Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Giữa kì 2.
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Nội dung kiến thức Văn 9 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
1. Văn bản:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
a. Truyện trinh thám
Các yếu tố |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Truyện trinh thám là loại tác phẩm truyện viết về quá trình điều tra vụ án, thường có những sự việc bí ẩn, bất ngờ. Quá trình phá án của người điều tra dựa trên yếu tố quan trọng là sự suy luận lô-gíc. Vụ án thường được làm sáng tỏ ở phần kết thúc truyện. Hiện nay, thể loại truyện trinh thám có vị trí quan trọng trong đời sống văn học. |
2. Không gian |
Không gian của truyện trinh thám là không gian hiện trường - nơi xảy ra vụ án, cũng là nơi người điều tra nghiên cứu để tìm thủ phạm. - Các vụ án có thể diễn ra ở những không gian rộng (khu rừng, hang động, góc phố,...) hoặc không gian nhỏ hẹp (căn phòng, bàn ăn,...). - Không gian hiện trường được khắc hoạ chi tiết, cụ thể và gắn liền với dấu hiệu bằng chứng phạm tội. |
3. Thời gian |
Thời gian trong truyện trinh thám thường được giới thiệu ở phần đầu tác phẩm với thông tin cụ thể về tháng, năm hay tình huống mà người điều tra tiếp nhận vụ án. => Tác dụng: Tạo nên tính chân thực cho câu chuyện. - Truyện trinh thám thường xây dựng tình huống người điều tra chịu áp lực chạy đua với thời gian để tìm ra kẻ phạm tội. Điều này tạo ra sự căng thẳng, hấp dẫn cho người đọc đồng thời cho thấy tài năng của người điều tra. |
4. Cốt truyện |
- Cốt truyện trong truyện trinh thám gồm một chuỗi sự kiện mà sự kiện trung tâm là vụ án và hành trình phá án của người điều tra. - Tác phẩm thường bắt đầu bằng một bí ẩn được đặt ra - thực chất là một vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết dường như không thể giải thích được; sau đó là hành trình giải mã của người điều tra và cuối cùng bí ẩn được làm sáng tỏ. |
5. Hệ thống nhân vật |
Hệ thống nhân vật trong truyện trinh thám thường gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm. - Người điều tra là nhân vật chính trong tác phẩm, có thể là nhà điều tra chuyên nghiệp như thám tử, cảnh sát, thanh tra,... hoặc nhà điều tra nghiệp dư. Người điều tra trong truyện trinh thám có tố chất đặc biệt. Đó là sự dũng cảm, ưa mạo hiểm, vốn kiến thức phong phú, trí thông minh vượt trội, tài quan sát và suy luận,... đặc biệt là phẩm chất trung thực, luôn đặt sự thật lên trên hết nhằm bảo vệ lẽ phải và công lí. |
6. Các chi tiết |
Truyện trinh thám có những chi tiết thể hiện sự bí ẩn, li kì của vụ án và những bất ngờ của cuộc điều tra. - Những chi tiết về khung cảnh, không gian, thời gian xảy ra sự việc; chân dung, cử chỉ, hành động, lời nói,... của nhân vật thường có dấu hiệu của bằng chứng hoặc manh mối quan trọng trong quá trình điều tra. |
7. Ngôi kể |
Câu chuyện trong truyện trinh thám được kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. - Ở ngôi thứ nhất, câu chuyện thường được kể lại qua lời của người điều tra hoặc lời một người bạn của người điều tra - nhân vật chứng kiến toàn bộ quá trình giải mã vụ án. Điều này giúp câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin, bất ngờ và kịch tính hơn. |
b. Thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ là những thể thơ được xác định dựa vào số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Các dòng thơ thường được ngắt nhịp một cách linh hoạt. |
2. Đặc điểm chung |
Bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ có số lượng dòng không hạn chế; có thể chia khổ hoặc không; thường sử dụng vần chân, gieo vần liền hoặc vần cách. |
c. Thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm “Phân biệt thông tin khác quan và ý kiến chủ quan” |
Phân biệt thông tin khách quan và ý kiến chủ quan của người viết là yêu cầu quan trọng đối với việc đọc hiểu văn bản nghị luận. Nó giúp người đọc kiểm tra, đánh giá được độ tin cậy, thuyết phục của lập luận và từng bước phát triển tư duy phản biện. |
2. Cách phân biệt |
Thông tin khách quan thường được thể hiện ở dạng bản tin, số liệu thống kê, phát hiện của các nhà nghiên cứu, kết quả thí nghiệm,... |
Ý kiến chủ quan thường được đánh dấu bằng những cách diễn đạt như: tôi nghĩ, tôi tin, tôi cảm thấy, theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần,..; hoặc các từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận xét như: thích, ghét, thú vị, rất đáng ghi nhận, thật sự có giá trị,... |
................................
