân vật của thể loại truyện trinh thám: - Có các nhân vật đặc trưng của truyện trinh thám: thám tử Holmes, người báo án là Mason, nghi phạm là Robert. - Trong đó, nhân vật chính là thám tử Sherlock Holmes. |
0,5 điểm |
|
3 |
- Holmes phán đoán dựa vào các chi tiết sau trong lời kể của Mason: + Người em chấm dứt việc thăm viếng người chị tật nguyền, ông ấy tống khứ con chó mà bà chị cưng. Con chó thuộc quyền sở hữu của bà ấy. + Mệnh phụ đổi thói quen, ở mãi trong phòng, có ra đi thì không ghé thăm chuồng ngựa nữa, đâm ra uống rượu. - Để phát hiện ra chân tướng sự việc, Holmes đã dùng cách sau: Holmes mượn con chó của lâu đài chặn xe ngựa chở phu nhân đi dạo và kiểm chứng người ngồi trong xe không phải chủ nhân của nó. Kẻ giả danh phu nhân đã phải lên tiếng để ra lệnh cho xe chạy. - Qua đó, em thấy được những năng lực của Holmes: Là người có óc phán đoán, suy luận rất lo-gíc; Là người rất thông minh. |
1,0 điểm |
|
4 |
Câu nói Nhưng trong một đàn cừu, biết đâu lại chẳng có một con chiên ghẻ được hiểu là: - Đây là câu nói của Holmes với người cộng sự khi nhắc đến Robert - nghi can trong vụ việc ông đang giải quyết. + Robert dù thuộc dòng dõi quý tộc cao quý, nhưng vẫn có thể chính là kẻ dám làm ra những chuyện xấu xa. + Qua đó thể hiện sự phán đoán tinh nhạy, sự suy luận rất lo-gíc và mắt nhìn người đầy kinh nghiệm của Holmes. |
1,0 điểm |
|
5 |
Trong cuộc sống, đôi khi có những sự thật bị che giấu, để tìm ra sự thật, chúng ta cần có những phẩm chất: - Có lòng trung thực, tôn trọng sự thật và khao khát tìm kiếm sự thật; - Có lòng dũng cảm, dám đối mặt với thử thách khó khăn để tìm ra sự thật; đối diện với sự thật. - Không vì vật chất, tình cảm hay sự đe doạ mà che giấu sự thật, bao biện sự dối trá. - Biết nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, thậm chí là cảnh sát. - Cần có óc phán đoán, suy luận lo-gíc, có căn cứ... |
1,0 điểm |
|
Viết |
1 |
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Mẹ ơi! của Nguyễn Ngọc Hưng. |
2,0 điểm |
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,25 điểm |
||
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Hình ảnh người mẹ: Mẹ được khắc họa qua những nét giản dị, tần tảo, luôn hy sinh vì con cái, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến. - Tâm trạng người con: Qua những lời thơ, người con bày tỏ sự yêu thương, biết ơn và hối tiếc khi nhận ra công lao thầm lặng của mẹ. Cảm xúc của người con trong bài thơ rất chân thật và sâu sắc. - Nghệ thuật: Nguyễn Ngọc Hưng sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng đầy cảm xúc, giúp người đọc dễ dàng đồng cảm. Những hình ảnh thơ quen thuộc, gợi nhớ về cuộc sống đời thường của mẹ con. Nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm rãi như một lời tâm sự, tri ân của người con với mẹ. |
1,5 điểm |
||
Có sự sáng tạo trong cách viết. |
0,25 điểm |
||
2 |
Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay. |
4,0 điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn - Học sinh biết tạo lập văn bản đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,25 điểm |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay. |
0,25 điểm |
||
c. Triển khai vấn đề - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là từ sự cho đi. - Nêu nhận định chung về giá trị của sự cho đi trong cuộc sống. 2. Thân bài: a) Giải thích khái niệm cho đi: - Cho đi là hành động chia sẻ vật chất, tinh thần, kiến thức hoặc tình cảm với người khác mà không mong nhận lại điều gì. - Đó có thể là sự giúp đỡ về tài chính, thời gian, sự quan tâm hay lòng trắc ẩn. b) Ý nghĩa của sự cho đi: - Với người nhận: Nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ, tạo điều kiện vượt qua khó khăn hoặc cải thiện cuộc sống. - Với người cho: Cho đi mang lại niềm vui, hạnh phúc và cảm giác ý nghĩa trong cuộc sống. Hành động này giúp họ rèn luyện lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và nhân ái. - Với xã hội: Khi mọi người biết chia sẻ và cho đi, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn. Những giá trị như tình yêu thương, sự gắn kết sẽ được lan tỏa, xây dựng một cộng đồng phát triển bền vững và văn minh. c) Lợi ích từ việc cho đi: - Cho đi giúp tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết tình cảm giữa con người với nhau. - Cho đi làm giảm bớt những khoảng cách xã hội, xoa dịu nỗi đau, đem lại niềm tin cho những người khó khăn. - Khi cho đi, bản thân cũng cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn, làm phong phú đời sống tinh thần. d) Phê phán lối sống ích kỷ, chỉ biết nhận lại: - Những người chỉ biết sống cho bản thân, chỉ nhận mà không biết cho đi thường rơi vào trạng thái cô đơn, thiếu kết nối với mọi người xung quanh. - Lối sống ích kỷ làm suy giảm các giá trị đạo đức, gây ra sự chia rẽ, mâu thuẫn trong xã hội. e) Minh họa qua các ví dụ thực tế: - Các cá nhân, tổ chức từ thiện đóng góp tài sản, thời gian để giúp đỡ những người khó khăn. - Những người trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. - Tình huống người giàu cho đi không chỉ là tiền bạc mà còn là cơ hội, việc làm, giúp người khác vươn lên. 3. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của sự cho đi: Không chỉ là sự giúp đỡ mà còn là cách để tìm thấy hạnh phúc đích thực. - Kêu gọi mỗi người hãy biết cho đi nhiều hơn để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. |
3,0 điểm |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,25 điểm |
||
e. Sáng tạo - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
0,25 điểm |
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao,. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)