Top 100 Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 9 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.
Xem thử Đề thi GK1 Văn 9 Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 Xem thử Đề thi GK2 Văn 9
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Ngữ văn 9 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Ngữ văn 9 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Ngữ văn 9 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi Ngữ văn 9 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Ngữ văn 9 cả ba sách:
- Top 30 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 có đáp án
- Top 30 Đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 1 có đáp án
- Top 30 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 2 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
HƠI ẤM Ổ RƠM
(Nguyễn Duy)
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Câu 4 (1,0 điểm) Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 5 (1,0 điểm) Bài học sâu sắc nhất em nhận được qua bài thơ trên là gì?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy.
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: “Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình?”
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN GÃ TRÀ ĐỒNG GIÁNG SINH
(Trà đồng giáng đản lục)
Dương Đức Công tên là Tạc, người phủ Thường Tín xứ Sơn Nam. Dưới triều vua Huệ Tông nhà Lý, ông làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các vụ án đều được công bằng. Vì sự nhân từ phúc hậu, người thời bấy giờ gọi là Đức công. Năm 50 tuổi, Đức công vẫn không có con trai, chợt bị ốm nặng rồi chết, hồi lâu lại tỉnh bảo với mọi người rằng:
- Ta vừa đến một chỗ thành đèn vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía hữu, thấy có những cửa đỏ biển son. Vén áo đi vào cửa này thì thấy san sát những tòa rộng dẫy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở bên một cái án, đưa mắt cho viên chức kia bảo lấy sổ son của họ Dương ra xem, một lát hai vị cùng nhìn nhau bảo rằng:
- Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm. Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên Thượng đế.
Bèn truyền cho Đức công hẵng xuống tạm nghỉ ở cái hành lang phía đông. Chừng độ nửa ngày, hai vị ấy lại sai dẫn Đức công vào, bảo rằng:
- Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi minh minh không biết gì đến.
Đoạn sai viên chức kia dẫn về. Khi ra khỏi cửa, Dương hỏi rằng:
- Chẳng hay đây là dinh tòa nào? Ai là chủ trương và coi giữ công việc gì?
Viên chức ấy nói:
- Đây là một tòa trong 24 tòa ở Phong Đô; phàm người mới chết đều phải qua cả. Người nào tên ghi ở sổ son, may ra còn có khi sống mà về được, chứ đã tên ghi sổ mực thì chẳng còn có mong gì. Nếu ông không phải là người xưa nay hết lòng làm việc thiện thì cũng khó bề thoát được.
Bèn cùng nhau chia tay từ biệt, rồi ông bừng tỉnh như một giấc chiêm bao.
Bà vợ cũng nói là đêm qua lúc cuối canh một, có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, lòng bỗng thấy rung động. Rồi bà có mang đủ ngày tháng sinh ra được một cậu con trai, đặt tên cho là Thiên Tích. Tính Thiên Tích thích uống trà lắm, thường tự ví mình như Lư Đồng Lục Vũ đời xưa. Song thiên tư lỗi lạc, học vấn rộng rãi, phàm sách vở văn chương cổ kim, không cái gì là không thông thuộc. Đức công mừng mà rằng:
- Thế là ta có dòng giống rồi!
Bèn chuyên đem những nghĩa lý chân chính dạy con. Sau đó 24 năm, ông mắc bệnh mà mất, Thiên Tích thương xót rất mực; xa gần ai nấy đều cảm động.
(Nguyễn Dữ, in trong Truyền kỳ Mạn lục, NXB Văn học)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Trong câu chuyện trên, nhân vật Đức Công được khắc họa ở những không gian nào? Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của không gian trong truyện truyền kì?
Câu 3 (1,0 điểm) Truyện có yếu tố kì ảo nào? Yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?
Câu 4 (1,0 điểm) Tìm ba từ Hán Việt có yếu tố “nhân” được dùng với nghĩa như trong từ “nhân từ”. Giải nghĩa các từ đó?
Câu 5 (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em rút ra được những bài học ý nghĩa gì cho bản thân?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Ngày nay “sống xanh” không đơn thuần chỉ là một lối sống mà đang dần trở thành yêu cầu cấp thiết của xã hội. Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến của em về quan điểm “sống xanh”.
Câu 2 (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích ngữ liệu ở phần đọc hiểu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: phút
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
MỘT VỤ TRẢ THÙ
(Tóm tắt: Ông Xuân Quý là một cảnh sát về hưu, trên chuyến tàu đi thăm bạn cũ tình cờ ông gặp lại ba người đã từng bị ông bắt giữ và phải ngồi tù khi ông còn công tác: Văn Hùng - vốn làm giám đốc một công ty, hiện làm nhân viên kĩ thuật trên tàu; Hạnh Xuân - một phụ nữ trước đây chuyên trộm cắp; Hùng Thuận - một tay xã hội đen. Khi tàu đi qua đường hầm, ở một khúc cua, ông Xuân Quý bị đánh bất ngờ từ phía sau băng chiếc mỏ lết của nhân viên kĩ thuật trên tàu, gục ngã trên vũng máu trong nhà vệ sinh. Thế Anh - một cảnh sát điều tra nổi tiếng tình cờ cũng có mặt trên tàu và ra tay phá án trong khi chờ cảnh sát địa phương đến ...)