................................
................................
Các dạng bài Văn 9 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Đọc – hiểu
Bài tập 1. Đọc kĩ ngữ liệu sau:
Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào… Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông buốt giá Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào…
Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón Mẹ biết con đang bận rộn bao điều… Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều…
Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh, Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi... Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi... |
Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp, Mọi thứ đủ dùng… Mẫu tử tình sâu… Mẹ còn sống thì con còn được bé, Thấu điều này, phải tới những ngày sau…
Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết, Những ngày đời, con ạ, rất mau qua… Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi, Tuyết ngập trời… mả chả thấy ai thưa… (Gọi cho mẹ tuần một lần cũng được, thơ Alelasjitsuke, Hồng Thanh Quang dịch, Báo Giáo dục và Thời đại, https://giaoducthoidai.vn/goi-cho-me-tuan-mot-lan-cung-duoc-post584844.html, 18/2/2022) |
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Trong bài thơ, chủ thể trữ tình có những mong muốn gì?
Câu 2. Nêu ít nhất hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ in đậm và cho biết tác dụng của của việc sử dụng những cặp từ trái nghĩa này.
Câu 3. Nêu thông điệp em nhận được từ bài thơ trên.
Câu 4. Tưởng tượng em là người con được nói đến trong bài thơ, hãy viết khoảng 3 - 5 dòng để trả lời người mẹ của mình.
Bài tập 2. Đọc kĩ ngữ liệu sau:
LẼ SỐNG CỦA THANH NIÊN, SINH VIÊN
(1) Đỉnh núi cao không dành cho những người hèn nhát và lười vận động, đỉnh tri thức không có chỗ cho kẻ chỉ rong chơi. Nếu không có sự miệt mài, tìm tòi khám phá và dốc lòng cho những đam mê thì làm sao có một Edison vĩ đại và bóng đèn chiếu sáng hôm nay. Đi đến tận cùng đam mê là điều không dễ, vì có lúc tuổi trẻ nóng vội, khao khát nhanh chóng thành công nên vội vàng đốt cháy giai đoạn khiến những dự định trở thành dang dở. Giữ được lửa nhiệt huyết trong tâm hồn và kiên trì trong ý nghĩ đúng là điều rất quan trọng. Nếu cháy bùng lên rồi vụt tắt thì đó chỉ là một ánh sao băng giữa thiên hà vô tận.
(2) Đừng sợ! Nỗi sợ hãi sẽ giết chết mọi manh nha của bao ý nghĩ táo bạo, và sợ hãi sẽ là ngục tù của trí tuệ. Khi cái đầu vẫn bị đóng khung trong giới hạn thì ý tưởng có chăng cũng chỉ dừng lại những cái đã có rồi. Tự do chỉ có được khi nắm được và dự báo được quy luật, ý tưởng tốt đẹp phải được nảy mầm từ những khát khao chính đáng, mọi mơ hồ cùng lắm là ánh trăng suông. Nếu mải miết trên đất liền và lo cuồng phong, bão tố thì làm sao Chiristopher Columbus có cuộc phiêu lưu để tìm ra châu Mĩ bao la?
(3) Đất mãi mãi là đất, rừng mãi mãi là rừng, biển cả bao la vẫn quanh năm sóng vỗ, phố xá vẫn quen từng bước chân về. Ta nghĩ gì và làm gì trên đất, ta nghĩ gì để rừng mãi xanh tươi, ta nghĩ gì để biển khơi không chỉ đem về tôm cá mà cả những vần thơ làm dịu mát tâm hồn? Vẫn là đất, vẫn là rừng, vẫn là biển cả, vẫn là phố xưa nhưng no ấm đủ đầy? Phải làm sao? Các bạn hãy dành nhiều thời gian để nghĩ về điều đó và ra tay vì năm tháng chẳng đợi chờ, tuổi xuân trôi qua nhanh lắm.
(Trích Những lời chia sẻ, Nguyễn Văn Minh, NXB Đại học Sư phạm, 2023, tr.239-240)
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Theo tác giả, nỗi sợ hãi có tác hại gì?
Câu 2. Để tăng sức thuyết phục cho lập luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
Câu 3. Những câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn văn (3) có tác dụng gì?
Câu 4. Theo em, thế hệ trẻ cần làm gì để tạo dựng một cuộc sống no ấm đủ đầy cho bản thân và có đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng?
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)