17 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu 17 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Kết nối tri thức

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Chân trời sáng tạo

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Cánh diều

Xem thử

Điển tích, điển cố lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Điển tích, điển cố là gì?

1. Điển tích

- Khái niệm: là những tích truyện xưa, đây thường là những câu chuyện kể về những người anh hùng, những tấm gương hiếu thảo, chính trực, đạo đức hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử; những câu thơ, câu văn cổ xưa kinh điển xuất hiện trong các tác phẩm ...

- Ví dụ: 

Trong câu:

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào

(Nguyễn Trãi)

+ Điển tích (in đậm) lấy ý từ một truyện xưa bên Trung Quốc: “Có một vị chỉ huy khéo dùng binh. Nhân có người dâng một vò rượu ngon, ông liền cho hoà vò rượu đó vào nước sông để mội người cùng uống khiến quân sĩ cảm động, đồng lòng đánh giặc.”

2. Điển cố

- Khái niệm: là những chuyện xưa tích cũ lấy trong văn hóa xưa nay của nhân loại. Đó có thể là tên một câu chuyện, tên một vùng đất hay tên nhân vật, hoặc một hình tượng văn học đầy chất thơ hay đậm chất bi, chất hài chứa đựng bao triết lý sâu xa về cuộc sống muôn màu muôn vẻ...

- Ví dụ: 

“Trong câu thơ: “Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê. 

(Nguyễn Du)

+ Điển cố (in đậm) được dẫn lại từ Kinh thi (ca dao cổ Trung Quốc): “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không trông thấy mặt lâu bằng ba mùa thu – ba năm). 

II. Nhận biết điển tích, điển cố

- Đằng sau điển tích, điển cố là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

III. Tác dụng của điển cố, điển tích

- Làm phong phú ngôn ngữ: Tạo ra sự đa dạng và phong phú cho cách diễn đạt.

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm: Giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về sự vật, hiện tượng được miêu tả.

- Tăng sức biểu cảm: Thể hiện rõ nét tình cảm, cảm xúc của người viết.

- Nâng cao giá trị thẩm mỹ của văn bản: Làm cho văn bản trở nên uyên bác, sang trọng hơn.

- Tạo ra sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại: Giúp người đọc hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc.

IV. Một số điển cố hay trong văn học

Một số điển cố trong văn học:

- “Ba thu” trong Truyện Kiều.

- "Dời củi khỏi bếp tranh" xuất phát từ bài thơ "Dạ Tạ" của Đỗ Phủ.

- "Nén kẻ quyền thần": "Phạt Trụ diệt Khương" trong "Sử ký".

- "Thải bớt kẻ nhũng lạm":"Trừ gian diệt bạo" trong "Sử ký".

- "Cổ động Nho phong":"Nhân nghĩa lễ trí tín" trong "Tứ thư".

- "Mở đường cho người nói thẳng":"Can gián" trong "Sử ký".

-

V. Bài tập về điển tích, điển cố

Bài 1. Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:

a.

Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

b.  

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ kkhông?

Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gần trăm cuối, bạc nhìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là, […]”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Điển tích, điển cố trong các câu:

a. chữ hùm, Nguyễn Du dùng để chỉ phong thái của người anh hùng Từ Hải. Nói về sự uy nghi của một phiên tòa báo ân báo oán đang được mở, mà Kiều và Từ Hải là chủ tọa.

b. Điển cố: Sâm, Thương: tức là để chỉ sao Sâm và sao Thương. Qua đó, để chỉ tình cảm cách biệt, không bao giờ có thể gặp nhau.

Bài 2. Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời: 

- Các điển tích, điển cố: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ.

- Tác dụng của các điển tích trên: Ca ngợi tấm lòng chung thủy, son sắt của Vũ Nương. Sống thì nuôi con chờ chồng, chết vẫn giữ lòng trong sáng, thủy chung, trước sau như một.

Bài 3. Hãy phân tích ý nghĩa của điển tích: nước cành dương, mạc cưa mướp đắng, mắt xanh.

Trả lời:

nước cành dương

mạc cưa mướp đắng

mắt xanh

-Tính lịch sử: có người nước Thiên Trúc tên là Trừng rất giỏi các phép chữa bệnh của nhà Phật. Thạch Lộc nghe tiếng, mời đến chữa bệnh cho con đang ốm nặng. Trừng lấy cành dương nhúng vào nước trong rẩy lên mình người bệnh. Người bệnh tỉnh và sống lại.

-Tính biểu trưng: điển tích này dùng để chỉ nước phép chữa được bệnh.

-Tính lịch sử: có người lấy mạc cưa giả làm cám đem đi bán. Người ấy lại gặp một người khác lấy mướp đắng gỉa làm dưa chuột. Hai bên mua bán cho nhau

- Tính biểu tượng: điển tích này dùng để chỉ phường bịp bợm.

Tính lịch sử: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh 9lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắn g của mắt).

Tính biểu trưng: thể hiện lòng quý trọng của chủ thể đối với một người nào đó.

Bài 4. Viết đoạn văn ( khoảng 12 - 15 câu) kể lại câu chuyện đã đọc, có sử dụng điển tích điển cố. Chú thích rõ.

Trả lời:

Một buổi chiều mùa thu, khi ánh nắng dịu dàng chiếu qua những tán lá, cô gái Thúy Kiều ngồi bên dòng sông Tiền Đường, nhớ về người yêu cũ là Kim Trọng. Tình yêu của họ đẹp như đôi chim sẻ, nhưng số phận éo le đã khiến Kiều phải chịu cảnh lưu lạc, xa cách người thương. Như câu chuyện "Ngưu Lang - Chức Nữ", họ tưởng chừng không bao giờ gặp lại, nhưng lòng thủy chung của Kiều vẫn luôn hướng về Kim Trọng.
Khi ngày hội ngộ đến, Kiều đã dành cả trái tim cho Kim Trọng, tựa như chiếc cầu tình yêu bắc qua sông, nối liền hai bờ hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc ấy lại bị thử thách bởi sự ghen tuông của nhà Đề Thám, khiến Kiều một lần nữa phải đối mặt với khổ đau. Giữa cơn bão tố của cuộc đời, Kiều nhớ lại lời dạy của người xưa: "Đời người như một bức tranh," và bất cứ ai cũng phải tự tô màu cho cuộc sống của mình. Cuối cùng, với niềm tin và hy vọng, Kiều quyết định không đầu hàng số phận, như truyền thuyết về nàng tiên cá, người đã chiến đấu để tìm lại tình yêu thực sự của mình. Nhìn về phương xa, cô thầm ước: "Hạnh phúc sẽ trở lại...", và trái tim đầy cơn sóng ngược lại nhịp đập yêu thương.

- Điển tích: Ngưu Lang - Chức Nữ, truyền thuyết về nàng tiên cá.

Bài 5. Sưu tầm một số điển tích, điển cố mà em biết

Trả lời:

- Điển cố: Ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ trong Chuyện người con gái Nam Xương.

- Điển cố “Ba thu” trong Truyện Kiều.

- Điển cố "Dời củi khỏi bếp tranh" xuất phát từ bài thơ "Dạ Tạ" của Đỗ Phủ.

- …

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 sách mới. Để mua tài liệu, mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm Đề thi & Bài tập lớp 9 hay khác:

Xem thêm Giáo án lớp 9 các môn học chuẩn khác:

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt các lớp hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học