[ ... ] Thế Anh nhìn thấy một vết xước ở cổ tay phải của Văn Hùng, liền hỏi:
- Tại sao ông có vết xước này?
- Lúc nãy tôi có vào phòng vệ sinh, do đã uống một chút rượu, tôi trượt chân ngã nên có vết xước này.
Thế Anh gật đầu, quay sang hỏi Hùng Thuận:
- Còn anh, anh đã ở đâu?
- Tôi ở trong toa viết thư cho bạn gái. - Hùng Thuận trả lời và chìa ra một bức thư viết dở, với các dòng chữ ngay ngắn. Liếc qua lá thư, Thế Anh gật đầu. Anh lại quay sang hỏi Hạnh Xuân:
- Còn cô, cô đã ở đâu vậy?
- Tôi cũng ở trong toa của mình suốt thời gian đó - Hạnh Xuân khai - Tôi đang ngồi sơn móng tay.
Hạnh Xuân nói xong, bối rối thọc tay vào túi áo, Thế Anh kịp nhận thấy có một vết ướt ở váy của cô ta. Giữa vết ướt là một vệt màu đỏ còn chưa sạch sau khi được xả nước và gột rửa vội vàng.
- Tôi đã biết ai là hung thủ, đó là một trong ba người này!
Chậm rãi và nghiêm túc, anh nói tiếp:
- Vết thương ở cổ tay Văn Hùng đúng như ông ta đã khai, trong nhà vệ sinh tôi thấy một vết trượt, chính là chỗ ông Xuân Quý nằm lên. Như vậy, ông Văn Hùng đã vào nhà vệ sinh trước đó. Hơn nữa, hộp đồ nghề của ông ấy đúng là để ở cuối toa tàu, ai cũng có thể lấy đi dụng cụ. Ông ấy không phải thủ phạm.
Dừng một giây, anh nói tiếp:
- Cô Hạnh Xuân đang sơn móng tay, theo tôi nhận thấy, khi tàu đi vào vòng cung eo biển và qua hầm, do độ nghiêng của tàu và bóng tối, cô ấy đã sơn lệch làm móng bị loang, và còn bị rớt sơn lên váy, cô ấy vội đi rửa nhưng chưa sạch, vì móng sơn bị loang lổ nên cô ấy đã xấu hổ phải giấu tay mình đi.
[ ... ] Thế Anh đanh giọng:
- Đây mới chính là hung thủ thực sự, không ai ngồi trên tàu lúc đi qua eo biển bị nghiêng và khi tàu đi qua hầm đường bộ với ánh sáng le lói lại có thể viết thư với những dòng chữ ngay ngắn cả. Đó là một lá thư đã có từ trước đó được mang ra bằng chứng ngoại phạm mà thôi.
Hùng Thuận biến sắc, vội vọt ra cửa để chạy trốn, rất nhanh, công an đã kip
khống chế, tra còng số 8 vào tay hắn. Trước khi bị giải đi, hắn còn lẩm bẩm:
- Lão già đáng chết! Chính vì lão mà tao đã phải bóc lịch suốt 5 năm! [ ... ]
(Theo Nguyễn Quốc Khánh - Kiều Bắc - Nguyễn Thị Hoa, Hướng dẫn Viết nói nghe các dạng làm văn 9, NXB ĐHQG Hà Nội, 2024)
Câu 1 (0,5 điểm) Bối cảnh vụ án xảy ra ở đâu? Kẻ gây án đã tấn công ông Xuân Quý vào thời gian nào?
Câu 2 (0,5 điểm) Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Vì sao cả 3 nhân vật Văn Hùng, Hạnh Xuân, Hùng Thuận đều là nghi phạm của vụ án?
Câu 3 (1,0 điểm) Chi tiết nào không được điều tra viên Thế Anh để ý khi phá án? Khả năng đặc biệt của Thế Anh khi điều tra và phá án là gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Thế Anh trong câu chuyện (viết 5-7 câu)
Câu 5 (1,0 điểm) Em rút ra được abif học gì từ câu chuyện trên?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ sau:
Trong hầm Điện Biên
Một vỏ đạn cắm mấy cành hoa,
Một bức tranh tre làng rợp bóng,
Một bi đông đựng đầy nước nóng,
Một ván cờ bỏ dở năm im,
Một cái ca xòe cánh đôi chim,
Một phong thư chữ em nắn nót,
Một tia nắng ghé vào trong suốt.
Vạn trái bom không phá nổi
bình yên!
(Phác Văn, Điện Biên 5/1954, theo https://www.thivien.net/)
* Chú thích:
Phác Văn (1932 - 1996) tên thật là Nguyễn Văn Phác, quê xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, trợ lý văn hóa Cục Tư tưởng - Văn hóa thuộc Tổng cục Chính trị. Bài thơ Trong hầm Điện Biên được tác giả sáng tác trong thời gian tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 2 (4,0 điểm) Hạnh phúc không đến từ việc nhận lại mà là sự cho đi. Viết bài văn nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.
Tham khảo đề thi Ngữ văn 9 bộ sách khác có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)