Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Giữa kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung kiến thức Văn 9 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện. Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

a. Ý tưởng, thông điệp của văn bản

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết.

Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng xử,...) được gửi gắm trong văn bản.

2. Quá trình hình thành ý tưởng, thông điệp của văn bản

Thông thường, từ ý tưởng ban đầu, người viết sẽ phát triển thành thông điệp, qua đó tác động đến suy nghĩ, hành động của người đọc. 

b. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

2. Tác dụng

Khi đọc văn bản, việc liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung (bao gồm ý tưởng và thông điệp) của văn bản.

c. Truyện trinh thám

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án. Dựa vào những manh mối ban đầu, người điều tra (thám tử, cảnh sát,...) từng bước khám phá sự thật.

2. Nội dung

Truyện phải có: (1) một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt; (2) một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám tử và/ hoặc nhân vật bị tình nghi là thủ phạm.

3. Không gian

Không gian trong truyện trinh thám là nơi diễn ra hoặc lưu giữ các manh mối về vụ án (dấu vết, tung tích của tội phạm, của nạn nhân hoặc những người liên quan,...). Đó cũng là không gian diễn ra các hoạt động điều tra, khám phá những sự thật về vụ án. 

4. Thời gian

Thời gian trong truyện trinh thám là thời gian diễn ra các hoạt động điều tra, từ lúc khởi đầu cuộc điều tra cho đến khi các nhà điều tra chính thức đưa ra bằng chứng, những phân tích, lí giải thuyết phục và kết luận về vụ án. Thời gian này thường có giới hạn trong một vài tuần hoặc vài ngày, thậm chí vài giờ. Điều này mang lại những thách thức cho nhân vật chính trong quá trình khám phá vụ án.

5. Cốt truyện, sự kiện

Cốt truyện của truyện trinh thám xoay quanh quá trình điều tra, làm sáng tỏ vụ án. Những bí mật về thủ phạm được giữ kín đến cùng, tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo

6. Chi tiết

Chi tiết trong truyện trinh thám là loại chi tiết gắn với các tình huống có tác dụng gợi mở phán đoán đối với hoạt động điều tra. Mỗi chi tiết ấy như một bằng chứng hoặc một manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.

7. Nhân vật

- Truyện trinh thám thường có những kiểu nhân vật quen thuộc: kẻ gây án giấu mặt, nạn nhân, cảnh sát, thám tử,... 

- Nhân vật chính là thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư) - người có kĩ thuật điều tra vượt trội, đồng thời có khả năng quan sát tinh tường, khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén.

8. Lời người kể chuyện

Trong truyện trinh thám, lời của người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất) gồm lời kể, miêu tả, phân tích, bình luận thường được kết hợp với lời của các nhân vật khác, nhất là lời của nhân vật thám tử, nhằm tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn quá trình điều tra, khám phá vụ án.

9. Lời đối thoại

Lời đối thoại trong truyện trinh thám thường góp phần mở ra các manh mối cho cuộc điều tra.

10. Lời độc thoại nội tâm

Lời độc thoại nội tâm trong truyện trinh thám được sử dụng nhằm thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật, nhất là nhân vật thám tử.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 9 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau:

[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.

(Thương còn không hết..., ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32)

Thực hiện những yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề ơn nghĩa sinh thành?

Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?

Câu 4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?

Bài tập 2. Đọc ngữ liệu sau:

NỖI ĐAU THƯỞ TRƯỚC

(Trích Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)

Thuở nô lệ, thân ta nước mất

Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm

Một đời đau suốt trăm năm

Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao!

Giặc cướp hết, non cao biển rộng

Cướp cả tên nòi giống tổ tiên

Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền

Non sông một khúc ruột liền chia ba

Lũ bán nước lột da dân nước

Tan mồ cha cũng rước voi giày

Máu đà nhúng đỏ bàn tay

Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!

Ôi nhớ những năm nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.

Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ

Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu

Bán thân đổi mấy đồng xu

Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

Kiếp người cơm vãi cơm rơi

Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!

*

….

Chín năm kháng chiến thánh thần

Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn!

Một dân tộc hai bàn tay trắng

Đồng tâm là chiến thắng thành công

Dân ta gan dạ anh hùng:

Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn

Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc

Tay chém thù, tay sắc như gươm!

Củ khoai, củ sắn thay cơm

Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng

Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát

Trông trời cao mà mát tâm can

* Chú thích:

- Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành ( (1920 - 2002) quê gốc ở làng Phủ Lại thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một nhà thơ tiêu biểu thơ Cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ Cách mạng lão thành.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản Nỗi đau thuở trước.

Câu 2. Xác định bố cục, nội dung của từng đoạn trong văn bản Nỗi đau thuở trước.

Câu 3. Nỗi đau thuở trước đã tái hiện cảnh ngộ nào của đất nước? Hãy phân tích một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu làm rõ cảnh ngộ đó.

Câu 4. Đoạn thơ cuối có vai trò như thế nào đối với văn bản? Từ đó nhận xét mạch – cảm xúc, chủ để, bức thông điệp của văn bản Nỗi đau thuở trước.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học